Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về sử dụng nguồn vốn ODA của nhật bản trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 109 - 114)

Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nƣớc ban hành các chính sách kinh tế nói chung và chính sách về đầu tƣ nói riêng trong đó có ODA, tạo cơ chế và hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ cũng nhƣ việc tạo nguồn viện trợ ODA. Vì vậy các ý kiến đối với cơ quan này là:

Một là: Hoàn thiện đồng bộ hành lang và khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách về quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA

Để phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi đặt ra nhằm quản lý và sử dụng vốn ODA có hiệu quả cao, bảo đảm hài hòa hòa quy trình và thủ tục quản lý với nhà tài trợ, duy trì sự quản lý và điều phối thống nhất các nguồn tài trợ phát triển, hƣớng tới tối ƣu hoá sử dụng nguồn vốn này, chúng ta cần phải:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế, chính sách về ODA. Trong giai đoạn 2020 - 2025, Quốc hội và Chính phủ ban hành khá nhiều văn bản có liên quan đến ODA nhƣ “Luật Đầu tƣ công”, “Luật Đấu thầu”, “Luật Xây dựng” và các “Nghị định về quản lý và sử dụng ODA”. Tuy nhiên, các quy định pháp lý về ODA chƣa đồng bộ, tính pháp lý chƣa cao. Trên cơ sở Nghị định mới ban hành và những vấn đề đang tồn tại trong hệ thống pháp quy về

quản lý và sử dụng vốn ODA, Chính phủ chỉ đạo Bộ, ngành rà soát lại các văn bản ban hành để loại bỏ những văn bản lạc hậu, bổ sung, hoàn thiện những văn bản có hiệu lực và ban hành các văn bản hƣớng dẫn mới nếu thấy cần thiết theo hƣớng giảm bớt các thủ tục hành chính, quy định rõ trách nhiệm của từng Bộ, ngành, địa phƣơng và từng cấp tham gia. Quá trình xây dựng, điều chỉnh này phải đảm bảo tính đồng bộ, công khai, minh bạch, có lộ trình thực hiện và đƣợc thực thi nghiêm túc. Các văn bản quy phạm pháp luật về ĐTXDCB đƣợc xây dựng nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Vì vậy các chính sách pháp luật cũng cần phải đƣợc điều chỉnh bổ sung sửa đổi khi mà bản thân nó không đáp ứng đƣợc yêu cầu trong tình hình mới khi thay đổi.

- Yếu tố quan trọng nhất cho hiệu quả thực hiện dự án ODA là cơ quan tiếp nhận có đủ năng lực để tiếp nhận nguồn vốn và quản lý nguồn vốn ODA vào quy trình thống nhất và phát triển. Sự thành công của các dự án ODA có thể đƣợc đảm bảo khi Chính phủ nhận biết và điều chỉnh những ƣu tiên, các chƣơng trình, có khả năng thực hiện, giám sát, đánh giá các dự án trong phạm vi hệ thống một cách có hiệu quả, những cơ quan có khả năng lập chính sách, thƣơng thảo với nhà tài trợ và quyết định thông qua hoặc loại bỏ các đề xuất.

- Các vƣớng mắc về thể chế, chính sách liên quan đến quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong đầu tƣ xây dựng cơ bản. Hiện tại, hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam nói chung, của Hà Nội nói riêng liên quan đến ODA, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản còn thiếu, chƣa đồng bộ, chƣa nhất quán và chƣa phù hợp với các thông lệ quốc tế đã tác động không nhỏ tới việc thực hiện và giải ngân các chƣơng trình, dự án ODA. Vì vậy cần nghiên cứu, đánh giá toàn diện chất lƣợng thể chế quản lý đầu tƣ ODA. Tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật về đầu tƣ ODA, trong đó tập trung rà soát, giải quyết triệt để những quy định về đầu tƣ ODA còn vƣớng mắc trong quá trình thực hiện, trong tất cả các khâu của quy trình quản lý đầu tƣ ODA, nhất là trong đầu tƣ xây dựng cơ bản hiện nay.

- Tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu, quản lý đấu thầu theo hƣớng công khai, minh bạch, hoàn thiện chính sách, thể chế để đảm bảo thực hiện tốt Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020. Qua đó, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các dự án. - Hoàn thiện khung thể chế và ban hành kịp thời các văn bản hƣớng dẫn thực hiện khuôn khổ thể chế quản lý Nhà nƣớc về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian tới bao gồm:

(1) Rà soát và cải thiện thủ tục hành chính liên quan tới quản lý tài chính trong nƣớc đối với nguồn vốn ODA liên quan tới giải ngân, thanh quyết toán, kiểm toán, bàn giao công trình sau khi hoàn thành xây dựng.

(2) Ban hành hƣớng dẫn về tổ chức và hoạt động của cơ quan đầu mối quản lý và sử dụng vốn ODA, trong đó nên quy định chặt chẽ chế độ giám sát, đánh giá và phản hồi thông tin.

(3) Ban hành hƣớng dẫn về tổ chức và hoạt động của đơn vị quản lý thực hiện (Chủ dự án, Ban quản lý dự án) vốn ODA đối với các phƣơng thức và mô hình cấp vốn.

4) Quy định rõ ràng và cụ thể các hoạt động cần tiến hành trƣớc và có cơ chế bố trí vốn đối ứng từ ngân sách cho công tác chuẩn bị thực hiện dự án trong trƣờng hợp nhà tài trợ không cung cấp các dự án hỗ trợ kỹ thuật.

(5) Trao quyền nhiều hơn cho cơ quan chủ quản và chủ dự án trong việc giải quyết các vƣớng mắc phát sinh trong quá trình hiện chƣơng trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA với sự hỗ trợ của Tổ công tác ODA của Chính phủ.

Hai là: Xây dựng khung quy tắc hài hòa đối với các nhà tài trợ

Đẩy mạnh tiến trình hài hòa thủ tục với nhà tài trợ; hài hòa thủ tục với nhà tài trợ là việc đi tìm sự phù hợp, thống nhất giữa các bên (Chính phủ, nhà tài trợ và đơn vị quản lý, thực hiện) trong quá trình thực hiện chƣơng trình, dự án ODA. Nếu Chính phủ không tiến hành hài hòa các quy trình và thủ tục thì việc thực hiện dự án gặp rất nhiều khó khăn. Hài hòa quy trình và thủ tục làm thay

đổi một số quy định pháp lý giữa Chính phủ và nhà tài trợ, do đó cần tiến hành từng bƣớc với nội dung và phạm vi phù hợp. Thủ tục của Việt Nam và các nhà tài trợ đều tƣơng đối phức tạp, qua nhiều bƣớc khác nhau và có đặc điểm riêng. Để công tác hài hòa quy trình và thủ tục với các nhà tài trợ diễn ra hiệu quả, những nguyên tắc sau cần đƣợc thực hiện: (i) Chính phủ cần có kế hoạch, chiến lƣợc cụ thể, xây dựng các khung làm cơ sở tiến hành các hoạt động hài hòa; (ii) Các quan niệm về hài hòa quy trình và thủ tục cần đƣợc chia sẻ và đạt đƣợc nhận thức chung giữa Chính phủ và nhà tài trợ; (iii) Hài hòa quy trình và thủ tục có thể đƣợc tiến hành giữa Chính phủ và nhà tài trợ song phƣơng hoặc giữa Chính phủ với một nhóm các nhà tài trợ.

Ba là: Tiếp tục cải cách hành chính trong QLNN dự án ĐTXDCB

Cải thiện và đơn giản hóa các thủ tục, cấp giấy phép đầu tƣ, cấp đất, cấp giấy phép xây dựng, thanh tra, kiểm tra…..đối với các dự án đầu tƣ. Trƣớc mắt, Thành phố cần tập trung thực hiện: Công khai thủ tục đầu tƣ trên cơ sở hệ thống lại toàn bộ các thủ tục đầu tƣ, cơ quan chủ trì quản lý vốn đầu tƣ của thành phố (Sở Kế hoạch và Đầu tƣ) lập danh mục chi tiết thủ tục đầu tƣ, có hƣớng dẫn cụ thể và công khai hóa danh mục này, nội dung danh mục phải bao gồm trách nhiệm của đơn vị và cá nhân trong xử lý thủ tục đầu tƣ nếu gây khó khăn, chậm trễ cho các dự án; Cải cách thủ tục hành chính để tạo đà thúc đẩy giải ngân. Ví dụ; hiện nay để giải ngân đƣợc, việc điều chuyển vốn chƣa giải ngân đƣợc từ dự án này sang dự án khác, hoặc từ địa phƣơng này sang địa phƣơng khác, Bộ này sang Bộ khác là rất cần thiết và cần linh hoạt vào những thời điểm phù hợp để tạo điều kiện thúc đẩy các dự án giải ngân tốt.

