7. Kết cấu của luận văn
2.2. Tình hình phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.2.1. Vai trò của cây công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh
Đối với các tỉnh Tây nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng, CCN có vị trí quan trọng trong đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế của địa phƣơng. Theo nhƣ phân tích ở mục 2.1.3, kinh tế Đắk Lắk có sự phụ thuộc rất lớn vào ngành Nông, Lâm nghiệp, đặc biệt là CCN lâu năm. Cụ thể, trong nội bộ ngành nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2015, trồng trọt luôn chiếm hơn 75%
tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (76,51% năm 2010 và 75,31% năm 2015) (Sơ đồ 2.1). Trong đó, CCN lâu năm giữ vai trò chủ đạo, đóng góp hơn 60% giá trị sản xuất ngành trồng trọt (61,2% năm 2010 và 61,5% năm 2015) (Sơ đồ 2.2). 100 80 60 DV và các hoạt động khác 40 Chăn nuôi Trồng trọt 20 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp Đắk Lắk giai đoạn 2010- 2015
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk qua các năm
100% 80% 60% Các loại cây 40% trồng khác 20% Cây công nghiệp lâu năm
giai đoạn 2010-2015
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk qua các năm
Về xuất khẩu, nông sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của tỉnh. Giai đoạn 2010 - 2015, giá trị xuất khẩu nông sản luôn chiếm tỉ trọng trên 90% (99,6% năm 2010 (6119,9 triệu USD) và 94,7% năm 2015 (473,9 triệu USD)), trong đó, chủ lực là cà phê, tiêu, cao su và điều (tỉ trọng của 4 mặt hàng này luôn chiếm 80-94% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh). Năm 2015, sản lƣợng cà phê đạt 454,8 nghìn tấn (xuất khẩu 182,5nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu 359,5 triệu USD); sản lƣợng cao su 29,5 nghìn tấn (xuất khẩu 5,5 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,9 triệu USD); sản lƣợng hồ tiêu đạt 35,1 nghìn tấn (xuất khẩu 3,1 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu 28,1 triệu USD); sản lƣợng điều 22,8 nghìn tấn (xuất khẩu 0,6 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,5 triệu USD) (Bảng 2.3).
Bảng 2.3: Giá trị xuất khẩu các nông sản chủ lực của Đắk Lắk giai đoạn 2010 - 2015
Đơn vị: lượng: 1000 tấn; trị giá: triệu USD
Mặt hàng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng giá trị XK 622,5 737,2 763,7 635,0 628,9 500,3 Tổng giá trị XK nông sản 619,9 734,7 753,7 610,1 600,3 473,9 Tỉ trọng XK của(1) (2) (3) (4) 92% 94% 92% 86% 85% 80% (1) Cà phê Khối lƣợng 340,0 287,9 309,4 222,1 227,4 182,5 Giá trị 504,3 617,5 646,9 491,6 480,9 359,5 Tỉ trọng (%) 81% 84% 85% 77% 76% 72% (2) Cao su Khối lƣợng 14,1 9,4 9,2 7,1 7,3 5,5 Giá trị 43,1 41,8 28,9 17,6 13,8 7,9 Tỉ trọng (%) 7% 6% 4% 3% 2% 2% (3) Hồ tiêu Khối lƣợng 6,6 5,2 3,9 5,0 4,8 3,1 Giá trị 24,6 31,6 26,4 33,1 35,3 28,1 Tỉ trọng (%) 4% 4% 3% 5% 6% 6% (4) Điều Khối lƣợng 0,5 0,3 0,4 0,6 0,8 0,6
Giá trị 2,8 2,9 2,5 3,9 5,6 4,5
Tỉ trọng (%) 0,4% 0,4% 0,3% 0,6% 0,9% 0,9%
(Nguồn: Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và PTBV tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030)
2.2.2. Tình hình sử dụng đất
Năm 2015, diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp ởĐắk Lắk là 1.160,1 nghìn ha, chiếm 88,4% diện tích tự nhiên, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 627,3 nghìn ha (chiếm 51,2% diện tích tự nhiên, cao hơn trung bình cả vùng 36,6%); diện tích trồng cây lâu năm chiếm 61,8% diện tích sản xuất nông nghiệp và có xu hƣớng tiếp tục tăng (từ 314,9 nghìn ha năm 2010 và 388 nghìn ha năm 2015), trong đó các loại cây công nghiệp chủ lực nhƣ cà phê, cao su, hồ tiêu và điều chiếm tới hơn 73%, cụ thể:
- Cà phê: đây là cây công nghiệp hàng hóa xuất khẩu quan trọng nhất của tỉnh. Diện tích cà phê năm 2015 đạt 203,4 nghìn ha, chiếm 37,8% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, cao nhất trong các cây trồng ở Đắk Lắk.
