7. Kết cấu của luận văn
3.4. Một số kiến nghị
3.4.1. Đối với các cơ quan ở Trung ƣơng
- Quốc hội cần xem xét sửa đổi Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Luật Đa dạng sinh học, đảm bảo sự thống nhất về phân loại rừng, thống nhất về khái niệm, tạo thuận lợi cho công tác quản lý.
- Chính phủ cần nghiên cứu ban hành một số chính sách cho cán bộ viên chức làm công tác QLNN về bảo vệ và phát triển rừng cũng như làm công tác bảo vệ và phát triển rừng.
- Kịp thời sửa đổi Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, đủ sức răn đe; bổ sung quy định thẩm quyền xử
phạt hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm về lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp trái pháp luật cho cơ quan Kiểm lâm các cấp.
3.4.2. Đối với tỉnh Lâm Đồng
- Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của UBND cấp dưới, nhất là cấp xã. Kịp thời xử lý các địa phương thiếu trách nhiệm để xảy ra phá rừng, cháy rừng.
- Cơ quan Tài nguyên môi trường, UBND các cấp kịp thời xử lý các vụ lấn chiếm đất lâm nghiệp, để ngăn chặn, răn đe, giáo dục không để kéo dài, phức tạp.
Tiểu kết chƣơng 3
Dựa trên các cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng QLNN về bảo vệ và phát triển rừng đã được luận văn đề cập tại chương 2, chương 3 của luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Cát Tiên. Luận văn đã đề xuất 6 giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Cát Tiên.
Các giải pháp của luận văn được xây dựng dựa trên quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng cũng như tăng cường công tác QLNN đối với bảo vệ và phát triển rừng. Bên cạnh đó các giải pháp của luận văn xây dựng cũng dựa trên các nguyên nhân hạn chế đã được chỉ ra trong chương 2. Các giải pháp luận văn xây dựng thể hiện nhiều góc độ khác nhau. Để triển khai thực hiện được các giải pháp này đòi hỏi các CQNN trên địa bàn huyên Cát Tiên cần xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể. Đồng thời đảm bảo sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện vào thực hiện các giải pháp này.
KẾT LUẬN
Rừng là tài nguyên sinh vật và là nguồn sống chính của loài người, nền tảng của mọi nền văn minh trong lịch sử phát triển của nhân loại. Ngày nay, dưới tác động của biến đổi khí hậu làm cho bão, lũ, hạn hán, tình hình xâm nhập mặn... diễn ra ngày càng gay gắt và phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì vậy công tác bảo vệ và phát triển rừng ngày càng trở nên cấp bách. Bảo vệ rừng đang trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của nhiều quốc gia. Chiến lược chung của Liên Hợp quốc về khôi phục và bảo vệ rừng hiện nay là, chú trọng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo đảm cân bằng sinh thái, bảo tồn tính đa dạng sinh học, ngăn chặn sự diệt vong của các loài, nhất là các loài quý hiếm. Đi cùng với công tác BV và PT rừng thì đòi hỏi các CQNN cần tăng cường công tác QLNN đối với lĩnh vực này. QLNN đối với bảo vệ và phát triển rừng là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng diễn ra đúng khuôn khổ, quy định của Nhà nước, góp phần đảm bảo môi trường sống và bảo vệ tài nguyên rừng cho sự phát triển hiện tại và tương lai.
Dựa trên các mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã tiến hành và hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về công tác QLNN về bảo vệ và phát triển rừng ở cấp huyện. Đặc biệt đã chỉ rõ 8 nội dung QLNN về bảo vệ và phát triển rừng ở cấp huyện làm cơ sở cho việc tiếp cận thực trạng trong chương 2. Luận văn cũng đã tiến hành phân tích thực trạng công tác QLNN về BV và PT rừng ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, trong đó đã làm rõ cách thức mà huyện Cát Tiên đã triển khai để thực hiện công tác QLNN về BV và PT rừng, cũng như chỉ ra những thành tựu, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong công tác QLNN về BV và PT rừng trên địa bàn huyện Cát Tiên. Trong thời gian qua công tác QLLN về BV và PT rừng trên địa bàn huyện Cát Tiên đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, công tác tuyên truyền, phổ biến và thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường
xuyên. Tuy nhiên trong công tác QLNN về BV và PT rừng ở huyện cũng còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục như vấn đề buông lỏng quản lý, xử lý chưa nghiêm khắc, tình trạnh vi phạm pháp luật về BV và PT rừng còn diễn ra. Luận văn cũng đã dựa trên các định hướng của Đảng và Nhà nước để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Cát Tiên. Trong đó tập trung đề xuất các giải pháp sau đây:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với thực tiễn địa phương
- Sớm đổi mới việc tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển rừng. - Kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Cát Tiên.
- Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến.
- Nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ công chức.
Như vậy luận văn đã hoàn thành được các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn và bản thân cũng còn những hạn chế trong công tác nghiên cứu khoa học nên luận văn còn những hạn chế nhất định.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Ban chấp hành Trung ương Đảng (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020
2.Ban chấp hành Trung ương Đảng (2017), Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
3.Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020
4.Chính phủ (2013), Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
5.Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình luật Hành chính, NXB Hồng Đức
6.Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Hà Nội.
7.Nguyễn Thanh Hiền (2012), Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam hiện nay
8.Bạch Xuân Hoà (2014), Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự Việt Nam
9.Nguyễn Huy Hoàng (2009) “Các giải pháp quản lý hành chính nhà nước nhằm bảo vệ và phát triển bền vững rừng Tây Nguyên”
10.Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11.Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 12.Học viện Hành chính Quốc gia (2006), Giáo trình Lý luận hành chính nhà nước, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
13.Học viện Hành chính Quốc gia (2005), Hành chính nhà nước, NXB Khoa học – Kỹ thuật
14.Phạm Lê Liên (2012), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nhà xuất bản Giáo dục
15.Quốc hội (2004), Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Hà Nội 16.Quốc hội (2008), luật Đa dạng sinh học, Hà Nội
17.Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội
18.Quốc hội (2005), Luật môi trường, Hà Nội.
19.Lê Văn Từ (2015), “Quản lý nhà nước về xã hội hoá bảo vệ và phát triển rừng ở Tây Nguyên”
20.Hà Công Tuấn (2005), “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay”
21.Hoàng Văn Tuấn (2015), “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang”.
22.Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020.
23.Uỷ ban nhân dân huyện Cát Tiên, Cổng thông tin điện tử huyện Cát Tiên. 24.Uỷ ban nhân dân huyện Cát Tiên (2018), Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của huyện Cát Tiên.
25.Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2013), Quyết định số 2693/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn huyện Cát Tiên.
26.Uỷ ban nhân dân huyện Cát Tiên (2016), Quyết định số 13/2016/QĐ- UBND ngày 18 tháng 3 năm 2016 về quy chế bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Cát Tiên
27.Uỷ ban nhân dân huyện Cát Tiên (2018), Báo cáo ngày 15 tháng 3 năm 2018 Về công tác quản lý đất, rừng trên địa bàn huyện Cát Tiên
28.Uỷ ban nhân dân huyện Cát Tiên (2018), Báo cáo tình hình thực hiện công tác giao khoán chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Cát Tiên 29.Uỷ ban nhân dân huyện Cát Tiên (2018), Báo cáo Tình hình phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp Từ năm 2016 đến nay trên địa bàn huyện
30.Uỷ ban nhân dân huyện Cát Tiên (2018), Báo cáo Tình hình sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Cát Tiên
31.Uỷ ban nhân dân huyện Cát Tiên (2016), Báo cáo Số liệu cập nhật diễn biến rừng và hiện trạng rừng năm 2016 trên địa bàn huyện Cát Tiên
32.Uỷ ban nhân dân huyện Cát Tiên (2016), Báo cáo số liệu cập nhật diễn biến rừng và hiện trạng rừng năm 2016 trên địa bàn huyện Cát Tiên
33.Uỷ ban nhân dân huyện Cát Tiên (2016), Báo cáo 532/BC-UBND ngày 26/12/2016 về tổng kết công tác quản lý và bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, trồng rừng, trồng cây phân tán năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017.
34.Uỷ ban nhân dân huyện Cát Tiên (2017), Báo cáo 538/BC-UBND ngày 14/12/2017 Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018.
35.Uỷ ban nhân dân huyện Cát Tiên (2018), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019
36.Uỷ ban nhân dân huyện Cát Tiên (2017), Báo cáo kết quả thực hiện chính sách pháp luật về giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình giai đoạn 2006-2016 trên địa bàn huyện Cát Tiên
37.Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Từ điển Tiếng việt, NXB Từ điển Bách khoa