Thực trạng thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch tài sản, thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công khai minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan hành chính nhà nước ở việt nam (Trang 83)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.Thực trạng thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch tài sản, thu

sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan hành chính nhà nước

2.2.1. K t quả đạt được

Thời gian qua, kết quả thực hiện công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn được thể hiện qua việc kê khai và công khai tài sản thu nhập với những tiến bộ rõ rệt qua từng năm và dần đi vào nền nếp; có tác động tích cực đến nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, của cán bộ, công chức về trách nhiệm minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Sau hơn 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, việc thực hiện công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn đã góp phần quan trọng vào công tác phòng ngừa tham nhũng. Theo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, từ năm 2007 đến nay, các bộ, ngành địa phương đã tích cực triển khai thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập. Trong vài năm đầu, việc thực hiện còn chưa đồng đều, có nơi chậm triển khai thực hiện, có nơi gặp vướng mắc, khó khăn do nhận thức của các cấp, các ngành chưa nhất quán, chưa thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này; thời gian về sau với sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp, các ngành, quy định của pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập đã được bổ sung, hoàn thiện. Cùng với việc tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng nên việc kê khai tài sản đã có tiến bộ rõ rệt và dần đi vào nền nếp. Đến nay tỷ lệ kê khai tài sản, thu nhập

đúng thời hạn đã đạt 99,5%, công khai đạt tỷ lệ 98,3%. Một số năm gần đây, việc kê khai đã đi vào thực chất, hiệu quả hơn, cụ thể như sau:

- Trong năm 2013 [1]: phần lớn người thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập đã thực hiện kê khai theo hướng dẫn (đạt 99,18%); số bản kê khai tài sản, thu nhập được công khai khá cao (đạt 96,8%); chế độ thông tin, báo cáo về minh bạch tài sản thu nhập đã có tiến bộ so với các năm trước đây.

Số người đã kê khai tài sản, thu nhập trong năm: 944.425 người; đạt tỷ lệ 99,18% so với số người phải kê khai (giảm 0,2% so với năm 2012), vì việc kê khai năm này bắt đầu được thực hiện theo Nghị định số 78/2013/NĐ-CP và Thông tư 08/2013/TT-TTCP nên danh mục người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập có một số thay đổi, một số đối tượng thuộc diện phải kê khai chuyển công tác khác, một số nghỉ hưu…

Số người chậm kê khai tài sản, thu nhập trong năm: 7.753 người (phần lớn những người chậm kê khai do đi học nước ngoài, xa cơ quan dài ngày, mắc bệnh hiểm nghèo);

Các cơ quan, đơn vị đã xây dựng kế hoạch công khai, lựa chọn hình thức công khai, phạm vi công khai bản kê khai tài sản, thu nhập. Đồng thời có biên bản kết thúc việc công khai, lập và nộp báo cáo theo quy định. Cụ thể như sau: + Số bản kê khai đã công khai: 914.245 bản; đạt tỷ lệ 96,8% so với số bản đã kê khai (tăng 37,4% so với năm 2012).

+ Số bản kê khai đã công khai theo hình thức niêm yết: 297.264 bản; đạt tỷ lệ 32,5% so với số bản đã công khai.

+ Số bản kê khai đã công khai theo hình công bố tại cuộc họp: 616.981 bản; đạt tỷ lệ 67,5% so với số bản đã công khai.

Năm 2013 đã có 05 người thuộc diện kê khai phải xác minh tài sản, thu nhập, trong đó có 01 người có kết luận không trung thực trong việc kê khai tài

- Trong năm 2014 [2]: Số người phải kê khai tài sản, thu nhập là 1.019.956 người; trong đó, số người phải kê khai tăng 67.778 người so với năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu là do các Bộ, ngành, địa phương đã quan tâm, chú trọng hơn đối với công tác minh bạch tài sản, thu nhập nên đã rà soát kỹ, xác định tương đối đầy đủ các đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập;

một số đơn vị tăng thêm chức năng, nhiệm vụ, tách địa giới hành chính nên có bổ sung cán bộ, công chức…

Số người đã kê khai tài sản, thu nhập trong năm 2014 là 1.015.229 người; đạt tỷ lệ 99,53% so với số người phải kê khai (tăng 0,35% so với năm 2013). Số người chưa kê khai tài sản, thu nhập trong năm 2014 là 4.727 người (phần lớn những người chưa kê khai do đi học nước ngoài, đi công tác xa cơ quan dài ngày, mắc bệnh hiểm nghèo...).

Căn cứ theo loại hình cơ cấu tổ chức mà các cơ quan, đơn vị đã lựa hình thức công khai công bố tại cuộc họp hoặc niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi làm việc. Việc công khai theo hình thức niêm yết được thực hiện đúng theo quy định về thời gian niêm yết, địa điểm niêm yết thuận lợi, an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị có kết quả công khai thấp hoặc không báo cáo cụ thể kết quả công khai bản kê khai, cụ thể như sau:

+ Số bản kê khai đã công khai năm 2014 là 998.394 bản; đạt tỷ lệ 98,3% so với số bản đã kê khai (tăng 1,5% so với năm 2013).

+ Số bản kê khai đã công khai theo hình thức niêm yết năm 2014 là 323.914 bản; đạt tỷ lệ 32,4% so với số bản đã công khai.

+ Số bản kê khai đã công khai theo hình thức công bố tại cuộc họp năm 2014 là 674.480 bản; đạt tỷ lệ 67,6% so với số bản đã công khai.

Năm 2014 có 1.225 người thuộc diện kê khai được xác minh tài sản, thu nhập, tăng hơn nhiều so với 5 trường hợp được xác minh trong năm 2013. Việc xác minh chủ yếu phục vụ cho công tác cán bộ, bổ nhiệm, đăng ký mua

nhà ở xã hội…, chỉ một số ít được yêu cầu xác minh là do phát hiện có dấu hiệu kê khai không trung thực qua công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tố cáo. Trong đó phát hiện 05 người kê khai không trung thực. Đã tiến hành xử lý kỷ luật 02 người.

- Trong năm 2015 [3]: Số người phải kê khai tài sản, thu nhập trong năm là 1.013.256; số người đã kê khai là 1.004.220. Tỷ lệ kê khai tài sản, thu nhập trong năm đạt 99,1%. Cụ thể:

+ Số bản kê khai đã công khai là 993.127 bản, đạt tỷ lệ 98,8% (tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước).

+ Số bản kê khai đã công khai theo hình thức niêm yết là 319.875 bản; đạt tỷ lệ 32,2% so với số bản đã công khai.

+ Số bản kê khai đã công khai theo hình thức công bố tại cuộc họp là 677.252 bản; đạt tỷ lệ 67,8% so với số bản đã công khai.

Năm 2015 có 414 người thuộc diện kê khai được xác minh tài sản, thu nhập.

- Trong năm 2016 [4]: Số người phải kê khai tài sản, thu nhập trong năm là 1.115.499; số người đã kê khai là 1.113.018. Tỷ lệ kê khai tài sản, thu nhập trong năm đạt 99,8%. Cụ thể:

+ Số bản kê khai đã công khai là 1.111.414 bản, đạt tỷ lệ 99,8% (tăng 1% so với cùng kỳ năm trước).

+ Số bản kê khai đã công khai theo hình thức niêm yết là 378.765 bản; đạt tỷ lệ 34% so với số bản đã công khai.

+ Số bản kê khai đã công khai theo hình thức công bố tại cuộc họp là 732.649 bản; đạt tỷ lệ 66% so với số bản đã công khai.

Số người chưa kê khai tài sản, thu nhập trong năm là 2.481 người (phần lớn những người chưa kê khai do đang điều trị bệnh, đi học nước ngoài, công tác xa cơ quan dài ngày).

Năm 2016 có 77 người thuộc diện kê khai được xác minh tài sản, thu nhập. Việc xác minh chủ yếu phục vụ cho công tác cán bộ, bổ nhiệm. Một số trường hợp được xác minh do trong quá trình công khai tại nơi công tác có phản ánh về việc kê khai tài sản không trung thực hoặc do phản ánh của nhân dân, báo chí, dư luận về khối lượng tài sản của một số cán bộ, công chức. Qua việc xác minh tài sản, thu nhập phát hiện 03 trường hợp kê khai không trung thực. Đã tiến hành xử lý kỷ luật 02 trường hợp, đang xem xét xử lý 01 trường hợp.

