7. Cấu trúc của Luận văn
2.3.5. Hỗ trợ và huy động nguồn lực phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi
chăn nuôi
Xác định là một địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong nguồn lực PC DBTCN, UBND huyện và các xã đã quan tâm huy động nguồn lực để PC DBTCN. Trên cơ sở nguồn lực của ngân sách địa phương, UBND huyện và các xã đã tranh thủ sự hỗ trợ từ nguồn lực của cấp trên; lồng ghép từ các
chương trình, dự án khác; nguồn lực của các tổ chức tín dụng và đặc biệt là đã quan tâm tuyên truyền, vận động để huy động nguồn lực xã hội hóa trong nhân dân. Bên cạnh việc huy động nguồn lực, UBND huyện và các xã đã hết sức quan tâm đến công tác phân bổ nguồn lực để khai thác tối đa hiệu quả sử
95% 5%
Đã tập huấn Chưa tập huấn
dụng nguồn lực, đã thường xuyên tiến hành rà soát, đánh giá xây dựng kế
hoạch sử dụng nguồn lực một cách hài hòa, hợp lý giữa các nhiệm vụ, nội
dung nào làm trước, nội dung nào có thể triển khai sau, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhằm phát huy tối đa nguồn lực huy động được.
- Giai đoạn 2010 - 2015: toàn huyện đã huy động được 155,751 tỷđồng từ các nguồn, bao gồm: ngân sách Trung ương 10,926 tỷđồng, ngân sách tỉnh 11,450 tỷ đồng, ngân sách huyện 3,026 tỷđồng, ngân sách xã 3,749 tỷ đồng, vốn lồng ghép từ các chương trình dự án 21,099 tỷ đồng, vốn tín dụng 46,843 tỷ đồng, vốn hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp 8,910 tỷ đồng và vốn huy
động nhân dân 8,721 tỷđồng.
- Giai đoạn 2016 - đến nay, toàn huyện đã huy động 177,648 tỷđồng từ
các nguồn, bao gồm: ngân sách Trung ương 12,048 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 17,169 tỷ đồng, ngân sách huyện 8,473 tỷđồng, ngân sách xã 8,325 tỷ đồng, vốn lồng ghép từ các chương trình dự án 31,585 tỷ đồng, vốn tín dụng 81,828 tỷ đồng, vốn hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp 17,273 tỷđồng và vốn huy
động nhân dân 4,947 tỷđồng.
Ước lũy kế đến hết năm 2019, toàn huyện huy động được 193,215 tỷ đồng từ các nguồn, bao gồm: ngân sách trung ương 19,403 tỷđồng, ngân sách tỉnh 18,069 tỷ đồng, ngân sách huyện 9,473 tỷ đồng, ngân sách xã 10,415 tỷ đồng, vốn lồng ghép từ các chương trình dự án 30,885 tỷđồng, vốn tín dụng 86,228 tỷ đồng, vốn hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp 12,193 tỷđồng và vốn huy động nhân dân 5,549 tỷđồng.
Bảng 2.1. Số liệu huy động vốn trong
phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi
ĐVT: tỉđồng
Nguồn vốn
Giai đoạn Tỉ lệ
tăng/giảm 2011 - 2015 2016 - 2020
Ngân sách Trung ương 10,265 127,048 Tăng 16,28%
Ngân sách tỉnh 114,508 177,169 Tăng 54,72%
Ngân sách huyện 30,260 89,473 Tăng 195,68%
Ngân sách xã 37,497 85,325 Tăng 127,55
Vốn lồng ghép các chương trình 21,997 30,585 Tăng 42,93%
Vốn tín dụng 46,436 83,828 Tăng 77,58%
Tổ chức, doanh nghiệp 8,103 11,273 Tăng 31,62%
Vốn huy động nhân dân 8,213 4,947 Giảm 51,90%
Tổng cộng 115,751 177,648 Tăng 53,29%
Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm PC DBTCN
Qua bảng tổng hợp số liệu huy động nguồn lực PC DBTCN, có thể
thấy được vai trò của cơ quan QLNN các cấp đã có sự quyết liệt, tích cực trong việc tập trung, tăng cường nguồn lực để PC DBTCN. Các cấp chính quyền đã tập trung nguồn lực, vận động xã hội, cộng động dân cư và người
dân để tập trung PC DBTCN, nhất là trong giai đoạn 2016 đến nay, trong đó
cấp huyện tăng gần 200% và cấp xã tăng gần 130% kinh phí triển khai
Nguồn vốn ngân sách huyện giai đoạn 2016-2019 tăng 195% và nguồn vốn ngân sách xã giai đoạn 2016-2019 tăng 127,5% so với giai đoạn 2010-
2015, do đây là giai đoạn nước rút, toàn huyện phải tập trung đầu tư để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện chương trình PC DBTCN. Đồng thời, trong
giai đoạn này còn một số tiêu chí cứng (chủ yếu là các tiêu chí về hạ tầng, chuồng trại,…) cần nguồn vốn đầu tư lớn nên phải huy động tối đa nguồn vốn ngân sách huyện, xã.
Nguồn vốn nhân dân đóng góp giai đoạn 2016-2019 giảm 51% so với
giai đoạn 2010-2015, do nguồn vốn nhân dân đóng góp chủ yếu để cùng với nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước đầu tư các hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và chăn nuôi : công tác tiêu độc khử trùng, thực hiện giám sát dịch bệnh, xây dựng mạng lưới thú y cơ sở, mua vaccine tiêm phòng theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm; đối với nguồn vốn này được huy động mạnh
trong giai đoạn đầu triển khai thực hiện chương trình (2010-2015) vừa nhằm
đẩy mạnh hiệu quả trong công tác tuyên truyền, vận động, vừa nâng cao vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện chương trình PC DBTCN. Đối với
giai đoạn sau (2016-2019), nguồn vốn chủ yếu tập trung để đầu tư các công
trình, hạng mục có quy mô và tổng mức đầu tư lớn (hạ tầng chăn nuôi,
chuồng trại…) vượt khả năng huy động đóng góp của nhân dân nên phải huy
động và sử dụng nguồn vốn đầu tư tập trung của Ngân sách nhà nước.
Nguồn vốn tín dụng giai đoạn 2016-2019 tăng 77,56% so với giai đoạn 2010-2015, đây là giai đoạn phải tập trung huy động nguồn vốn tín dụng để đầu tư đẩy mạnh phát triển sản xuất, chăn nuôi (lúc này hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, chăn nuôi đã được đầu tư cơ bản đồng bộ và hoàn thiện ở giai đoạn đầu) nhằm nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo để thực hiện đạt 02 tiêu chí còn lại là: thu nhập và hộ nghèo.
Qua phân tích ở trên cho thấy, việc điều tiết nguồn vốn đầu tư của UBND huyện Hoài Ân trong triển khai thực hiện Chương trình PC DBTCN rất phù hợp với lộ trình và từng giai đoạn cụ thể. Giai đoạn đầu (2010-2015), tập trung huy động mạnh nguồn vốn đóng góp của nhân dân (nguồn nội lực
trong nhân dân) để đầu tư thực hiện các nội dung, các công trình, hạng mục thiết yếu nhất nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất, chăn nuôi: tiêu chí dễ thực hiện trước, khó sau. Giai đoạn sau (2016-2019), tập trung huy động nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn tín dụng để thực hiện các tiêu chí khó, cần nguồn vốn
đầu tư lớn nhằm tạo nước rút để vềđích.