Sớm đổi mới việc tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ở huyện cát tiên, tỉnh lm đồng (Trang 94 - 96)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ở

3.3.2. Sớm đổi mới việc tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển

triển rừng

Thứ nhất, áp dụng hệ thống văn bản giao đất, giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp, khoán quản lý bảo vệ rừng linh hoạt, sát với thực tiễn địa phương

Bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp xác định giá rừng làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các quyền của chủ rừng trên thực tế, cần tiến hành cổ phần hóa và giao bảo toàn vốn cho các công ty lâm nghiệp, cho việc tính tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng, tính giá trị quyền sử dụng rừng hoặc giải quyết bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi rừng, xử lý bồi thường do vi phạm về rừng; khi tính giá trị của rừng phải xem xét đến những giá trị giá tiếp của rừng.

Giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho các tổ chức kinh tế cần quy định rõ đối với diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo và mới phục hồi thì không thu tiền sử dụng đất, chỉ thu tiền đối với rừng giàu và rừng trung bình; đồng thời quy định rừng được giao này là tài sản của chủ rừng, chủ rừng có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn rừng, được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng để LDLK với các doanh nghiệp; được chủ động sản xuất kinh doanh theo phương án quản lý rừng bền vững đã được phê duyệt.

Giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho hộ gia đình, cá nhân bao gồm cả đối tượng rừng giàu, rừng trung bình; cho phép được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho, cho thuê, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư; được chuyển đổi, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tại thời điểm giao, cho thuê rừng tự nhiên nghèo và mới phục hồi.

Ban hành văn bản quy định về giao khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ về quyền hưởng lợi và trách nhiệm của các bên tham gia, nhất là quyền tiếp cận nguồn tài nguyên rừng, khai thác và sử dụng lâm sản phụ một cách bền vững

Thứ hai, quy định cụ thể những nội dung về khai thác, sử dụng và hưởng lợi từ rừng

Cho phép các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được thuê rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và học tập tại các khu rừng đặc dụng, đồng thời quy định cụ thể về mức phí dịch vụ, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia những hoạt động này.

Chính sách hưởng lợi từ rừng cần phải quy định cụ thể các nội dung về: Quyền hưởng lợi đối với rừng và đất rừng giao cho các tổ chức lâm nghiệp, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng được nhà nước GĐGR, cho thuê đất, thuê rừng; quy định rõ những loại sản phẩm chính, sản phẩm phụ từ rừng; cơ sở xác định tỷ lệ phân chia sản phẩm giữa các bên; quy định rõ về chặt tỉa thưa, cây phù trợ trong rừng phòng hộ; đối với rừng được giao là rừng nghèo, không có trữ lượng, thì Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ tiền bảo vệ rừng và hỗ trợ kỹ thuật cho đến khi có sản phẩm khai thác chính, được hưởng tiền từ DVMTR để tăng thu nhập.

Hướng dẫn phương pháp tính toán chi phí, lợi nhuận và mức phân chia sản phẩm khai thác chính, khai thác gỗ đổ gẫy, tỉa thưa, tận thu lâm sản giữa bên giao khoán là xã hoặc công ty lâm nghiệp với bên nhận khoán quản lý bảo vệ rừng là hộ gia đình và cộng đồng; đồng thời định mức tiền công quản lý bảo vệ rừng phải được điều chỉnh theo thời gian đáp ứng với mức thu nhập bình quân chung của xã hội

Thứ ba, huyện cần sớm ban hành chính sách khuyến khíc, ưu đãi, thu hút mọi thành phần tham gia

Đã đến lúc địa phương nên có chính sách khuyến khích, ưu đãi, thu hút mọi thành phần tham gia liên kết, liên doanh đầu tư phát triển rừng, đặc biệt là đối với các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân tiến hành liên kết, liên doanh với các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trong hoạt động BV và PT rừng. Trong đó quy định tiêu chí bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp khi lập dự án xin thuê rừng và đất lâm

nghiệp để sản xuất kinh doanh rừng phải xây dựng phương án liên kết, liên doanh với người dân và cộng đồng địa phương trong các hoạt động BV và PT rừng.

UBND huyện cần tham mưu cho UBND tỉnh Lâm Đồng điều chỉnh các quy định cho phù hợp với thực tiễn của tỉnh và huyện Cát Tiên. UBND tỉnh Lâm Đồng cần ban hành kịp thời các quy chế liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng, trong đó quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các CQNN, CBCC; quyền và nghĩa.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản về cơ chế bảo đảm sự điều hành thống nhất, chặt chẽ, thường xuyên, có hiệu quả của các cấp chính quyền, phát huy trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật. - Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và thực hiện có hiệu quả các chính sách bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện có hiệu quả Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.

UBND huyện cần tiến hành rà soát, chỉnh sửa, bổ sung hoặc ban hành mới theo thẩm quyền các văn bản để chỉ đạo công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng với lực lượng kiểm lâm trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; kiện toàn kịp thời và nâng cao hiệu quả hoạt động các Tổ công tác cơ động liên ngành cấp huyện, các chốt bảo vệ rừng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ở huyện cát tiên, tỉnh lm đồng (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)