Quy định về nội dung, hình thức công khai, minh bạch tài sản, thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công khai minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan hành chính nhà nước ở việt nam (Trang 61 - 67)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1.3.Quy định về nội dung, hình thức công khai, minh bạch tài sản, thu

nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan hành chính nhà nước

Nội dung công khai, minh bạch tài sản, thu nhập là những nội dung về tài sản, thu nhập phải kê khai theo mẫu được pháp luật quy định: Nghị định số 78/2013/NĐ-CP giữ nguyên hầu hết quy định trước đây về tài sản, thu nhập phải kê khai vì đã phù hợp với quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, để khắc phục những vướng mắc trong việc xác định tài sản, thu nhập khi kê khai; tăng cường kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập, nhất là đối với những tài sản thuộc diện Nhà nước quản lý (phải đăng ký sử dụng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận), Nghị định quy định phải kê khai cả các khoản tiền cho vay, tiền gửi các cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài; tổng thu nhập trong năm; ô tô, mô tô, xe máy, tầu, thuyền và những động sản khác mà Nhà nước quản lý có tổng giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên. Nghị định tiếp tục quy định phải kê khai các khoản nợ phải trả, nhằm bảo đảm sự minh bạch về nguồn của tài sản đã kê khai.

Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc kê khai, công khai, đơn giản hóa các thủ tục không cần thiết, Nghị định quy định thống nhất 01 Mẫu Bản kê khai tài sản, thu nhập cho mọi đối tượng phải kê khai, lược bỏ Mẫu Bản kê khai lần đầu và Mẫu Bản kê khai bổ sung

Vấn đề công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai được quy định tại Điều 46a, Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi năm 2012; Nghị định số 78/2013/NĐ-CP của Chính phủ về minh bạch tài sản,

thu nhập (từ Điều 13 đến Điều 16); và Thông tư số 08/2013/TT-TTCP hướng dẫn thi hành quy định về minh bạch tài sản (từ Điều 7 đến Điều 10).

Theo khoản 2, Điều 3 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập, công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập là việc công bố thông tin trong bản kê khai tài sản, thu nhập bằng những hình thức được quy định tại các văn bản pháp luật. Pháp luật quy định về công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc. Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp cụ thể, như phục vụ cho việc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội... mà bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai còn phải được công khai tại hội nghị cử tri, kỳ họp hoặc đại hội đại biểu theo quy định của các cơ quan, tổ chức này.

Về nguyên tắc, bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai được công khai với toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc. Để bảo đảm sự công khai, minh bạch của việc kê khai tài sản, thu nhập, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ công chức bằng một trong hai hình thức công bố tại cuộc họp hoặc niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc công khai tại cuộc họp chỉ được áp dụng với một nhóm người có nghĩa vụ kê khai nhất định nhằm phù hợp với chủ trương về lấy phiếu tín nhiệm đối với một số chức danh lãnh đạo, quản lý (Quy định số 165 QĐ/TW ngày 18/02/2013 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21/11/2012 của Quốc hội khóa XIII). Về cơ bản, quy định pháp luật của Việt Nam về minh bạch tài sản, thu nhập phù hợp với yêu cầu nêu tại khoản 5, Điều 52, Công ước Liên Hợp quốc về Chống tham nhũng. Theo đó mỗi

quốc gia thành viên sẽ xem xét việc thiết lập, căn cứ vào pháp luật quốc gia, hệ thống công khai tài chính hiệu quả đối với nhóm công chức nhất định.

Một điểm mới quan trọng trong việc minh bạch tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai thể hiện tinh thần quyết tâm và nghiêm túc trong phòng, chống tham nhũng là công khai giải trình tài sản tăng thêm nhằm nâng cao khả năng phát hiện tham nhũng thông qua việc kiểm soát biến động về tài sản và nguy cơ xung đột lợi ích của người có nghĩa vụ kê khai. Theo đó, trong bản kê khai tài sản, người có nghĩa vụ kê khai phải giải trình về nguồn gốc phần tài sản tăng thêm bên cạnh việc làm rõ mọi biến động về tài sản của mình có trong kỳ kê khai. Việc quy định này và được công khai trong bản kê khai tài sản, thu nhập phản ánh một bước hoàn thiện pháp luật của Việt Nam theo yêu cầu của Công ước Liên Hợp quốc về Chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên.

2.1.1.4. Quy định về giải trình và xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan hành chính nhà nước

Nhằm công khai, minh bạch tài sản thu nhập, việc giải trình và xác minh tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai là thực sự cần thiết và vấn đề này được quy định tại Điều 46b, Điều 47, Điều 47a, Điều 48 Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2012; từ Điều 16 đến Điều 27 của Nghị định số 78/2013/NĐ-CP và từ Điều 11 đến Điều 26 của Thông tư số 08/2013/TT-TTCP.

- Quy định về giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm

Việc giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm là bắt buộc và được thực hiện ngay trong bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai. Thông tư số 08/2013/TT-TTCP có những hướng dẫn cụ thể về biến động tài sản, thu nhập phải kê khai, giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm, cụ thể:

- Các loại nhà ở, công trình xây dựng, các quyền sử dụng đất khi tăng, giảm về số lượng, diện tích hoặc thay đổi về cấp nhà, công trình, loại đất so với kỳ kê khai trước đó.