Qua kết quả thực hiện quy định về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, có thể thấy:

Thứ nhất, hầu hết đối tượng thuộc diện kê khai đã thực hiện kê khai tài sản, thu nhập theo quy định. Việc kê khai tài sản, thu nhập cá nhân đã trở thành hoạt động bình thường, tâm lý e ngại phải kê khai của người kê khai dần được khắc phục, đã có sự tác động tích cực đến nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, của cán bộ, công chức về trách nhiệm minh bạch tài sản, thu nhập và có tác dụng phòng ngừa tham nhũng nhất định, giúp công tác quản lý cán bộ, đảng viên được chặt chẽ hơn.

Thứ hai, qua các năm thực hiện đã hình thành cơ sở tài liệu phục vụ xác minh về tài sản, thu nhập cá nhân của người có chức vụ, quyền hạn. Theo quy định, người có nghĩa vụ kê khai phải tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về tính trung thực của bản kê khai đối với tài sản, thu nhập của mình. Đến nay, hầu hết các đối tượng phải kê khai đã kê khai lần đầu và kê khai bổ sung; bản kê khai được lưu giữ tại hồ sơ cán bộ của cơ quan, đơn vị; bản kê khai của cán bộ thuộc cấp ủy quản lý còn được lưu giữ tại cơ quan kiểm tra đảng. Những bản kê khai đó là cơ sở ban đầu phục vụ cho việc xác minh về tài sản, thu nhập của đối tượng phải kê khai khi cần thiết.

Thứ ba, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan báo chí, truyền thông và nhân dân đã tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, góp phần cùng

các cơ quan của Đảng và nhà nước triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định về kê khai tài sản, thu nhập.

2.2.2. Những hạn ch và nguyên nhân của hạn ch

2.2.2.1. Những hạn chế

Thứ nhất, việc kê khai chỉ dựa vào ý thức tự giác, không kiểm tra, xác

nhận, không kê khai nguồn gốc, không giải trình tăng, giảm tài sản, thu nhập, bản kê khai tài sản, thu nhập được quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ cán bộ do vậy rất khó phát giác những tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng; bản kê khai chỉ được sử dụng để xác minh khi bổ nhiệm hoặc có đơn tố cáo, chưa có quy định xử lý tài sản kê khai gian dối cho nên chưa tạo nên sự răn đe, tác dụng ngăn ngừa tham nhũng chưa cao.

Thứ hai, tổ chức thực hiện công khai, minh bạch tài sản, thu nhập còn

chậm, bỏ sót đối tượng.

Việc phân công cơ quan đầu mối tham mưu, tổng hợp báo cáo, đôn đốc và kiểm tra việc kê khai tài sản, thu nhập còn chưa thống nhất; có nơi giao cơ quan thanh tra, có nơi giao cho cơ quan nội vụ, tổ chức và sự phối hợp giữa cơ quan đầu mối về kê khai tài sản, thu nhập với UBKT đảng các cấp chưa đồng bộ, kịp thời. Báo cáo còn chậm, số liệu báo cáo chưa chính xác, trùng lặp do chưa thống nhất phạm vi quản lý đối tượng kê khai, nhất là đối với cơ quan tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn, đối tượng thuộc diện cấp ủy quản lý; quy định về nội dung, phạm vi tiêu chí “đơn vị kê khai” không thống nhất cho nên tổng hợp rất lúng túng và không thống nhất nên chưa giúp các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo dõi được biến động về tài sản của người có nghĩa vụ phải kê khai.

Việc minh bạch tài sản, thu nhập qua công tác quản lý bản kê khai tài sản hiện nay hết sức phức tạp, khó khai thác và quản lý phục vụ cho công tác

tiếp các đầu mối kê khai tài sản mà việc quản lý các đầu mối kê khai tài sản còn thông qua các cấp hành chính của 22 Bộ, 63 địa phương, 8 cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Đảng, Quốc hội và các cơ quan tư pháp; riêng Thanh tra Chính phủ quản lý 101 đầu mối kê khai tài sản.

Thứ ba, việc thực hiện công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của

người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan hành chính hàng năm vẫn còn mang tính hình thức và chưa được quan tâm đúng mức.

Việc kê khai tài sản, nhà ở hàng năm của cán bộ, công chức vẫn còn mang tính hình thức. Cán bộ, công chức kê khai và nộp cho cơ quan quản lý, cơ quan quản lý cán bộ, công chức chỉ làm nhiệm vụ lưu hồ sơ mà chưa có cơ chế giải trình, kiểm tra, xác minh để đảm bảo việc kê khai tài sản minh bạch, trung thực. Đặc biệt, do không có chế tài xử lý đối với những trường hợp có hành vi gian dối, nên chưa đảm bảo được sự chính xác trung thực đối với hồ sơ kê khai.

Trên thực tế, ngoại trừ lương, một số khoản phụ cấp và thu nhập công khai, Nhà nước ta chưa kiểm soát được các thu nhập khác của cán bộ, công chức. Ngoài lương, đa số cán bộ, công chức nhà nước còn có những thu nhập hợp pháp khác, từ nhiều nguồn khác nhau như: các hoạt động kinh doanh của cá nhân và gia đình, thừa kế... Tuy nhiên, việc chưa kiểm soát chặt chẽ thu nhập của cán bộ, công chức đang là kẽ hở để một số người có thể hợp pháp hóa những khoản tiền hoặc tài sản mà họ chiếm đoạt được thông qua hành vi tham nhũng, tiêu cực, gây khó khăn cho việc xác minh kê khai tài sản, thu nhập.

Qua kết quả khảo sát trong khuôn khổ hoạt động xây dựng dự thảo Đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn do Thanh tra Chính phủ chủ trì năm 2012 (Phạm vi khảo sát là một số cơ quan hành chính nhà nước như Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Ngân hàng nhà nước tỉnh, Sở Nội vụ của 63 tỉnh, thành Trung ương và 30 Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ), 44,6% trong 2.209 người được hỏi có nguồn thu

nhập từ tiền lương; ngoài ra, có tới 73,1% cho rằng có có nguồn thu nhập từ quà biếu, quà tặng; từ đầu tư, kinh doanh (63,4%) và từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất (56,2%)...

Biểu đồ 01: Các nguồn thu nhập của cán bộ, công chức

Từ bán tài sản

43.60%

Từ chuyển nhượng QSDĐ

56.20%

Từ quà biếu, quà tặng

73.10%

Từ trúng thưởng

34.30%

Từ nhận thừa kế, tặng cho

49.50%

Từ tiền công, tiền bản quyền

33.20%

Từ đầu tư, kinh doanh

63.40%

Từ tiền lương

44.60%

Đánh giá mức thu nhập ngoài lương so với lương và các khoản phụ cấp theo lương thì kết quả khảo sát chỉ ra rằng:

Biểu đồ 02. Tỷ lệ mức thu nhập ngoài lương so với lương 0,2%

0,2% 3,6% Thấp hơn 50% tiền lương

2,1%

Khoảng 50% đến 100% tiền lương

11,1%

Cao hơn lương nhưng nhỏ hơn 5 lần tiền lương

Khoảng từ 5 đến 10 lần tiền lương

Cao hơn 10 lần tiền lương.

Không trả lời.

Có thể thấy, thu nhập của cán bộ, công chức gồm 2 nguồn chính thức và không chính thức và vấn đề đặt ra để chứng minh được nguồn thu nhập khi xác minh kê khai tài sản, thu nhập và phương thức kiểm soát, kê khai, tính biến động của tài sản mang tính phổ biến như thế nào, ai quản lý, quản lý ra sao còn nhiều bất cập.

Thứ tư, tác dụng phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng thông qua

biện pháp kê khai tài sản, thu nhập còn rất hạn chế, chưa đảm bảo yêu cầu về minh bạch tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai.

Mục đích của việc kê khai tài sản, thu nhập là để cơ quan, tổ chức, đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công khai minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan hành chính nhà nước ở việt nam (Trang 83)