Bốn là: Xây dựng lộ trình cho việc trả nợ vốn vay ODA

Thực hiện quản lý và điều phối ODA tập trung, xác định mức vay và chuẩn bị tốt phƣơng án trả nợ cho từng chƣơng trình, dự án sử dụng vốn ODA. Tuy nhiên ODA là nguồn vốn mang tính chất trợ giúp phát triển, nhƣng về thực chất là vốn tín dụng ƣu đãi, nên sẽ phải trả nợ đúng hạn. Bởi vậy, ngay từ khi đặt vấn

đề sử dụng vốn này đã phải xây dựng một phƣơng thức quản lý hiệu quả, phải tính đến mức vay cần thiết và có phƣơng án trả nợ. Việc quản lý tập trung ODA đảm bảo cho các dự án đƣợc nhà tài trợ phù hợp với các ƣu tiên của Chính phủ, cho phép tính toán đƣợc đầy đủ các chi phí đối ứng hoặc phát sinh và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà tài trợ, quản lý tập trung ODA cũng cải thiện đƣợc việc kiểm soát tài chính nội bộ, theo dõi đƣợc kế hoạch vay nợ, hoàn trả nợ, thực hiện các cam kết thanh toán, tránh đƣợc tình trạng các bộ tự do sử dụng tiền mà không có điều phối, gây nên những mất cân đối trong ngân sách, khó hạch toán.

Năm là; Xây dựng quy hoạch, kế hoạch thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA đảm bảo tính khoa học, khả thi

Công tác quy hoạch trong thời gian vừa qua là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động thu hút, sử dụng vốn ODA nói chung dành cho đầu tƣ xây dựng cơ bản còn kém hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới cần có kế hoạch và quy hoạch cụ thể về sử dụng nguồn vốn ODA, làm cơ sở để thu hút phát triển, tăng cƣờng triển khai quy hoạch ngành, xây dựng, phát triển đô thị, đảm bảo quy hoạch xây dựng phải đi trƣớc một bƣớc làm cơ sở cho việc cấp phép xây dựng và định hƣớng công tác đầu tƣ. Đồng thời, tiến hành xây dựng, phê duyệt các quy hoạch còn thiếu và rà soát, bổ sung, điều chỉnh lại các quy hoạch đã đƣợc phê duyệt cho phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của thành phố cung nhƣ quy hoạch quốc gia. Việc chuẩn bị nội dung các dự án trong thời gian tới nên giao cho một bộ phận, cơ quan chuyên môn với đội ngũ nhân viên có trình độ, am hiểu quy trình, thủ tục vận động thu hút và giải ngân nguồn vốn ODA, nắm bắt đƣợc tình hình thực tế hiện nay.

Sáu là: Hợp tác công tư (PPP);

Hƣớng đi mới để thu hút đầu tƣ và sử dụng nguồn vốn ODA một cách hiệu quả, theo đó, Nhà nƣớc nên khuyến khích tƣ nhân cùng tham gia đầu tƣ vào các dự án dịch vụ hoặc công trình công cộng của Nhà nƣớc có sử dụng vốn ODA làm hạt nhân thực hiện. Với mô hình PPP, Nhà nƣớc sẽ thiết lập các tiêu chuẩn

về cung cấp dịch vụ và tƣ nhân đƣợc khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lƣợng dịch vụ. Việc các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tƣ nhân tham gia vào các dự án sử dụng nguồn vốn ODA sẽ phát huy đƣợc hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về sử dụng nguồn vốn ODA của nhật bản trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)