6. Bố cục của luận văn
3.2.4. Triển khai pháp luật về hộ tịch và phổ biến luật hộ tịch trên địa bàn
trên địa bàn Quận
Xây dựng kế hoạch, tổ chức hội nghị triển khai quán triệt, thực hiện đầy đủ và chính xác nội dung Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành
cho cán bộ, công chức làm công tác tư pháp, tư pháp hộ tịch từ thành phố đến Ủy ban nhân dân phường; cán bộ, công chức của các đơn vị có liên quan và toàn thể nhân dân được biết.
Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ tổ chức triển khai thi hành Luật Hộ tịch theo kế hoạch triển khai thi hành Luật hộ tịch của trung ương, của tỉnh, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả; đồng thời xác định rõ trách nhiệm của UBND các phường và cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình triển khai thi hành Luật Hộ tịch trên địa bàn thành phố.
Việc tổ chức triển khai thi hành Luật Hộ tịch phải bám sát kế hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch của Chính phủ, UBND tỉnh; bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, tiết kiệm; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa UBND các phường và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong triển khai thi hành Luật Hộ tịch; nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân của đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch.
Xác nhận tình trạng hôn nhân là khá nhiều, do đó, việc in sổ bộ xác nhận tình trạng hôn nhân 100 trang là không phù hợp và lãng phí, đề nghị Bộ Tư pháp in sổ bộ 200,300 trang.
Cấp bản sao hộ tịch rất nhiều, việc ghi sổ bằng tay là không cần thiết, đề nghị cơ quan hộ tịch cấp trên cho phép nhập dữ liệu vào vi tính và tự in sổ để tiết kiệm thời gian và công sức.
Các hình thức, biện pháp tuyên truyền được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng kiến hình thức tuyên truyền mới phù hợp. Tiếp tục sử dụng các hình thức tuyên truyền truyền thống như tuyên truyền miệng, tuyên truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng, thông qua tài liệu tuyên truyền (Đề cương giới thiệu, phổ biến các văn bản
luật, pháp lệnh; Sách hỏi - đáp pháp luật; Tờ rơi, tờ gấp pháp luật; Đặc san tuyên truyền pháp luật; Các loại băng tiếng, băng hình với các nội dung pháp luật đơn giản, ngắn gọn và các cuộc nói chuyện về pháp luật…) và khéo léo kết hợp với các hình thức tuyên truyền khác như các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các hình thức thi sân khấu hoá, lồng ghép trong các cuộc giao lưu văn hoá, văn nghệ, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý.
Bên cạnh đó, nhân rộng các hội thi "Chủ tịch phường giỏi", "Hoà giải viên giỏi", "Tuyên truyền viên pháp luật giỏi", "Công chức Tư pháp -hộ tịch giỏi",... cùng với 100% phường có tủ sách pháp luật và sự hoạt động có hiệu quả của các câu lạc bộ pháp luật, trợ giúp pháp lý. Với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú như trên, các phường có thể áp dụng nhiều hình thức để triển khai, phổ biến Luật Hộ tịch đến tận người dân, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống dân cư.
Thực tiễn quản lý hộ tịch của Nhà nước ta 60 năm qua cho thấy, những yếu tố trì trệ, bất cập của hệ thống pháp luật về quản lý hộ tịch chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp lý giải về sự hạn chế hiệu quả của lĩnh vực công tác này. Từ bài học kinh nghiệm đó, để giải quyết bài toán đổi mới quản lý hộ tịch, vấn đề quan trọng hàng đầu là cần xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý hộ tịch.
Trong khoảng thời gian hơn một thập kỷ qua, có thể nói hoạt động xây dựng pháp luật về hộ tịch ở nước ta đã có sự vận động tích cực và đạt được những bước tiến quan trọng. Với việc ban hành nhiều văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật về quản lý hộ tịch, hoạt động xây dựng pháp luật về hộ tịch đã mang một sắc thái khác hẳn so với sự trì trệ (thậm chí có thể nói là “đóng băng” của hoạt động xây dựng pháp luật về hộ tịch trong thời gian từ năm 1995 trở về trước.
