Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về BVMT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 32)

1.3.1. Quan điểm và nhận thức

Quan điểm nhận thức ở một số nơi, một thời điểm nào đó chưa thực sự coi môi trường và BVMTphải gắn kết hữu cơ, không thể tách rời với phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc coi nhẹ, thậm chí bỏ qua lợi ích môi trường trong các hoạt động kinh tế vẫn còn diễn ra, có trường hợp diễn ra ở mức độ phức tạp.

Bên cạnh đó, ý thức thực thi trách nhiệm công vụ về BVMT của nhiều cán bộ các cấp ở trung ương cũng như địa phương trong điều hành, chỉ đạo và thực hiện công việc còn chưa tốt; dẫn tới tình trạng bỏ qua hoặc không tuân thủ đầy đủ các qui định pháp luật về BVMT.

1.3.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Hệ thống văn bản pháp luật mặc d đã có những bước tiến lớn nhưng vẫn còn chồng chéo, chưa rõ ràng trong phân công, vẫn còn những quy định chưa ph hợp; nguồn lực, công nghệ, năng lực quản lý, xử lý chất thải, chất thải nguy hại còn hạn chế, việc tổ chức triển khai quy hoạch quản lý chất thải rắn đã phê duyệt tại các địa phương còn chậm.

Việt Nam còn có hạn chế liên quan đến công tác ĐMC, ĐTM là còn thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, đặc biệt là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật không liên quan đến chất thải nên không có căn cứ để làm chuẩn mực khi xem xét các tác động không liên quan đến chất thải gây ra bởi dự án.

1.3.3. Khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ là một công cụ khoa học quan trọng và hiệu quả cho việc QLNN về BVMT. Tuy nhiên, khoa học công nghệ của nước ta còn nhiều hạn chế, nguồn nhân lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa được nâng cao.

1.3.4. Tuyên truyền, giáo dục thường xuyên

Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về BVMT tới cộng đồng dân cư còn hạn chế; việc thực thi chính sách, pháp luật về BVMT còn chưa nghiêm, hiệu lực, hiệu quả chưa cao.

1.3.5. Ý thức cộng đồng

Ý thức BVMTchưa trở thành thói quen, nếp sống của một bộ phận dân cư, các thói quen xấu gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng như: vứt rác, chất thải, xác súc vật bừa bãi ở nơi công cộng, nguồn nước,... vẫn còn phổ biến. Ý thức chấp hành Luật BVMT và giữ gìn vệ sinh môi trường của các hộ sản xuất kinh doanh, nhất là các hộ sản xuất kinh doanh thuộc các làng nghề; của một số nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh còn thấp.

1.3.6. Xã hội hóa BVMT

Công tác xã hội hóa hoạt động BVMT và quản lý tài nguyên chưa thực sự hiệu quả; chưa huy động của sức mạnh toàn dân. Chưa có sự phân công cụ thể và đầu tư nguồn lực cho một tổ chức có chức năng quản lý nhà nước theo dõi toàn diện về xã hội hóa công tác BVMT.

1.4. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về BVMT ở một số quốc gi và đị hương ở Việt N m

1.4.1 QLNN

*) QLNN về môi trường ở huyện Cẩm Khê, tỉnh hú Thọ

Đi kèm với phát triển kinh tế, môi trường trên địa bàn huyện phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như gia tăng lượng chất thải rắn sinh hoạt và chăn nuôi, ô nhiễm nguồn nước, tồn dư phân bón hoá học và chất bảo vệ thực vật,... Trước thực tế trên, để đảm bảo phát triển kinh tế, gắn với BVMT bền vững trên địa bàn huyện, Ban thường vụ Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện đã ban hành các Nghị quyết chuyên đề để chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân các xã, thị trấn tổ chức thực hiện như: Nghị quyết số 88-NQ/HU ngày 02/12/2013 của Ban Thường vụ Huyện uỷ Cẩm Khê về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, BVMT trên địa bàn huyện đến năm 2015 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 15/2013/NQ-HĐND ngày 25/12/2013 của Hội đồng nhân dân huyện về tăng cường công tác quản lý, BVMT trên địa bàn huyện Cẩm Khê đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Kế hoạch số 654/KH-UBND ngày 1 /6/2014 của UBND huyện Cẩm Khê về BVMT trên địa

bàn huyện đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 để triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban thường vụ huyện ủy và Hội đồng nhân dân huyện đến các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đóng trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, hàng năm, UBND huyện đều xây dựng kế hoạch BVMT và kế hoạch phát động triển khai thực hiện các ngày lễ như: Ngày Môi trường Thế giới (05/6), Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn, Chương trình Giờ Trái đất tới các xã, thị trấn, các doanh nghiệp, bệnh viện, trạm xá, trường học theo quy định. Để công tác quản lý và BVMT trong thời gian tới có hiệu quả thiết thực. UBND huyện đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp tổ chức thực hiện, cụ thể như sau:

- Tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức và vai trò của cộng đồng trong công tác BVMT.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch về BVMT. - Tăng cường huy động nguồn lực phục vụ công tác BVMT. - Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.