- Hồ tiêu: có xu hƣớng tăng cả về diện tích, năng suất và sản lƣợng. Năm 2010, diện tích 5,5 nghìn ha và sản lƣợng 12,8 nghìn tấn; năm 2015, diện tích 21,4 nghìn ha và sản lƣợng 35,1 nghìn tấn. Với diện tích này, Đắk Lắk đã vƣợt Gia Lai thành tỉnh có diện tích hồ tiêu lớn nhất cả nƣớc, chiếm 37,8% diện tích vùng Tây Nguyên và 18,9% cả nƣớc.
- Điều: diện tích điều giảm liên tục trong giai đoạn 2010 - 2015, từ 33,4 nghìn ha năm 2010 và 20 nghìn ha năm 2015. Hiện tại, Đắk Lắk đứng thứ 3 cả nƣớc về diện tích và sản lƣợng (sau Bình Phƣớc 134 nghìn ha và Đồng Nai 40,3 nghìn ha).
- Cao su: đây là cây công nghiệp quan trọng thứ 2 của tỉnh. Mặc dù có sự phát triển với tốc độ khá cao trong 5 năm (tốc độ tăng bình quân 5,91%/năm
nhƣng so với các tỉnh trong vùng, năng suất cao su Đắk Lắk còn thấp. Năm 2015 diện tích cao su toàn tỉnh là 40,5 nghìn ha, tăng gấp 1,34 lần năm 2010 (30,3 nghìn ha) (Bảng 2.4).
Diện tích đất nông nghiệp còn lại chủ yếu trồng lúa nƣớc, cây hoa màu (ngô, sắn) và các loại cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ mía, đậu, lạc.
Bảng 2.4: Kết quả sản xuất các cây công nghiệp chính năm 2010, 2015
Đơn vị tính: 1.000 ha; tạ/ha; 1.000 tấn
Hạng mục Cà phê Tiêu Cao su Điều
Năm 2010 Diện tích 190,8 5,5 30,3 33,4 Năng suất 22,4 27,2 16,0 9,5 Sản lƣợng 399,1 12,8 29,7 25,2 Năm 2015 Diện tích 203,4 21,4 40,5 20,0 Năng suất 23,6 30,2 13,0 11,8 Sản lƣợng 454,8 35,1 29,5 22,8
(Nguồn: Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và PTBV tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030)
Tuy nhiên, mặc dù Đắk Lắk là tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp khá lớn, song về cơ cấu diện tích lại khá manh mún, 85% các vƣờn cây đều do các hộ cá thể quản lý, với quy mô trung bình 0,8 - 1 ha/hộ (số hộ có quy mô sản xuất dƣới 0,5 ha chiếm khoảng 35%, từ 0,5 ha đến 1 ha khoảng 34%, từ 1 đến 2 ha khoảng 24% và trên 2 ha chỉ có 7%)(Bảng 2.5). Riêng đối với hồ tiêu thì hơn 70% diện tích có quy mô nhỏ hơn 1 ha.
Bảng 2.5: Quy mô diện tích cây trồng lâu năm ở Đắk Lắk năm 2010, 2015
Quy mô ĐVT 2010 2015
< 0,5 ha % 32 35
0,5 - 1 ha % 38 34
>1 ha % 30 31
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, 2015)
dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, bảo vệ thực vật và thu gom sản phẩm theo công nghệ hiện đại. Khuynh hƣớng sử dụng phân hóa học quá nhiều, lạm dụng chất kích thích sinh trƣởng, thuốc trừ sâu quá liều đã làm cho chất lƣợng đất bị bạc màu nhanh chóng. Tình hình mua, bán, cầm cố, sang nhƣợng đất vƣờn cây một cách tự phát, đốt phá rừng trồng cà phê, cao su trở nên phổ biến cũng ảnh hƣởng đến công tác quy hoạch theo hƣớng phát triển bền vững của nhiều vƣờn cây công nghiệp lâu năm, và tác động tiêu cực đến môi trƣờng, nguồn nƣớc tƣới, sinh thái.
Hiện tại, quỹ đất có khả năng khai thác mở rộng để sản xuất nông nghiệp ở Đắk Lắk không còn để mở rộng thêm nữa. Do đó, cần bố trí sử dụng đất hợp lý trên cơ sở tiết kiệm đất đai, hạn chế thấp nhất sự mất đất. Trong các giai đoạn tới, cần thúc đẩy hơn nữa quá trình tập trung đất đai, mở rộng quy mô đầu tƣ khai thác theo hƣớng chuyển đổi cơ cấu sản xuất thành nền nông nghiệp hàng hóa có năng suất, chất lƣợng cao, tập trung, chuyên canh đồng thời không ngừng đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của thị trƣờng trong tỉnh và các tỉnh lân cận, đặc biệt là xuất khẩu.