- Các loại tài sản dưới đây có tăng, giảm về số lượng hoặc thay đổi về chủng loại với mức giá trị tăng, giảm mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên so với kỳ kê khai trước đó, bao gồm:

+ Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên.

+ Ô tô, mô tô, xe gắn máy, xe máy (máy ủi, máy xúc, các loại xe máy khác), tầu thủy, tầu bay, thuyền và những động sản khác mà Nhà nước quản lý (theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký) có tổng giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.

+ Kim loại quý, đá quý, cổ phiếu, vốn góp vào các cơ sở kinh doanh, các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác có tổng giá trị quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.

+ Các loại tài sản khác mà giá trị quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên như cây cảnh, bộ bàn ghế, tranh, ảnh, đồ mỹ nghệ,…

+ Tài sản, tài khoản ở nước ngoài gồm tất cả tài sản nêu trên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.

+ Các khoản nợ gồm các khoản phải trả, giá trị các tài sản quản lý hộ, giữ hộ có tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên.

- Kỳ kê khai để xác định biến động tài sản và giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm được xác định như sau: đối với lần kê khai đầu tiên được xác định từ ngày 01 tháng 01 năm đó đến ngày kê khai; lần kê khai thứ hai trở đi được xác định từ ngày kê khai của kỳ kê khai liền kề trước đó đến ngày kê khai.

Giải trình việc kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Giải trình về việc kê khai là làm rõ về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các thông tin đã kê khai trong Bản kê khai.

Mục đích của việc yêu cầu giải trình việc kê khai tài sản, thu nhập là ngoài việc yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai làm rõ tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các thông tin đã kê khai trong bản kê khai tài sản, thu nhập, thì việc giải trình của người có nghĩa vụ kê khai là cơ sở cho việc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có ra quyết định xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai hay không.

Nghị định số 78/2013/NĐ-CP quy định: Khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 47 Luật Phòng, chống tham nhũng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải có văn bản yêu cầu người dự kiến được xác minh giải trình rõ việc kê khai tài sản, thu nhập của mình.

Thông tư số 08/2013/TT-TTCP cũng hướng dẫn cụ thể về nội dung này như sau: Trước khi ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập, Người có thẩm quyền quyết định xác minh phải có văn bản yêu cầu người dự kiến được xác minh tài sản, thu nhập giải trình một phần hoặc toàn bộ nội dung đã kê khai trong Bản kê khai.

Về thời hạn thực hiện yêu cầu giải trình việc kê khai tài sản, thu nhập: Nghị định số 78/2013/NĐ-CP và Thông tư số 08/2013/TT-TTCP đều quy định trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu giải trình việc kê khai tài sản, thu nhập thì người dự kiến được xác minh tài sản, thu nhập phải có văn bản giải trình.

- Quy định về xác minh tài sản, thu nhập

Pháp luật quy định về căn cứ xác minh tài sản và trên cơ sở đó để người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức có nghĩa vụ kê khai tài

sản chủ động ra quyết định xác minh tài sản. Theo đó, căn cứ xác minh tài sản bao gồm khi có tố cáo về việc không trung thực trong kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai; khi xét thấy cần có thêm thông tin phục vụ cho việc bầu cử, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, bãi nhiệm hoặc kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai; khi có căn cứ cho rằng việc giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm không hợp lý; khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để xác minh, làm rõ về hành vi hoặc trách nhiệm của người có nghĩa vụ kê khai.

Trên cơ sở phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức, pháp luật hiện nay quy định rõ, cụ thể về cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xác minh phù hợp với từng nhóm đối tượng do cấp ủy đảng quản lý, không do cấp ủy đảng quản lý và công tác tại các cơ quan của Đảng, tại các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan khác của Nhà nước, cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội. Việc quy định về thẩm quyền yêu cầu xác minh tài sản như vậy được cho là nhằm bảo đảm việc kê khai và xác minh tài sản thực sự trở thành một biện pháp phát hiện và xử lý tham nhũng có hiệu quả.

Để tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ cho quá trình tiến hành xác minh, pháp luật đã quy định nội dung quyết định xác minh; thời hạn xác minh; cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xác minh là các cơ quan, tổ chức, đơn vị có chức năng thanh tra, kiểm tra, quản lý nhân sự. Nội dung xác minh tài sản, thu nhập là tính trung thực, chính xác, đầy đủ của những thông tin trong Bản kê khai tài sản, thu nhập của người được xác minh. Pháp luật cũng đã quy định về hoạt động xác minh tài sản, thu nhập; quyền hạn, trách nhiệm của người xác minh; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan; nội dung báo cáo kết quả xác minh và kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập.

việc; tại hội nghị cử tri nơi người được xác minh ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân; tại kỳ họp hoặc Đại hội, nơi người được xác minh được đề cử để bầu, phê chuẩn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công khai minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan hành chính nhà nước ở việt nam (Trang 61 - 67)