- Đưa nội dung BVMT vào quy định thực hiện nếp sống văn hoá ở các địa phương, cơ quan, đơn vị.

1.4.2. Kinh nghiệm QLNN về môi trường làng nghề ở một số địa phương ở Việt Nam phương ở Việt Nam

*) QLNN về môi trường làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh hiện có 62 làng nghề trong đó có 30 làng nghề truyền thống. Các làng nghề ở Bắc Ninh có đặc điểm chung là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, cả làng c ng sản xuất ra những sản phẩm giống nhau, có dây chuyền công nghệ mang tính thủ công và lạc hậu, tiêu tốn nhiêu nguyên, nhiên liệu; trong đó phải kể đến làng nghề sản xuất giấy tái chế Phong Khê và Phú Lâm, sản xuất rượu Đại Lâm, đúc nhôm chì Văn Môn, sản xuất sắt thép tái chế Đa Hội, dệt nhuộm Tương Giang, sản xuất đô gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, đúc đồng Đại Bái...

Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề đang ở mức nghiêm trọng và một số nơi trở lên báo động.

- Môi trường không khí: hàm lượng bụi vượt 1,5-3,6 lần TCCP, tiếng ồn cao hơn TCCP từ 10-20dBA, nồng độ các khí CO, SO2 và NO2 (tại một số địa điểm như: Đại Bái, Đa Hội, Văn Môn) vuợt TCCP từ 5 - 6 lần; nhiệt độ cao hớn TCCP khoảng 9°C.

- Môi trường nước: TSS vượt TCCP 4,5 - 11 lần, COD vượt 8 - 8,5 lần và BOD5 vượt 6 lần; nước thải tại làng nghề sắt thép Đa Hội có hàm lượng Pb vượt 5,5 lần so với TCCP; hàm lượng N tổng trong nước thải làng nghề sản xuất rượu Đại Lâm vượt 1,5 lần.

- CTR và CTNH: làng nghề tái chế giấy Phong Khê cũng như nhiều làng nghề khác đã thải ra môi trường nhiều loại chất thải rắn, trong đó có chất thải nguy hại không được thu gom mà vứt bừa bãi ra các kênh, mương, ao, hồ, sông, ngòi làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt.

- Khoan và khai thác nước ngầm: hoạt động khoan và khai thác nước ngầm đang diễn ra tràn lan, suy giảm số lượng và chất lượng nước, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Để khắc phục tình trạng trên, công tác QLNN về BVMTđược chú trọng. Sở TNMT Bắc Ninh đã thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

- Ký kết Chương trình phối hợp hành động BVMTvới các tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ).

- Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội mở lớp tập huấn nâng cao nhận thức về môi trường cho các cán bộ, hội viên; tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường, Ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn...

- Tham mưu cho UBND tỉnh triển khai quy hoạch các khu, cụm công nghiệp làng nghề nhằm đưa các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề ra khỏi khu vực dân cư.

- Xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra việc chấp hành Luật BVMT; phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường - Công An tỉnh giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, UBND tỉnh đã ban hành Quy chế BVMTlàng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ nhằm làm rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành và cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với BVMT. Bên cạnh các giải pháp trên, tăng cường công tác QLNN về môi trường tại các làng nghề tại địa bàn tỉnh với các giải pháp:

- Tăng cường công tác giáo dục truyền thống trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hội thảo giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực môi trường nhằm thay đổi hành vi ứng xử.

- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong việc thực hiện quy hoạch phát triển ngành, v ng kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ quá trình thẩm định công nghệ của các dự án đầu tư mới vào các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề.

- Quy hoạch các cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, các cụm công nghiệp phải đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, khuyến khích các làng nghề phát triển theo hướng kết hợp khoa học kỹ thuật hiện đại với kỹ thuật truyền thống, tạo ra những sản phẩm tinh xảo vừa giữ được bản sắc truyền thống và nâng cao hiệu quả sản xuất cho các làng nghề.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh có phát sinh các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, yêu cầu thực hiện các giải pháp kỹ thuật xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về BVMT.

- Lồng ghép các hoạt động BVMTtrong việc bình xét công nhận các danh hiệu thi đua hàng năm; hỗ trợ vay vốn đối với các dự án đầu tư phát triển sản xuất phải gắn kết với các chỉ tiêu BVMT.

