Một số văn bản liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hộ tịch ở quận 10, tp HCM (Trang 34)

6. Bố cục của luận văn

1.3.1.2. Một số văn bản liên quan

Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 (quy định về quyền được đăng ký khai sinh và có quốc tịch).

Bộ Luật Dân sự năm 2015 (quy định về quyền nhân thân).

Luật Nuôi con nuôi năm 2010 (quy định về nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài).

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (quy định về kết hôn; nhận cha, mẹ, con).

Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05-8-2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính.

Thông tư số 29/2010/TT-BYT ngày 24-5-2010 của Bộ Y tế về hướng dẫn thi hành một số điều quy định Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05-8- 2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính.

Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25-3-2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng số, biểu mẫu hộ tịch.

Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21-3-2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.

Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02-02-2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.

Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23-5-2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng số, biểu mẫu hộ tịch.

Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28-3-2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

Thông tư số 09b/2013/TT-BTP ngày 20-5-2013 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng số, biểu mẫu hộ tịch và Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23 tháng 5 năm 2012 của Bộ tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP.

Thông tư số 22/2013/TT-BTP ngày 31-12-2013 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

1.3.2. Tổ chức bộ máy, nhân lực thực hiện quản lý nhà nƣớc về hộ tịch

Để thực hiện tốt quản lý nhà nước về hộ tịch phải có bộ máy được tổ chức khoa học, nhân lực có trình độ, kỷ năng… Nếu không thì ngược lại, quản lý sẽ kém hiệu lực, hiệu quả.

Tổ chức bộ máy, nhân lực thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch ở nước ta hiện nay thực hiện theo Luật Hộ tịch gồm 7 cơ quan có thẩm quyền quản lý, thể hiện sâu sắc ở sự vận dụng tư duy mới về cải cách hành chính và tổ chức bộ máy, nhân lực thực hiện “Phân cấp quản lý hành chính nhà nước giữa trung ương và địa phương nhằm quy định rõ rang, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp trong hệ thống hành chính Nhà nước; phát huy tính năng động sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền địa phương trong giải quyết công việc cho dân nhanh chóng, thuận lợi, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương và của cả nước”.

Mặt khác, Luật Hộ tịch đã thực hiện sự phân cấp mạnh mẽ theo hướng chuyển giao một số loại việc trước đây thuộc thẩm quyền đăng ký hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã. Đây được coi là điểm mốc đánh dấu sự vận dụng một tư duy mới về phân cấp quản lý nhà nước trong công tác hộ tịch “việc nào, cấp nào thực hiện tốt hơn thì giao cho cấp đó”, đồng thời cũng thể hiện sự đánh giá cao hơn về khả năng đảm nhận những nhiệm vụ ngày càng phức tạp hơn của hệ thống Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

1.3.3. Cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nƣớc về hộ tịch:

Trang bị phương tiện thiết yếu cho hoạt động tư pháp nói chung, công tác quản lý nhà nước về hộ tịch nói riêng theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ- TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, “…Từng bước xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan tư pháp khang trang, hiện đại, đầy đủ tiện nghi; bố trí kinh phí bảo đảm cho hoạt động chuyên môn, cũng như nhiệm vụ công tác tư pháp ở địa phương; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan tư pháp…”. Nếu

đầu tư không đáp ứng cơ sở vật chất sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về hộ tịch.

1.3.4. Sự tham gia của ngƣời dân vào quản lý nhà nƣớc về hộ tịch

Vai trò, trách nhiệm của người dân trong tham gia xây dựng chính quyền nhà nước nói chung được thực hiện dưới hai hình thức: Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Trong đó, quản lý nhà nước về công tác hộ tịch cần hết sức coi trọng các hình thức dân chủ trực tiếp, cụ thể như việc lấy ý kiến nhân dân, trưng cầu ý dân về công tác đánh giá cán bộ; trực tiếp tổ chức, thực hiện việc đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống của nhân dân, góp phần duy trì trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội.

Do các cấp uỷ, chính quyền địa phương đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác hộ tịch, nên đã quan tâm, đầu tư hơn cho công tác tuyên truyền, qua đó, người dân đã nhận thức được việc đăng ký hộ tịch vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của mình nên đã tự giác đi đăng ký hộ tịch (khai sinh, khai tử, kết hôn…).

Theo Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định đã mở rộng thẩm quyền đăng ký khai sinh; cho phép uỷ quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký hộ tịch (trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký việc nuôi con nuôi, đăng ký giám hộ, đăng ký nhận cha, mẹ, con). Trong trường hợp người được uỷ quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em của người uỷ quyền thì không cần phải có văn bản uỷ quyền; cho phép cha mẹ nuôi được đăng ký tên mình với tư cách là cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy tờ khai sinh của con nuôi… Những quy định này thông thoáng đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia vào công tác quản lý nhà nước về hộ tịch. Khi người dân tham gia tốt vào công tác quản lý nhà nước về hộ tịch thì tạo sự thuận lợi cho việc đăng ký, quản lý hộ tịch; giám sát quá trình đăng ký, quản lý hộ tịch

của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; góp ý, hiến kế để công tác quản lý nhà nước về hộ tịch được đổi mới góp phần từng bước nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quản lý nhà nước về hộ tịch, phục vụ tốt hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu bảo đảm, thực hiện các quyền của công dân.

Như vậy, đã có văn bản pháp luật về hộ tịch phù hợp, thuận lợi, có đội ngũ cán bộ đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ thì kết quả đăng ký và quản lý hộ tịch có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào ý thức của người dân. Nếu người dân cho rằng chưa vội phải đăng ký hộ tịch (chết thì đã được chôn rồi, khai sinh thì còn lâu mới đi học…), thì công tác đăng ký và quản lý hộ tịch vẫn sẽ chưa được kịp thời và đầy đủ.

Tiểu kết Chương 1

1. Hộ tịch là những vấn đề cơ bản, liên quan đến nhân thân của con người. 2. Quản lý nhà nước về hộ tịch là sự thực hiện chức năng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Chủ thể thực hiện quản lý, đăng ký hộ tịch gồm: Chính phủ; Bộ, cơ quan ngang Bộ (Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an); Ủy ban nhân dân (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) và cơ quan chuyên môn giúp việc cho Ủy ban nhân dân về vấn đề này (Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức trực tiếp làm công tác hộ tịch).

4. Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch tập trung chủ yếu vào các hoạt động: ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch, định hướng về hoạt động hộ tịch; phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ

tịch; thực hiện đăng ký hộ tịch; quản lý hệ thống tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động hộ tịch; đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ về hộ tịch; kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động hộ tịch; bảo đảm kinh phí, cơ sở vật

chất, phương tiện cho một số hoạt động hộ tịch; hợp tác quốc tế về hộ tịch; thống kê nhà nước về hộ tịch; tổng kết hoạt động hộ tịch; báo cáo cơ quan nhà nước cấp trên về hoạt động hộ tịch.

5. Muốn quản lý tốt về công tác hộ tịch, cần phải đảm bảo các điều kiện như: hệ thống pháp luật hoàn thiện; tổ chức bộ máy, nhân lực; cơ sở vật chất phục vụ cho sự quản lý của nhà nước về hộ tịch; ý thức của người dân tham gia vào sự quản lý của nhà nước.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

VỀ HỘ TỊCH Ở QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. MỘT VÀI NÉT VỀ QUẬN 10 – TP.HỒ CHÍ MINH

Quận 10 là một trong những quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với các quận trung tâm và ngoại thành, là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quận trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Quận 10 được chia thành 5 khu với tổng số 15 phường lớn nhỏ không đều nhau, chênh lệch giữa Phường lớn nhất (phường 12) và phường nhỏ nhất (phường 3) là 119,14 ha tương ứng 12,8 lần. địa bàn Quận 10, có giáp ranh như sau:

 Phía bắc giáp quận Tân Bình, giới hạn bởi đường Bắc Hải;

 Phía nam giáp quận 5, giới hạn bởi đường Hùng Vương và đường Nguyễn Chí Thanh;

 Phía đông giáp quận 3, giới hạn bởi đường Cách mạng tháng 8, Điện Biên Phủ và đường Lý Thái Tổ;

 Phía tây giáp Quận 11, giới hạn bởi đường Lý Thường Kiệt.

Quận 10 có tổng diện tích tự nhiên 571,81 ha (theo số liệu bản đồ địa chính) nằm chếch về phía Tây Nam của trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh và chiếm 0,24% diện tích đất đai toàn thành phố. Dân số của quận 10 tính đến thời điểm 31/12/2011 là 235.024 người, mật độ dân số trung bình là 41.077 người/km2.

