6. Bố cục của luận văn
3.2.5. Đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản
hiện quản lý nhà nƣớc về hộ tịch
Thực tế, trong thời gian qua công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch đôi khi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, việc phát hiện những sai sót trong vấn đề quản lý hộ tịch cón ít, chỉ khi những giấy tờ hộ tịch ấy phát sinh những hệ quả mới thì mới tiến hành kiểm tra. Lúc đó cơ quan thanh tra mới vào cuộc.
Về công tác lưu trữ Sổ, hồ sơ hộ tịch: Qua báo cáo kết quả kiểm tra công tác đăng ký, quản lý hộ tịch hằng năm của Uỷ ban nhân dân các phường trên địa , thì lưu trữ Sổ, hồ sơ hộ tịch là khâu được các phường thực hiện chưa đúng quy định pháp luật. Sổ lưu hộ tịch ghi chép các thông tin còn thiếu, không rõ ràng, lưu trữ hồ sơ hộ tịch không ngăn nắp, thất lạc, mối mọt xâm hại. Thực trạng này cần phải được chấm dứt, bởi lẽ công tác lưu trữ có vai trò hết sức quan trọng trong công tác hộ tịch. Hồ sơ lưu trữ sẽ là cơ sở pháp lý để tiến hành trích lục hồ sơ cho công dân khi có yêu cầu; đồng thời qua việc lưu trữ cán bộ lãnh đạo có thể kiểm soát được các hoạt động quản lý hộ tịch của cơ
quan, đánh giá được trách nhiệm pháp lý của người yêu cầu và người thực hiện quản lý hộ tịch. Thời gian, quy trình lưu trữ phải được thực hiện dựa trên các quy định của pháp luật.
Tất cả những đều trên sẽ được giải quyết nếu thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra. Hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra của phòng Tư pháp đối với công tác hộ tịch ở các phường gặp phải trở ngại lớn do sự bố trí cán bộ. Ngoài lãnh đạo phòng (trưởng và 02 phó trưởng phòng), Phòng Tư pháp có 05 cán bộ phụ trách các mảng việc, trong đó có một cán bộ được phân công phụ trách theo dõi công tác hộ tịch trên địa bàn thành phố. Đây cũng là những trở ngại lớn. Tuy nhiên, có thể tăng cường công tác thanh tra theo hướng sau: Tôn trọng sự phân cấp, tập trung và đề cao trách nhiệm của người phụ trách hộ tịch (Chủ tịch, hay Phó chủ tịch UBND các phường), theo đó, quy trách nhiệm chính trị và trách nhiệm pháp lý đối với người phụ trách trực tiếp.
Sai phạm cũng cần được truy cứu trách nhiệm đối với công chức hộ tịch, vừa ở khía cạnh trách nhiệm pháp lý, vừa ở khía cạnh kinh tế, ví dụ như trừ đi các khoản thưởng. Điều này đảm bảo nguyên tắc phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước và tạo ra cơ chế kiểm soát ngay từ khâu đầu tiên ở cơ sở đối với tổ chức thực hiện quản lý hộ tịch. Hằng quý, tiến hành kiểm tra đột xuất đối với một vài phường, từ đó tổng kết, đánh giá và phổ biến kết quả kiểm tra tới các phường khác để các phường này kịp thời chấn chỉnh công tác. Các kết luận kiểm tra cần đưa ra những dự báo, khuyến cáo về các vấn đề có thể gặp phải trong thời gian tới.
Quán triệt thực hiện quy chế một cửa, kết hợp với rà soát, bãi bỏ các quy định trái pháp luật, đi ngược lại quy chế dân chủ ở cơ sở:
Hộ tịch ở các phường nói chung, trên địa bàn quận nói riêng được thực hiện theo mô hình “một cửa”. Do vậy, khuyến nghị: các cấp lãnh đạo phải quan tâm chỉ đạo và giám sát thực hiện chặt chẽ; phân công trách nhiệm cụ thể,
rõ ràng cho công chức trực bộ phận một cửa; xây dựng cơ chế giám sát sự tuân thủ quy chế của công chức thực hiện hộ tịch; nâng cao năng lực nghiệp vụ và văn hoá phục vụ nhân dân cho công chức hộ tịch; trang bị thêm cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của bộ phận một cửa nhằm phục vụ không chỉ cho bộ phận hộ tịch, đó là máy tính, bảng tin để niêm yết các thủ tục hộ tịch, tủ lưu sổ, hồ sơ hộ tịch và các phương tiện văn phòng phẩm cần thiết khác.
