1.2.1.1. Khái niệm
Quản lý là môt yếu tố hết sức quan trọng không thể thiếu được trong ̣đời sống xã hội, đó là quá trình tổ chức, điều hành các hoat động nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy luật khách quan
Quản lý xây dựng là tổng thể các nỗ lực của các chủ thể quản lý định hướng, giám sát, hỗ trợ và can thiệp đến các hoạt động xây dựng nhằm đạt được mục tiêu phát triển, bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của chủ thể xây dựng, duy trì trật tự pháp luật và thực thi chức năng của cơ quan quản lý.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động xây dựng là sự can thiệp bằng quyền lực của mình (bằng pháp luật, thông qua pháp luật) vào các quá trình xây dựng nhằm định hướng hoạt động xây dựng theo đúng mục đích chung.
Từ những khái niệm liên quan, có thể hiểu quản lý trật tự xây dựng đô thị là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý xây dựng, là việc tổ chức, điều hành các hoạt động liên quan đến quá trình hình thành và phát triển nhà ở ở đô thị, đến các chủ thể tham gia vào hoạt động xây dựng thông qua các cấp chính quyền và cơ quan chuyên môn nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước giao, đảm bảo các hoạt động xây dựng tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật
1.2.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng bao hàm những vấn đề cơ bản về quy hoạch, cấp phép, quản lý trật tự xây dựng sau cấp phép, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Xử lý vi phạm trật tự xây dựng nhằm ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả
các hành động xây dựng không phép, sai phép, cơi nới, lấn chiếm không gian đô thị.
Quản lý nhà nước về xây dựng là hoạt động quản lý mà trong đó có đầy đủ các đặc điểm của hoạt động quản lý ngoài ra còn có những đặc điểm riêng mà chỉ có trong xây dựng.
Đối tượng quản lý nhà nước về xây dựng là các công trình xây dựng trên địa bàn đô thị, Công tác quản lý xây dựng gắn liền với yếu tố vị trí địa lý, thổ nhưỡng đất đai, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như phong tục tập quán ở từng địa phương, thẩm mỹ, khí hậu thời tiết từng khu vực cho đến quy hoạch khu chức năng của từng đô thị...
Quản lý theo một thể thống nhất từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết 1/2000, 1/500. Gắn quy hoạch tổng thể huyện với quy hoạch chi tiết từng đơn vị xã. Hoạt động quản lý xây dựng phải phù hợp với đặc điểm và điều kiện kinh tế xã hội và đặc điểm tự nhiên của từng địa phương. Quản lý xây dựng trên cơ sở pháp lý là các điều luật về xây dựng, quy hoạch, kiến trúc, luật đất đai, luật dân sự...
Hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng là một chuỗi các hoạt động từ quản lý quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát thiết kế xây dựng công trình, cấp giấy phép, hoạt động thanh tra, kiểm tra hậu cấp phép. Bất kỳ một hoạt động, lĩnh vực nào muốn đạt được hiệu quả cao, đảm bảo yêu cầu, mục tiêu đề ra, dù ít hay nhiều đều có sự can thiệp, tác động quản lý nhà nước. Đối với hoạt động xây dựng cũng không ngoại lệ, Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ, hành vi của con người trong lĩnh vực trật tự xây dựng.
Vì vậy, tăng cường quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này là một trong những đòi hỏi không thể thiếu trong hoạt động quản lý của Nhà nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, xuất phát từ những lý do sau:
Nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư phát triển nói chung và hoạt động xây dựng nói riêng theo đúng quy hoạch.
Tạo điều kiện cho các chủ đầu tư thực hiện các quyền của mình trong hoạt động xây dựng theo đúng quy định của pháp luật. Thông qua thực hiện các thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng, Nhà nước thừa nhận và bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của công dân, quản lý kiểm soát được tình hình trật tự xây dựng theo quy hoạch đã được quyệt.
Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm trong hoạt động xây dựng: Xây dựng cơ chế phân công, phối hợp hiệu quả, nhằm hạn chế tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, khắc phục sự chồng chéo trong hoạt động, tình trạng một công trình xây dựng chịu sự kiểm tra của nhiều lực lượng khác nhau, gây lãng phí thời gian và công sức... Do đó, nhằm đảm bảo duy trì hoạt động quản lý được thường xuyên, liên tục, đòi hỏi bộ máy quản lý, cơ chế phối hợp phải đồng bộ, hiệu quả.
Vì vậy, quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là một yêu cầu không thể thiếu trong việc duy trì phát triển và ổn định về trật tự xây dựng. Việc tăng cường quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này là một trong những đòi hỏi tất yếu khách quan trong công tác quản lý của Nhà nước.
1.2.2.3. Công cụ và nguyên tắc quản lý trật tự xây dựng đô thị
Quản lý trật tự về xây dựng đô thị được thực hiện theo các nguyên tắc chung của quản lý hành chính nhà nước, tuy nhiên đây là hoạt động quản lý chuyên ngành nên cơ quan hành chính áp dụng tập trung vào hai nguyên tắc sau:
Một là, nguyên tắc tập trung dân chủ: nguyên tắc này thực hiện nhằm đảm bảo cho bộ phận hành chính hoạt động thông suốt, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Nhà ở thường mang tính địa phương do đó cơ quan hành chính trung ương không thể quản lý một cách toàn diện được mà phải phân cấp quản lý, trao quyền chủ động, sáng tạo cho chính quyền địa phương các cấp thực thi nhiệm vụ quản lý hành chính phù hợp với thực tiễn từng địa phương tuy nhiên phải phù hợp với các quy định chung hiện hàng để đảm bảo tính tập trung.
Quản lý trật tự xây dựng đô thị là hoạt động liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhân dân, các thành phần kinh tế trong xã hội, do đó trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, các cơ quan hành chính phải nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm.
Hai là, nguyên tắc công khai nhằm để dân biết và thực hiện các quy định của Nhà nước. Công khai nhằm lắng nghe ý kiến của nhân dân và dư luận xã hội để kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, thay đổi chủ trương, chính sách, pháp luật và các quyết định quản lý về xây dựng đô thị.
Công khai trong hoạt động quản lý trật tự xây dựng đô thị gồm công khai các quy định pháp lý về hoạt động xây dựng (cấp phép xây dựng, quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, phát triển nhà ở, nghĩa vụ tài chính…) nhằm để dân biết, dân làm, dân kiểm tra.
Cơ quan nhà nước dùng pháp luật làm công cụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý trật tự xây dựng nhà ở: các văn bản được quy định và cụ thể hóa trong luật xây dựng năm 2014, Luật nhà ở năm 2014, các Nghị định, thông tư hướng dẫn và các văn bản pháp luật có liên quan.