Những căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về sử dụng nguồn vốn ODA của nhật bản trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 96 - 97)

- Trong thời gian tới nguồn vốn tài trợ phát triển sẽ trở nên phong phú và đa dạng hơn với việc hình thành và đi vào hoạt động của các quỹ, Ngân hàng khu vực hoặc toàn cầu nhƣ Quỹ Mê Kông - Nhật Bản về phát triển hạ tầng hiện đại, Ngân hàng Đầu tƣ hạ tầng Châu Á (AIIB) và Ngân hàng các nền kinh tế mới nổi,…sẽ mang lại nhiều cơ hội lựa chọn hơn cho các nƣớc chậm phát triển và thu nhập trung bình để tiếp cận các nguồn vốn phù hợp cho đầu tƣ phát triển.

- Tình hình kinh tế cả nƣớc nói chung, Hà nội nói riêng tuy đã hồi phục nhƣng vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn; quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh từ đó chi đầu tƣ phát triển và thu hút đầu tƣ nguồn vốn nƣớc ngoài.

- Luật Thủ đô và các cơ chế, chính sách cụ thể hóa Luật dần đi vào cuộc sống, Hà Nội tiếp tục nhận đƣợc sự quan tâm của Trung ƣơng trong việc cung cấp các nguồn vốn đầu tƣ từ ODA dành cho Hà Nội, các dự án từ nguồn vốn Trung ƣơng quản lý trên địa bàn góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng Thủ đô.

- Hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam liên quan đến ODA và vốn vay ƣu đãi, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản còn thiếu đồng bộ, chƣa nhất quán và chƣa phù hợp với các thông lệ quốc tế đã tác động không nhỏ đến việc thực hiện quản lý nhà nƣớc về ODA và giải ngân nguồn vốn ODA trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản tại thành phố Hà Nội.

- Sự khác biệt về quy trình và thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ nên công tác chuẩn bị dự án bị kéo dài và làm cho thiết kế ban đầu trở nên không còn phù hợp, dẫn đến việc buộc phải điều chỉnh khi triển khai thực hiện.

- Các khoản vay ODA thƣờng đi kèm các điều kiện ràng buộc về mặt chính sách, giới hạn về lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị, gián tiếp dẫn đến chi phí

- Công tác quản lý nhà nƣớc về sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản trong đầu tƣ xây dựng cơ bản còn nhiều bất cập, còn có những sai phạm về vi pháp các quy định của pháp luật Việt Nam và của nhà tài trợ, gây tác động không tốt đến dƣ luận xã hội và phần nào ảnh hƣởng tới quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt nam và một số nhà tài trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về sử dụng nguồn vốn ODA của nhật bản trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 96 - 97)