Dân số của quận 10 đến nay khoảng 148.633 người. Quận 10 có 15 đơn vị hành chính gồm 15 phường,

Thành phố có 12 đơn vị hành chính gồm 11 phường và 01 xã, 108 khu phố, 840 tổ dân phố, 236.068 khẩu. Cấu trúc dân số: Nam 116.310 người, chiếm 49,27% và Nữ 119.758 người, chiếm 50,73%; Mật độ dân số trung bình 62.075 người/km2. Phân bố dân cư không đều trên các phường.

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi là khá cao, qua nhiều năm tỷ lệ này giao động trong khoảng 76-77% (tỷ lệ này thấp nhất là năm 2010 đạt 76,09%, cao nhất năm 2014 đạt 77,78%);

Quận 10 là một trong những quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh và là một trọng điểm giao dịch thương mại của thành phố. Ngành thương mại – dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh, với nhiều loại hình thương mại – dịch vụ cao cấp và đa dạng tạo được sự thu hút đầu tư của các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển.

Tổng số vốn đầu tư của các công ty, doanh nghiệp tư nhân và các cơ sở cá thể đạt gần 700 tỷ đồng; giá trị thương mại chiếm tỷ lệ khá cao, sản lượng kinh tế thương mại quốc doanh chiếm từ 60 – 80%.

Tốc độ tăng trưởng trên lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp bình quân hằng năm luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch 14,58%, trong đó khu vực kinh tế quốc doanh tăng bình quân 16,94%, khu vực ngoài quốc doanh tăng bình quân 13,67%.

Tốc độ tăng trưởng thương mại – dịch vụ hàng năm tăng bình quân 16,98% - trong đó, các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và thương nghiệp – dịch vụ tư nhân, cá thể có tỷ lệ tăng khá cao, chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh thu hằng năm.

Xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng điện tử, hoá mỹ phẩm, may mặc, nông hải sản, chế biến cao su. Nhập khẩu chủ yếu là các ngành hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất tuy vậy hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng.

Cơ sở hạ tầng và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân được nâng lên, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH Ở QUẬN 10 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.2.1. Ban hành văn bản quản lý nhà nƣớc về hộ tịch

Để việc quản lý hộ tịch trên địa bàn quận được thực hiện đúng các quy định của pháp luật, Uỷ ban nhân dân thành phố hàng năm đều ban hành kế hoạch trọng tâm công tác tư pháp và kế hoạch chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện theo từng nội dung. Chẳng hạn như, Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 15-01-2010 của Uỷ ban nhân dân thành phố về công tác tư pháp trên địa bàn thành phố năm 2010, Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 02-10-2012 của Uỷ ban nhân dân thành phố về triển khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định của Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn thành phố, nhằm củng cố và năng cao vai trò, trách nhiệm của ngành tư pháp từ thành phố đến cơ sở trong công tác quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố.

Thực hiện theo Kế hoạch số 8667/KH-UBND do Uỷ ban nhân dân Quận 10 ban hành ngày 7 tháng 10 năm 2015 về triển khai thi hành Luật hộ tịch năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hộ tịch với khoảng 250 đại biểu tham dự.

Thông qua tập huấn trực tuyến cầu truyền hình về sử dụng phần mềm đăng ký khai sinh và cấp số định danh cá nhân, Uỷ ban nhân dân Quận 10 và Uỷ ban nhân dân 15 phường đã thực hiện áp dụng phần mềm của Cục Công nghệ thông tin về đăng ký khai sinh và cấp số định danh cá nhân.

Hiện nay chưa có sự thống nhất trong quản lý dữ liệu hộ tịch điện tử vì từ khi áp dụng Luật Hộ tịch chỉ có phần mềm đăng ký khai sinh và cấp số

định danh áp dụng cho nhập dữ liệu về khai sinh, còn các thông tin về khai tử, kết hôn, cải chính, nhìn nhận cha mẹ con….phải nhập dữ liệu vào phần mềm lưu trữ khác, gây khó khan cho công tác quản lý, tra cứu thông tin, trích xuất dữ liệu hộ tịch.

Uỷ ban nhan dân quận và 15 phường đã cử công chức tham gia đầy đủ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hộ tịch ở quận 10, tp HCM (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)