2.2.3. Giống cây trồng
Là khu vực có nền nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, nhu cầu về giống cây trồng và phân bón trên toàn địa bàn tỉnh ngày một tăng cao. Sự phong phú, đa dạng về chủng loại cây giống nhƣ hiện nay, một mặt đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân đƣợc lựa chọn tùy thích, đồng thời góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh.
Tuy nhiên,công tác quản lý về chất lƣợng và giống cây trồng đang gặp nhiều khó khăn do tình trạng hàng giả, hàng nhái diễn ra rất phổ biến trên địa bàn tỉnh.Hiện tại, ở tỉnh Đắk Lắk cơ sở cung cấp giống cây trồng Ea Kmat do Viện Khoa học kĩ thuật Nông Lâm nghiệp (KHKTNLN) Tây Nguyên quản lý là đơn vị chính thức, nổi tiếng cung cấp chất lƣợng giống cây trồng có chất
lƣợng cao và giá cả phù hợp. Tuy nhiên, do sự buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng địa phƣơng, tình trạng các cơ sở giả mạo thƣơng hiệu này diễn ra rất phổ biến. Hầu nhƣ các địa phƣơng tại Đắk Lắk đều có điểm bán giống cây trồng Ea Kmat, trong đó có một số điểm còn dùng đội ngũ giả danh cán bộ, kỹ sƣ… để thu hút khách hàng. Vì vậy, ngƣời nông dân thƣờng xuyên mua phải giống kém chất lƣợng, thiệt hại nặng nề.
2.2.4. Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển cây công nghiệp
- Hệ thống thủy lợi:
Ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng, nguồn nƣớc có vai trò đặc biệt quan trọng bởi đặc thù về thời tiết và vai trò của nông nghiệp trong
đời sống kinh tế - xã hội của ngƣời dân địa phƣơng. Chính vì vậy, chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã rất chú trọng đầu tƣ xây dựng thủy lợi đi đôi với phát triển nông nghiệp. Hiện tại, theo thống kê đến nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 665 công trình thủy lợi gồm 539 hồ chứa, 79 đập dâng, 46 trạm bơm và 1 hệ thống đê bao. Tổng chiều dài kênh mƣơng 2.031,71 km, đã kiên cố hóa đƣợc 1.108,95 km kênh mƣơng các loại. Năm 2015, tổng diện tích cây trồng đƣợc tƣới hơn 244.320 ha, đạt 76,35% diện tích cây trồng chính có nhu cầu nƣớc tƣới, trong đó: tƣới trực tiếp từ công trình thủy lợi 133.925 ha, tạo nguồn hỗ trợ và các hình thức công trình khác khai thác nƣớc tƣới từ nguồn nƣớc mặt sông suối, ao và nƣớc ngầm tƣới cho 110.395 ha cây trồng [18].
Tuy nhiên, theo đánh giá hiện nay, hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tƣới ngày càng cao của ngƣời dân. Theo quy hoạch thủy lợi của tỉnh Đắk Lắk thì diện tích tƣới hiện nay mới chỉ đạt 50,9% so với kế hoạch (133,9 nghìn ha/261,7 nghìn ha). Trong đó, tƣới lúa đạt 129,5% (79,5 nghìn ha/61,4 ngàn ha);hoa màu và cây công nghiệp chỉ đạt 27,2% (54,4 ngàn ha/200,3 nghìn ha) [18].
dụng một cách hiệu quả. Thứ nhất, do chất lƣợng đập thủy điện không cao, nhiều công trình đã xây dựng trên 20 năm và đa phần có biểu hiện xuống cấp ở nhiều mức độ khác nhau. Thứ hai, do điều kiện địa hình, thủy thế, nguồn nƣớc và điều kiện kinh tế nên phần lớn công trình thủy lợi đã xây dựng ở Đắk Lắk là công trình vừa và nhỏ, sử dụng chủ yếu dòng chảy cơ bản do đó hiệu quả tƣới bấp bênh, thiếu chủ động nguồn nƣớc, chỉ mới có khoảng 54,8% diện tích đƣợc tƣới từ các công trình thủy lợi, 45,2% diện tích còn lại sử dụng nƣớc tƣới từ giếng đào, giếng khoan và bơm trực tiếp từ sông, suối, gây nên tình trạng tụt sâu mực nƣớc ngầm, làm nghèo kiệt nguồn nƣớc ảnh hƣởng đến quá trình phát triển của cây trồng. Thứ ba, thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk có tốc độ tăng dân số khá cao (chủ yếu là di cƣ cơ học) đã dẫn tới tình trạng diện tích canh tác ngoài quy hoạch không kiểm soát nổi, nhất là diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày đã phát triển vƣợt xa so với quy hoạch đƣợc duyệt. Bên cạnh đó, ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu càng làm tính trạng thiếu nƣớc vào mùa khô trở nên trầm trọng.