Xét từ khía cạnh hiệu quả tác động xã hội, có thể thấy các văn bản như Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10-10-1998 của Chính phủ về quản lý hộ tịch, Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22-10-2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị định số 35/2000/QH10 của Quốc hội về thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27-3-2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đối với các dân tộc thiểu số, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 83/1998/NĐ-CP) và Nghị định số 69/2006/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 68/2002/NĐ-CP), Luật Hộ tịch thay thế Nghị định số 158/2005/NĐ-CP đạt hiệu quả điều chỉnh xã hội rất cao, đánh dấu bước phát triển về chất của hệ thống quy phạm pháp luật về quản lý hộ tịch, là một lý do quan trọng thúc đẩy hoạt động quản lý hộ tịch đi vào nề nếp với những chuyển biến mạnh mẽ.
Điều này có ý nghĩa pháp lý quan trọng, thống nhất điều chỉnh và bổ sung kịp thời nhiều quy định mới, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến các cấp địa phương trong việc tổ chức, triển khai thực hiện nhằm xây dựng, củng cố và phát triển mô hình đăng ký, quản lý hộ tịch khoa học và hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm quyền và lợi ích của cá nhân, công dân phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
Trong đó, điểm đáng ghi nhận là những văn bản được ban hành trong thời gian gần đây đã được xây dựng một cách năng động, linh hoạt, phù hợp với đặc thù của đối tượng điều chỉnh cũng như thực trạng hoạt động quản lý hộ tịch, đồng thời ngày càng thể hiện sâu sắc xu hướng cải cách hành chính trong thủ tục đăng ký hộ tịch và mới đây là Luật Hộ tịch đã được Quốc hội
khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua, có hiệu lực từ ngày 01-01-2016. Đây là lần đầu tiên các quy định điều chỉnh hoạt động đăng ký, quản lý hộ tịch đối với các sự kiện liên quan đến nhân thân một cá nhân như: sinh, tử, kết hôn, nhận cha, mẹ, con, giám hộ… được nâng lên thành Luật.
Luật Hộ tịch 2014 ngày 01-01-2016 đã có hiệu lực thi hành, theo lộ trình trong thời gian dài như: Công tác đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng, kiện toàn nguồn nhân lực đáp ứng tiêu chuẩn công chức hộ tịch theo Luật hộ tịch; vấn đề rà soát, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ công tác đăng ký, quản lý hộ tịch; vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối đăng ký, quản lý hộ tịch giữa các cấp trong tỉnh, giữa tỉnh với các địa phương khác trong cả nước; vấn đề phối hợp đăng ký hộ tịch với quản lý dân cư bằng số định danh cá nhân; vấn đề tiếp nhận việc chuyển giao thẩm quyền đăng ký hộ tịch từ Ủy ban nhân dân tỉnh về Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị… để có thể thực hiện ngay khi Luật có hiệu lực và đảm bảo đến hết ngày 31-12- 2019 phải đáp ứng đủ điều kiện thực hiện thống nhất, đầy đủ các quy định của Luật Hộ tịch năm 2014.
Văn bản quy phạm phải có tính ổn định, hạn chế thay đổi nhiều, nếu có thay đổi thì phải thống kê những danh mục, nội dung còn hiệu lực và những những danh mục, nội dung được thay thế để thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật vào thực tế. Đồng thời việc ban hành văn bản phải đảm bảo tiến độ, tránh để chậm trễ hoặc khi Luật có hiệu lực thi hành rồi mà văn bản hướng dẫn vẫn chưa được ban hành.
Từ những văn bản của Trung ương và Thành phố, thì Quận 10 trong các năm đã gửi nhiều văn bản xây dựng trên cơ sở pháp lý chỉ đạo và hướng dẫn xuống cơ sở thực hiện. Như trong năm 2015, nhằm thực hiện Kếhoạch số 5065/KH-UBND ngày 27/8/2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và Kế hoạch số 8462/KH-UBND ngày 25/9/2015 của Ủy ban nhân dân Quận 10 về tổ chức Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn Quận 10, Ủy ban nhân dân Quận 10 đã ban hành Kế hoạch số 9533/KH-UBND tổ chức “Ngày hội pháp luật” năm 2015. Ngày hội pháp luật diễn ra với nhiều hoạt động, chương trình phong phú, đặc sắc, với sự tham dự của các đồng chí trưởng phó các ban, ngành, đoàn thể của Quận ủy, Ủy ban nhân dân Quận 10, các đồng chí lãnh đạo của 15 phường, các đoàn viên, thanh niên, công nhân lao động, người sử dụng lao động và Nhân dân trên địa bàn quận 10 cùng đại diện các cơ quan thông tấn báo chí như: Đài truyền hình TP.HCM, truyền hình Thanh niên Thành đoàn TP.HCM, Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Pháp Luật…..