Thuột trong thời gian tới
Từ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020 phấn đấu nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thì tốc độ phát triển đô thị diễn ra khá nhanh. Do vậy chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta lúc nào cũng dành một phần quan trọng cho phát triển đô thị và luôn cố gắng xây dựng những mô hình quản lý vận hành đô thị có hiệu quả nhất. Các đô thị luôn được quan tâm đầu tư phát triển nên nhìn chung chất lượng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dịch vụ công cộng được nâng lên, từng bước hình thành hệ thống các đô thị hiện đại, văn minh theo Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, quản lý nhà nước về trâṭtư ̣xây dưng ̣ đô thị ở nước ta luôn là vấn đề cấp bách được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện. Cùng với đó Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 14/2007/CT-TTg, ngày 13/6/2007 về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị.
Hiện nay từ Trung ương xuống địa phương cơ bản đã có một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ và đồng bộ, có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý trâṭ tư ̣xây dưng ̣ đô thị được thuận lợi và hiệu quả. Quốc hội Khóa XII đã ban hành Luật Quy hoạch đô thị; Khóa XIII đã ban hành Luật Xây dựng, Luật
quan trọng có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về trâṭtư ̣xây dưng ̣ đô thị. Chính phủ cũng đã ban hành các Nghị định số 180/2007/NĐ-CP, Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP,… Đồng thời Bộ Xây dựng cũng đã ban hành các Thông tư hướng dẫn các Nghị định nêu trên.
Với định hướng xây dựng Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo Kết luận số 60-KL/TW, ngày 27/11/2009 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy, Thành ủy Buôn Ma Thuột đã đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người dân gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. Kể từ đầu năm 2010, Buôn Ma Thuột được công nhận là thành phố loại 1 trực thuộc tỉnh. Đến nay tình hình kinh tế của thành phố đã có bước phát triển khá; công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ vẫn giữ vai trò chủ đạo. Hạ tầng kỹ thuật được quan tâm đầu tư, chất lượng dịch vụ đô thị ngày càng được cải thiện; đội ngũ cán bộ công chức, viên chức từng bước được chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết các dân tộc. Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra phương hướng phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của thành phố, nhất là tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử, địa lý trung tâm vùng, tam giác phát triển Campuchia- Lào-Việt Nam. Tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp phần mềm, năng lượng sạch; phát triển dịch vụ, du lịch theo hướng xanh, sinh thái, thông minh và bản sắc riêng vùng Tây Nguyên; phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái, ứng dụng công nghệ cao; chú trọng ứng dụng
khoa học và công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thúc đẩy đổi mới sáng tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Tầm nhìn của thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2025 là đô thị kết nối các đầu mối kinh tế như : Giao thông, thương mại, công nghiệp, công nghệ cao , giáo dục, ý tế, thể dục thể thao..
- Có vị trí quan trọng trong an ninh quốc phòng của vùng Tây Nguyên, có môi trường cảnh quan tự nhiên cần được bảo vệ, duy trì và phát huy bản sắc văn hóa vùng.
- Nâng cấp ,cải tạo các khu ở hiện hữu và hoàn thiện các dự án mở rộng khu đô thị tại các phường : Tân An, Tân Lợi, Tân Lập, Tân Hòa, Tân Tiến, Tân Thành, Thành Công, Thành Nhất, Ea Tam.
Các giải pháp quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột tập trung vào:
- Nâng cấp cải tạo các khu trung tâm hành chính, văn hóa, thương mại, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao..của thành phố, tỉnh và cấp vùng theo quy hoạch.
- Đầu tư các khu đô thị theo quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đã phê duyệt.
- Đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng quy hoạch đô thị, trong đó ưu tiên phát triển giao thông công cộng, hệ thống thoát nước và thu gom rác thải rắn.
- Bổ sung hoàn thiện hệ thống cây xanh công viên
- Nâng cấp cải tạo môi trường, chuyển đổi chức năng hoặc di dời các đơn vị sản xuất công nghiệp làm ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường đô thị.
- Phát triển và giữ gìn sắc thái truyền thống của buôn làng, khuyến khích phát triển các khu nhà vườn trong thành phố.
- Quy hoạch và phát triển các khu du lịch , khu công nghiệp vùng ngoại ô.