- Mạng lƣới điện:
Hiện tại, sản lƣợng điện của tỉnh Đắk Lắk đảm bảo đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Hiện nay, toàn bộ các xã đã có điện lƣới với tỷ lệ số hộ đƣợc sử dụng điện lƣới là 84%. UBND tỉnh cũng đã quy hoạch cải tạo và phát triển lƣới điện trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho các hoạt động tƣới tiêu của các hộ dân và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, đặc biệt trong những giai đoạn mùa vụ. Đến năm 2020, phấn đấu toàn tỉnh xây dựng thêm một số trạm 110KV để tăng tính liên tục cung cấp điện, xây dựng một số đƣờng dây trung áp từ trạm 110KV để cấp điện cho các khu công nghiệp, các vùng chuyên canh cây trồng và vùng quy hoạch ứng dụng CNC.
Năm 2015 toàn tỉnh có 7.083,46 km đƣờng giao thông bộ, tỷ lệ nhựa, bê tông hóa đƣờng tỉnh, đƣờng đến trung tâm xã năm 2010 là 74,5%, năm 2015 là 86,9%. Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Đăk Nông). Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai qua quốc lộ 14 sẽ đến trung tâm kinh tế Đà Nẵng và khu công nghiệp Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam, Quảng Ngãi). Phía đông giáp tỉnh Khánh Hoà qua quốc lộ 26, đây là trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc, đồng thời có cảng biển giao thƣơng hàng hoá với nƣớc ngoài. Phía nam là các tỉnh Đăk Nông, Bình Phƣớc, Bình Dƣơng và Thành phố Hồ Chí Minh qua quốc lộ 14. Phía tây là vƣơng quốc Campuchia thông qua cửa khẩu kinh tế Đăk Ruê. Việc phát triển mạng lƣới giao thông hiện đại sẽ giúp Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung sẽ hình thành mạch giao thông để phát triển thƣơng mại, vận chuyển các loại sản phẩm nông sản ra các thị trƣờng và khu công nghiệp lớn ở phía nam, đồng thời tạo điều kiện cho việc xuất khẩu nông sản [31].
- Cơ sở chế biến:
Công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phát triển mạnh với hàng trăm cơ sở hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhƣ chế biến cà phê, chế biến mủ cao su, chế biến đƣờng, hạt điều, chế biến tinh bột sắn, lƣơng thực, thực phẩm,... có một số sản phẩm đạt chất lƣợng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Đối với các sản phẩm CCN lâu năm, trên địa bàn tỉnh có khoảng có khoảng 83 cơ sở chế biến (71 cơ sở chế biến cà phê, 10 cơ sở chế biến cao su, 3 cơ sở chế biến điều, tiêu chủ yếu đƣợc chế biến thủ công). Các sản phẩm chế biến hàng năm đều tăng về số lƣợng và chất lƣợng và đã hình thành một số cơ sở công nghiệp chế biến có công nghệ và thiết bị tƣơng đối hiện đại với các sản phẩm nhƣ: hạt điều, cà phê, cao su. Công nghiệp chế biến nông sản trong thời gian qua đã làm thay đổi cơ cấu
hàng xuất khẩu và làm tăng kim ngạch xuất khẩu nhờ các sản phẩm nông sản đã qua chế biến. Chất lƣợng sản phẩm của nhiều mặt hàng nông sản đã dần từng bƣớc đƣợc nâng cao giá trị của sản phẩm, đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhiều thị trƣờng xuất khẩu khó tính, góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu giá trị sản phẩm ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Các thiết bị chế biến đều tự thiết kế, chế tạo trong nƣớc, kết hợp giữa cơ giới và thủ công. Mô hình sản xuất này có ƣu điểm là vốn đầu tƣ thấp, sử dụng nhiều lao động nông nhàn.Tuy năng suất thấp nhƣng chất lƣợng sản phẩm tốt, tỷ lệ nhân nguyên đạt từ 90% đến 95%. Về chất lƣợng điều nhân Việt Nam đƣợc khách hàng quốc tế công nhận là đứng đầu thế giới: hạt to, trắng, hƣơng vị đặc biệt, tỷ lệ tạp chất ít. [18]
Tuy nhiên, các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, yếu kém nhƣ chƣa thực sự gắn với vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến quy mô nhỏ, thiết bị và công nghệ của hầu hết các doanh nghiệp lạc hậu, nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Công nghiệp chế biến nông sản vẫn phổ biến là sơ chế, hàm lƣợng kỹ thuật trong sản phẩm công nghiệp thấp, tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị trong sản xuất chế biến còn hạn chế, hiệu quả