Thành phố Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Là địa phương có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước, các làng nghề tại Hà Nội được phân theo 8 loại hình sản xuất: Chế biến lương thực, thực phẩm; thủ công, mỹ nghệ; nhuộm, thuộc da; tái chế chất thải; gia công cơ kim khí; sản xuất vật liệu xây dựng; chăn nuôi, giết mổ gia súc và các loại hình khác. Đa số các làng nghề ít đầu tư cho xây dựng các hệ thống thu gom, xử lý môi trường, chủ yếu xả thẳng ra môi trường dân sinh.

Tương tự các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh, chất lượng môi trường tại các làng nghề trên thành phố Hà Nội đang ô nhiễm nghiêm trọng, nhiều chỉ tiêu phân tích chất lượng môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm, đất vượt quá TCCP.

Để giải quyết các vấn đề môi trường trên, thành phố Hà Nội đang từng bước hoàn thiện hệ thống QLNN về môi trường. Cụ thể:

- Triển khai quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đặt ra từng giai đoạn thực hiện cụ thể (giai đoạn 201 -2020 và 2020-2030). Trong đó, giai đoạn 2017-2018 tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về BVMT làng nghề; đánh giá phân loại làng nghề.

- Trong nhóm giải pháp về chính sách, Hà Nội theo dõi và xác định các làng nghề ô nhiễm và đề xuất phương án xử lý; tổ chức thu phí BVMT; tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình tuân thủ các quy định và xử lý vi phạm về BVMTtại làng nghề. Nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến công nghệ xử lý môi trường ph hợp với làng nghề bảo đảm đến năm 2030 cơ bản các làng nghề trên địa bàn đáp ứng yêu cầu về BVMT.

- Khuyến khích xây dựng Hương ước, Quy ước về BVMTlàng nghề, trong đó cụ thể hóa các quy định của pháp luật về BVMT ph hợp với điều kiện của thành phố, tiến tới triển khai thành quy định bắt buộc đối với các hộ, cơ sở sản xuất làng nghề.

+ Quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp: Quy hoạch cơ sở hạ tầng đồng bộ bao gồm hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp điện, nước, thông tin liên lạc, hệ thống thu gom và xử lý chất thải; quy hoạch khu sản xuất ph hợp với đặc th loại hình làng nghề.

+ Quy hoạch phân tán (quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình): tổ chức bố trí không gian nhằm cải thiện điều kiện sản xuất và vệ sinh môi trường mà không cần phải di dời, hạn chế tối đa việc cơi nới, xây nhà cao tầng… lưu giữ nét cổ truyền, văn hóa của làng nghề kết hợp với dịch vụ du lịch. Ngoài ra, di dời các công đoạn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như công đoạn tẩy, nhuộm (làng nghề nhuộm), công đoạn mạ (thuộc làng nghề cơ khí)… vào khu, cụm công nghiệp.

1.4.3. Những kinh nghiệm hữu ích đối với huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong QLNN về BVMT

*) Đối với huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Dựa trên kinh nghiệm QLNN về BVMTtại một số huyện trong nước, rút ra bài học đối với địa bàn khu vực nghiên cứu là huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa như sau:

Thứ nhất, Quy định cụ thể trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân

trong QLNN về BVMT.

Thứ hai, Xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách, quy hoạch quản lý môi trường ph hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Thứ ba, Hoàn thiện bộ máy QLNN về môi trường, bố trí đủ nhân lực nhưng tránh rườm rà, cồng kềnh; thường xuyên đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác QLNN về môi trường.

Thứ tư, Tích cực tuyên truyền, vận động, giáo dục để nâng cao nhận thức

của người dân về BVMT, tạo sự tham gia tích cực của toàn thể nhân dân trong thực hiện công tác BVMT.

Thứ năm, Xây dựng cơ chế thích hợp cho việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong hoạt động môi trường.

Thứ sáu, Khuyến khích xây dựng hương ước, quy ước, chế tài xử phạt cụ thể dựa trên các Luật, quy hoạch của Nhà nước.

Kết luận

Trên cơ sở các nhận thức kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và các địa phương tại Việt Nam , từ đó rút ra những kinh nghiệm quý giá cho QLNN về BVMTở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Căn cứ vào những điều kiện thực tế tại địa phương, cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo để khắc phục những điểm còn hạn chế, phát huy những ưu điểm mà các địa phương đã vận dụng thành công để có lộ trình áp dụng ph hợp, rút ngắn thời gian, nhân lực, kinh phí đầu tư nhằm mang lại hiệu quả mong muốn, ph hợp với xu thế mới của thế kỷ XXI là phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với BVMT.

Tiểu kết chương 1

Hiện nay, ở nước ta và trên thế giới có nhiều khái niệm, thuật ngữ, cách hiểu khác nhau về môi trường nhưng cách giải thích được nhiều nhà khoa học chấp nhận nhất đó là “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.

BVMT là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)