Bên cạnh quán triệt thực hiện cơ chế một cửa, cần tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, bãi bỏ các quy định sai pháp luật, đi ngược lại quy chế dân chủ, gây phiền hà cho người dân có yêu cầu. Cần phải khẳng định nhất quán rằng, việc công dân yêu cầu hộ tịch là họ đang tham gia vào một quan hệ pháp luật nhất định (quan hệ thủ tục hành chính). Đây là quyền của họ và tại đây họ cũng có những nghĩa vụ tương ứng, tách biệt với các quan hệ pháp luật khác. Để thực hiện tốt điều này, cùng với quá trình công khai hoá các thủ tục, tuyên truyền pháp luật cho người dân, thiết nghĩ, sẽ hợp lý và hiệu quả nhất là phát huy cơ chế giám sát của nhân dân.
Tiểu kết Chương 3
1. Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hộ tịch là một đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển. Việc hoàn thiện pháp luật và công tác quản lý
nhà nước trên lĩnh vực này phải được thực hiện trong bối cảnh tổng thể của cải cách hành chính nhà nước, cải cách tư pháp và xây dựng nền dân chủ pháp quyền ở Việt Nam, với những cơ sở vững chắc, những lộ trình phù hợp, nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao năng lực quản lý nhà nước. Đây không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, mà còn là một vấn đề cần sự quan tâm, hỗ trợ tích cực từ xã hội, công dân.
2. Mỗi giải pháp có vị trí, vai trò nhất định không giống nhau, tuỳ thuộc vào bối cảnh và mối quan hệ của các cơ quan hữu quan. Những định hướng và giải pháp được đề cập, hướng tới hoàn thiện ba yếu tố cơ bản của một hệ
thống, đó là: đảm bảo một hệ thống thể chế tốt, một lực lượng nhân sự hợp lý, đủ tâm, đủ tầm và một cơ chế vận hành tốt, để công tác quản lý nhà nước về hộ tịch trở thành một lĩnh vực trọng yếu của nền hành chính của mọi quốc gia.
KẾT LUẬN
1. Hộ tịch là những những vấn đề cơ bản, liên quan đến nhân thân của con người.
2. Quản lý nhà nước về hộ tịch là sự thực hiện chức năng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, hiện nay hoạt động quản lý về hộ tịch ở nước ta được quy định trực tiếp trong Luật Hộ tịch 2014, hiệu lực 01/01/2016. Thẩm quyền quản lý và đăng ký hộ tịch hiện nay theo pháp luật Việt Nam được giao cho Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và cơ quan Đại diện ngoại giao, Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tư pháp, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Phòng Tư pháp, Uỷ ban nhân dân cấp xã và cán bộ Tư pháp – hộ tịch.
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ra đời với việc phân cấp mạnh mẽ theo hướng chuyển giao một số loại việc trước đây thuộc thẩm quyền đăng ký hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho Sở Tư pháp, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã. Nghị định này đã tạo nhiều thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về đăng ký hộ tịch được nhanh hơn, thuận tiện hơn. Tuy nhiên, sau gần 10 năm thực hiện, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP đã xuất hiện những bất cập lớn, từ bản thân các quy định, tới quá trình tổ chức thực hiện của nhiều địa phương.Từ những bất cập của Nghị địn 158/2005/NĐ-CP Luật Hộ tịch đã ra đời và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016.
3. Trong bối cảnh đó, Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động quản lý của chính quyền và ngành tư pháp quận 10 đối với hoạt động quản lý, đăng
ký hộ tịch ở quận với đề tài “Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10, TP.Hồ Chí Minh”.
Để tạo luận cứ cho việc đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân, đề xuất phương hướng, giải pháp, tác giả tiến hành khảo sát kết quả thực hiện quản lý, đăng ký hộ tịch trên địa bàn quận 10. Cùng với việc tổng hợp, phân tích các số liệu. trong các báo cáo của phòng tư pháp, Uỷ ban nhân quận, quan sát thực tiễn tình hình quản lý, đăng ký hộ tịch ở một số địa phương, kết quả cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt đạt được như: đã có sự chuẩn bị và triển khai tốt, từ việc bố trí nhân sự, phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch, đầu tư cơ sở vật chất, tới việc chế độ làm việc, chế độ báo cáo, công tác lưu trữ, tổng kết, thanh tra, kiểm tra, thì công tác quản lý, đăng ký hộ tịch của chính quyền và ngành tư pháp quận còn nhiều hạn chế, bất cập. Đó là về trình độ, ý thức pháp luật và đạo đức công vụ của đội ngũ công chức hộ tịch; sự thiếu hụt về trang thiết bị phục vụ cho công tác hộ tịch; chưa kịp thời niêm yết đầy đủ, công khai thủ tục, trình tự đăng ký sự kiện hộ tịch; công tác tuyên truyền chưa sâu rộng.
