Về chất thải rắn trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 57 - 58)

2.2. Hiện trạng môi trường trên đị bàn huyện Ng Sơn

2.2.3. Về chất thải rắn trên địa bàn huyện

- CTR sinh hoạt

Hiện tại trên địa bàn huyện đã có bãi rác xã Nga Giáp đang hoạt động để đảm bảo quá trình xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy

hại phát sinh hàng ngày trên địa bàn huyện. Diện tích của bãi rác khoảng 50.000m2, hàng ngày tiếp nhận 20 – 30 tấn rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh trên địa bàn huyện để chôn lấp. Hiện tại đã lấp đầy được 1/3 diện tích, còn lại 2/3 diện tích vẫn còn trống.

Mỗi xã trên địa bàn huyện đều đã có đội vệ sinh thu gom rác thải sinh hoạt, vận chuyển đến khu tập kết để vận chuyển về chôn lấp rác tại bãi rác xã Nga Giáp. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom ước tính đạt 40 - 55%, còn lại đều là do người dân tự xử lý.

- CTR công nghiệp không nguy hại

Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tại các KCN, CCN có tỷ lệ thu gom rác đạt 80 – 90%. CTR công nghiệp không nguy hại phát sinh trên địa bàn huyện được thu gom và vận chuyển về bãi rác Nga Giáp để chôn lấp. Một số loại được tận dụng làm phế phẩm, tái sử dụng.

Lượng chất thải rắn phát sinh từ các làng nghề chủ yếu do người dân tự xử lý hoặc tự mang chôn lấp ở các bãi rác tự phát, làm gia tăng ô nhiễm môi trường, làm xấu mỹ quan của khu vực.

- CTNH: Lượng CTNH phát sinh tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp được các doanh nghiệp, cá nhân thuê đơn vị có đủ chức năng, thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)