2.3. Phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về BVMTtrên địa bàn huyện Nga
2.3.1. Kết quả và nguyên nhân
2.3.1.1. Cơ cấu quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về BVMT huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá đang dần được củng cố và hoàn thiện. Theo quy định tại Thông tư số 50/2014/TTLT-BNV-BTNMT ngày 28/8/2014 của liên Bộ Nội vụ và Bộ TN MT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở TN MT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phòng TN MT thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Khoản 2, Điều của Nghị định số 81/200 /NĐ-CP ngày 23/5/200 của Chính phủ quy định về tổ chức chuyên môn về BVMTthuộc UBND cấp huyện, phòng TN MT huyện Nga Sơn đã bố trí cán bộ chuyên môn phụ trách về môi trường theo quy định. Theo Luật BVMT 2014 và các Văn bản dưới luật, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Nga Sơn như sau:
Hình 2.4. Sơ đồ các mối qu n hệ trong hệ thống quản lý môi trường tại huyện Ng Sơn, tỉnh Th nh Hó hiện n y
Về số lượng
UBND huyện Nga sơn chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý công tác BVMT trên địa bàn huyện theo sự ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền..
Để thực hiện nhiệm vụ này, UBND phải thành lập Phòng quản lý môi trường khi có đủ biên chế từ 05 người trở lên có chuyên môn về BVMT. Nhưng hiện nay do đang tinh giản biên chế nên không thể bố trí nhiều cán bộ cho Phòng môi trường của huyện. Hiện tại Phòng mới chỉ 03 cán bộ chuyên môn về
Sở Tài nguyên và Môi trườngThanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa
Phòng TNMT huyện Nga Sơn
môi trường và một số cán bộ có chuyên môn gần với nhóm ngành. Ban quản lý có tổ chức bộ phận chuyên môn về môi trường và pháp luật cho quyền nhưng số lượng cán bộ còn ít không thể đáp ứng đủ yêu cầu cũng như nhân lực để quản lý môi trường trên địa bàn huyện một cách chặt chẽ.
Thêm vào đó là hạn chế về việc nhân sự làm công tác BVMT ở chính quyền địa phương ở các cấp xã. Hiện tại mỗi xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều đã có 1 cán bộ phụ trách về môi trường, nhưng chuyên môn về môi trường cũng rất hạn chế.
Về năng lực đội ngũ cán bộ
- Đối với các cơ quan quản lý (phòng TN MT) biên chế cán bộ công chức làm công tác quản lý môi trường còn thiếu và phải đảm đương nhiều nhiệm vụ c ng lúc nên chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi trong lĩnh vực này. Trong khi đó lực lượng làm công tác môi trường tại các địa phương chưa có cán bộ chuyên trách có chuyên môn về môi trường, vẫn kiêm nhiệm dẫn đến hiệu quả quản lý còn thấp.
- Đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đều có các cán bộ phụ trách công tác môi trường nhưng năng lực chưa cao, và phải kiêm nhiệm nhiều việc khác trong công ty. Do vậy có thể thấy bản thân các doanh nghiệp trên địa bàn huyện chưa chú trọng đối với công tác BVMT mà chỉ mang tính chất đối phó hoặc để tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành cho doanh nghiệp.
- Đối với các xã, thị trấn trên địa bàn huyện hầu như có các bộ phụ trách môi trường nhưng chỉ được coi là công tác nhỏ và phải kiêm nhiệm nhiều việc khác trên địa bàn xã, thị trấn. Nghiệp vụ và chuyên môn của các cán bộ này không cao và không được đào tạo thường xuyên để nâng cao nghiệp vụ.
- Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về BVMT cho các cán bộ quản lý Nhà nước về BVMT của Sở Tài nguyên và môi trường chưa được thực hiện thường xuyên do khối lượng công việc quá lớn. Việc đào tạo cán bộ quản lý môi trường tại các cơ sở chưa được coi trọng do doanh nghiệp không muốn bỏ chi
phí trong khi các văn bản pháp luật chưa quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đào tạo và sử dụng cán bộ quản lý môi trường tại cơ sở.
2.3.1.2. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Chính quyền địa phương huyện Nga Sơn dưới sự chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường c ng các sở ban ngành đã ban hành nhiều văn bản thực thi công tác quản lý Nhà nước về BVMT: Các văn bản phổ biến Luật tài nguyên và môi trường;
Qua khảo sát cho thấy hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở cấp huyện có những hạn chế đã được phát hiện:
- Văn bản quy phạm pháp luật thường sao chép lại các quy định của Trung ương, của các cơ quan quản lý cấp trên,hoăc của các tỉnh, huyện khác nên nhìn chung tính khả thi sau khi ban hành không cao;
- Việc triển khai, cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật của huyện trong công tác quản lý nhà nước về môi trường nhiều khâu chưa đảm bảo đúng trình tự, thủ tục luật định. Số lượng văn bản đăng ký ban hành theo các Chương trình này đạt tỷ lệ không cao, còn mang tính hình thức;
- Dự thảo văn bản gửi thẩm định không đúng quy định làm ảnh hưởng đến thời gian thẩm định và bị động cho cơ quan thực hiện chức năng thẩm định. Đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định ở địa phương còn nhiều hạn chế về trình độ, năng lực. Nội dung thẩm định phần lớn về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản, chưa đi sâu phân tích nội dung của văn bản, chưa triển khai cụ thể được quy định của cơ quan cấp trên vào thực tế của huyện. Mặc d nội dung thẩm định chủ yếu phát hiện các lỗi về hình thức, kỹ thuật trình bày nhưng hầu hết các văn bản ban hành vẫn chưa đảm bảo về mặt trình tự, thủ tục và thể thức, kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật;
- Công tác rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật ở cấp huyện hàng năm chưa được quan tâm đúng mức. Việc gửi văn bản phục vụ cho
công tác kiểm tra chưa kịp thời và chưa đầy đủ theo quy định của pháp luật; Còn xảy ra hiện tượng né tránh việc kiểm tra văn bản nên đã không ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà thay vào đó là ban hành nhiều văn bản cá biệt có chứa quy phạm pháp luật;
Chính quyền địa phương huyện Nga Sơn dưới sự chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường trên cơ sở các văn bản pháp quy của Bộ tài nguyên và môi trường. Tuy vậy, chính quyền còn lệ thuộc nhiều vào các văn bản của cơ quan cấp trên, chưa có văn bản quy định chi tiết quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng loại hình doanh nghiệp và từng dạng phát thải: chất thải rắn, nước thải, không khí.
Hơn nữa, việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật này còn có nhiều hạn chế. Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ, nể nang, thậm chí còn xem nhẹ, buông lỏng trách nhiệm và thiếu kiên quyết trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo về BVMT. Việc phát hiện các hành vi vi phạm chậm trễ, việc xử lý các sai phạm trong BVMT chưa nghiêm.
2.3.1.3. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về BVMT
Chính quyền địa phương huyện Nga Sơn dưới sự tham mưu của Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các sở ban ngành đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa công tác quản lý Nhà nước về BVMT
- Chiến lược, quy hoạch phát triển khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp của huyện;
- Chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của huyện;
- Quy hoạch BVMT của huyện.
- Rà soát điều chỉnh quy hoạch BVMT của huyện. - Các đề án, chương trình BVMT.
Đối với các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện
+ Theo như số liệu đã tổng hợp ở trên ta thấy số lượng các dự án đầu tư trên địa bàn huyện lập hồ sơ về công tác BVMT còn rất thấp. Trong khi đó có nhiều chủ đầu tư chỉ hoàn thiện các hồ sơ về công tác BVMT trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư (hồ sơ đầu vào), mang tính đối phó.
+ Không hoặc xây dựng không đúng với giải pháp, công trình xử lý môi trường đã được phê duyệt trong Báo cáo ĐTM; kế hoạch BVMT được chứng nhận.
+ Một số doanh nghiệp có đầu tư xây dựng nhưng lại không vận hành, hoặc vận hành không liên tục, không đảm bảo quy trình dẫn đến xả thải không xử lý gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước.
+ Đa số có Chủ doanh nghiệp đều không tuân thủ, hoặc chỉ thực hiện để đối phó với cơ quan quản lý việc giám sát môi trường định kỳ theo chường trình giám sát đã đưa ra trong Báo cáo ĐTM hoặc Kế hoạch Bảo vê môi trường đã lập. Ngoài ra các dự án không có hoặc chưa lập hồ sơ về công tác BVMT thì hầu như không thực hiện.
Đối với các làng nghề trên địa bàn huyện
Công tác thực hiện BVMT trên địa bàn huyện hầu hết chưa thực sự được các cấp lãnh đạo của các ban ngành địa phương quan tâm, chỉ đạo. Các chất thải phát sinh từ các hộ dân trong làng nghề chủ yếu do các hộ dân tự xử lý. Nước thải phát sinh từ các làng nghề hầu như không được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường.
Đối với sinh hoạt của các hộ dân cư trên địa bàn huyện Nga Sơn
Đối với mỗi thôn, làng của các xã trong huyện đều bố trí đội vệ sinh thu gom rác thải sinh hoạt phát sinh từ mỗi thôn, làng, sau đó tập kết và vận chuyển về chôn lấp tại bãi rác Nga Giáp. Tần suất thu gom là 1 lần/tuần, tuy nhiên tỷ lệ thu gom chưa cao.
phụ nữ và thanh niên thành lập để giữ gìn vệ sinh môi trường của địa phương, tham gia và hưởng ứng các chương trình vệ sinh môi trường.
Nhìn chung, văn bản tuy đầy đủ, nhưng chưa phát huy hiệu quả cao trong công tác quản lý Nhà nước về BVMT tại huyện Nga Sơn. Do việc xây dựng các văn bản lệ thuộc nhiều vào các văn bản của các cơ quan cấp trên, chưa có nhiều nghiên cứu tính toán đến những toàn bộ tình hình đặc th cụ thể, đặc th của huyện.
Vẫn còn nhiều hạn chế trong việc xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về BVMT tại huyện Nga Sơn.
- Thứ nhất, các kiến nghị hoạch định xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về BVMT chủ yếu xuất phát từ các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước cấp cao. Việc dự thảo chính sách thường là do tỉnh, thành phố thực hiện. Vì thế, việc xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về BVMT được ban hành dựa trên suy xét, phân tích tình hình thực tế và trên cơ sở những mong muốn quản lý của từng cơ quan nhà nước của tỉnh. Sự tham gia đề xuất ý tưởng hoạch định chính sách, hoặc đóng góp vào xây dựng các phương án, biện pháp xây dựng, thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về BVMT của huyện bị ảnh hưởng, không có vai trò tác động lớn đến chính sách của địa phương, khó tổ chức thực hiện. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho một số chính sách tính khả thi thấp, hoặc khi thực thi không đem hiệu quả như nhà quản lý mong muốn.
- Thứ hai, các ý tưởng hoạch định Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về BVMT được đề xuất, và dự thảo chính sách chủ yếu do cơ quan cấp tỉnh thực hiện nên dễ nảy sinh tình trạng cục bộ, bản vị; đề xuất dựa trên mong muốn, mục đích quản lý của ngành, địa phương do mình quản lý mà không tính tới tổng thể chung, do đó thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý khác của huyện nên chính sách thiếu tính toàn diện.
- Thứ ba, quy trình hoạch định Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về BVMT còn bị khép kín; việc lấy ý
kiến tham gia của các đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của chính sách còn ít, nếu có thì hình thức; việc tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành chưa thể hiện tính chủ động.
Mặt khác, chưa có quy định cụ thể để huy động được trí tuệ của nhân dân, các chuyên gia, các nhà khoa học tham gia vào hoạch định Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về BVMT là vô hình chung làm hạn chế cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề.
Trong quá trình hoạch định Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về BVMT chưa tạo được kênh thông tin tốt nhất để tiếp thu ý kiến đóng góp của những đối tượng chịu ảnh hưởng của chính sách. Trong khi đó, Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về BVMT không thể là ý muốn chủ quan của cơ quan nhà nước, càng không phải là ý chí áp đặt của cá nhân có thẩm quyền mà xuất phát từ hiện thực khách quan, từ việc tìm kiếm, phát hiện, nhận thức một cách biện chứng các vấn đề nảy sinh trong đời sống kinh tế – xã hội và có các phương án giải quyết ph hợp với thực tế. Một chính sách đúng đắn phải từ thực tế khách quan.
- Thứ tư, năng lực của đội ngũ tham gia hoạch định Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về BVMT còn hạn chế. Điều này dẫn đến tình trạng bỏ sót vấn đề chính sách hoặc nhìn nhận cách giải quyết vấn đề chưa đúng. Do tầm nhìn hạn hẹp của đội ngũ hoạch định Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về BVMT nên khi chính sách đưa vào thực thi mới nảy sinh nhiều bất cập hoặc tình trạng chưa thực thi đã vấp phải phản đối của dư luận và phải sửa.
- Thứ năm, công tác hoạch định Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về BVMT hiện nay chưa theo kịp với tình hình thực tiễn. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về BVMT hiện nay bị nhiều chi phối, ảnh hưởng không chỉ ở phạm vi nhất định trong phạm vi của một của huyện mà còn bị chi phối
bởi các yếu tố mang tính liên huyện, liên tỉnh. Trong việc hoạch định Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về BVMT cần phải có sự tổng kết, phân tích, đánh giá tình hình, tác động ảnh hưởng tới quá trình thực hiện chính sách, các biện pháp thực hiện chính sách, và từ đó làm căn cứ để lựa chọn phương án chính sách ph hợp với thực tế.
Việc đánh giá tác động của Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về BVMT trước khi ban hành hiện nay còn rất hạn chế. Việc phản biện trong Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về BVMT trước khi ban hành