Mỗi khía cạnh hạn chế, bất cập có nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, tuỳ phạm vi và mức độ.
Tuy nhiên có thể khái quát thành những nguyên nhân cơ bản:
Một là, từhệthống pháp luật về hộtịch, bất cập giữa các quy định giữa các văn bản liên quan với nhau, điều này đã đồng thời khiến cho công tác quản lý, đăng ký hộ tịch ở cấp xã còn nhiều vướng mắc, vi phạm.
Hai là, những yếu kém trong năng lực và trách nhiệm của công chức về quản lý hộ tịch.
Ba là, tính không hợp lý của hệthống tổ chức các cơ quan đăng ký hộ tịch.
Bốn là, cơ sở vật chất, kinh phí cấp cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch chưa quan tâm kịp thời.
Năm là, công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch còn yếu kém.
4. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân và những yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về hộ tịch, tác giả luận văn đề xuất và luận giải một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về hộ tịch ở các phường trên địa bàn quận. Các giải pháp đó là:
Một là, tăng cười phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong quản lý hộ tịch.
Hai là, nâng cao phẩm chất và năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý hộ tịch trên địa bàn quận và nâng cao rõ trách nhiệm phân cấp quản lý hộ tịch.
Ba là, đầu tư cơ sởvật chất, ứng dụng công nghệvào quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn quận 10.
Bốn là, triển khai pháp luật vềhộtịch và phổ biến Luật Hộtịch trên địa bàn quận.
Năm là, đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch.
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, mọi cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương trong đó có Quận 10 đang đứng trước những thời cơ và đối mặt với những thánh thức mới. Vấn đề đổi mới và nâng cao quản lý nhà nước về hộ tịch ở các phường trên địa bàn quận có vị trí đặc biệt quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Việc thực hiện các giải pháp trong khuôn khổ đề tài luận văn nêu ra sẽ góp phần hữu ích vào việc quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn quận ngày một hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó góp phần vào việc giải quyết những việc cụ thể, bức xúc trong thực tế về công tác đăng ký hộ tịch.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
**********
1. Bộ Chính trị (2005), Nghịquyết số49/NQ-TW ngày 02-6-2005 về
2. Bộ Tư pháp (2007), Số chuyên đềvề “Công chứng, hộtịch và quốc tịch”, phần 2 hộ tịch và quốc tịch, Hà Nội.
3. Bộ Tư pháp (2010), Số chuyên đềvề “Nội dung tóm tắt các đề tài nghiên cứu khoa học pháp lý”, Hà Nội.
4. Bộ Tư pháp (2010), Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25-3-2010 về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng số, biểu mẫu hộ tịch.
5. Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ (2014), Thông tư Liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22-12-2014 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phòng Tư pháp thuộc uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và công tác Tư pháp của uỷ ban nhân dân cấp xã.
6. Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp (2014), Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BNV-BTP quy định cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã.
7. Bộ Tư pháp (2014), Tài liệu Hướng dẫn nghiệp vụ tư pháp xã, phường, thị trấn, nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Bảy (2012) “Công tác hộ tịchở KonTum những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ” Tạp chí Dân chủ và pháp luật.
9. Chính phủ (1998), Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10-10-1998 về đăng ký hộ tịch.
10. Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2016.
11. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, ngày 22-10-2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức
ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
12. Chính phủ (2011), Quyết định số 1374/QĐ-TTg, ngày 12-8-2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015.
13. Chính phủ (2011), Nghị định số 112/2011/NĐ-CP, ngày 05-12- 2011 về công chức xã, phường, thị trấn.
14. Chính phủ (2014), Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05-5-2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
15. Phạm Trọng Cường (2006) “Kỳ vọng vềmột nềnếp mới trong công tác hộ tịch” Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
16. Phạm Trọng Cường (2007) “Từquản lý Đinh đến quản lý hộ tịch”, Nxb Tư pháp Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Chính (2013) “Quản lý nhà nước về hộtịch của UBND phường ở Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính, Thành phố Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Học viện Hành chính (2009), Chuyên đề “Quản lý công tác hành chính tư pháp” trong chương trình bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước (chương trình chuyên viên chính), Nxb khoa học và kỹ thuật.
24. Học viện Chính trị - hành chính quốc gia (2011), Chuyên đề quản lý Hành chính - tư pháp ở cơ sở trong giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, Nxb Chính trị - hành chính (tập 2).
25. Học viện hành chính (2007), Giáo trình “Quản lý Hành chính - tư pháp”, Nxb khoa học kỹ thuật (dùng cho đào tạo trung cấp hành chính).
26. Phạm Hồng Hoàn (2011), “Quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã,