Đối với các Ban quản lý dự án quản lý, sử dụng vốn ODA của Nhật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về sử dụng nguồn vốn ODA của nhật bản trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 114 - 125)

Nhật Bản

Các Ban quản lý dự án tại thành phố Hà Nội hiện nay là cơ quan đƣợc giao quản lý, sử dụng vốn ODA và thực hiện dự án. Ban quản lý dự án là cơ quan trực tiếp quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA để triển khai các hoạt động của dự án. Để nâng cao năng lực sử dụng vốn ODA ở các Ban Quản lý dự án trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản cần thực hiện các biện pháp sau:

- Gắn trách nhiệm của Ban Quản lý dự án với chất lƣợng và tiến độ của dự án. Để tạo động lực khuyến khích cũng nhƣ gắn trách nhiệm của Ban Quản lý dự án vào hoạt động của dự án đang triển khai cần phải có chế độ thƣởng phạt rõ ràng, cụ thể là dựa trên cơ sở khối lƣợng công việc, chất lƣợng công việc đƣợc giao cần có những khen thƣởng và khiển trách nếu nhƣ không thực hiện đúng nhƣ kế hoạch. Điều này đảm bảo tiến độ của dự án đƣợc thực hiện theo kế hoạch đề ra, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn của dự án.

- Nâng cao năng lực của các Giám đốc Ban quản lý dự án; Việc bổ nhiệm Giám đốc Ban QLDA phải đƣợc xem xét kỹ càng, minh bạch bởi Giám đốc Ban QLDA là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của các dự án. Do đó, Giám đốc dự án phải là ngƣời có kinh nghiệm trong lĩnh vực thực hiện dự án, có kinh nghiệm về chuyên môn, có kinh nghiệm về quản lý tài chính; cũng nhƣ có đủ trình độ, năng lực để đảm nhiệm vị trí công tác mới, đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ.

- Chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý ODA có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện thành công của dự án. Theo đánh giá của các cơ quan quản lý và một số nhà tài trợ nƣớc ngoài thì một trong số nguyên nhân chính làm cho tốc độ

giải ngân các dự án ODA chậm trong thời gian vừa qua là năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ của những cán bộ tham gia trong các cơ quan quản lý, sử dụng vốn ODA, không đáp ứng đƣợc yêu cầu.

- Khuyến khích những cán bộ quản lý tự nghiên cứu nâng cao năng lực về chuyên môn và ngoại ngữ trong công việc mình phụ trách. Nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ cán bộ. Ngoại ngữ là một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động chuyên môn của đội ngũ cán bộ Ban quản lý dự án vì công việc thƣờng xuyên tiếp xúc và làm việc với các đối tác nƣớc ngoài. Việc thành thạo ngoại ngữ giúp cho các cán bộ nhân viên tự tin hơn trong hoạt động chuyên môn và dễ dàng hơn trong việc giao tiếp, diễn đạt ý kiến.

- Để giữ chân các cán bộ dự án giỏi, cần có cơ chế đãi ngộ thích hợp nhƣ tăng hệ số tiền lƣơng cho cán bộ dự án và hƣớng bố trí, sử dụng số cán bộ dự án này khi dự án kết thúc. Song song với quá trình thu hút, đào tạo cần xây dựng quy hoạch, bố trí sử dụng cán bộ đã qua đào tạo, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý một cách phù hợp và khoa học, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chƣơng 3, từ thực trạng QLNN về sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản trong đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả đƣa ra phƣơng hƣớng về QLNN đối với sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố Hà Nội. Để có cơ sở để xuất các giải pháp tăng cƣờng QLNN đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ODA; Tác giả dẫn chứng những căn cứ và bối cảnh mới tại thành phố Hà Nội trong giai đoạn này tại chƣơng 2; Tình hình kinh tế Hà nội tuy đã hồi phục nhƣng vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn; quá trình hội nhập kinh tế sâu, rộng tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh từ đó chi đầu tƣ phát triển và thu hút đầu tƣ từ nguồn vốn ODA. Thủ đô Hà Nội có những khó khăn, thách thức riêng; Kết cấu hạ tầng đô thị còn yếu và thiếu, nhu cầu đồng bộ, hiện đại hóa kết cấu hạ tâng đô thị ngày càng lớn và cần một nguồn vốn.

Trọng tâm của chƣơng 3 là các giải pháp nhằm giải quyết những yếu kém, hạn chế trong công tác QLNN đối với cá dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản những năm gần đây, hƣớng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với các dự án này. Các giải pháp cụ thể là; giải pháp trong lĩnh vực ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch, giải pháp tổ chức bộ máy QLNN, giải pháp thanh tra, kiểm tra giám sát của cộng đồng dân cƣ, bố trí vốn đối ứng, cơ chế giải phóng mặt bằng, đồng thời kiến nghị với Chính phủ rà soát, ban hành văn bản, chính sách về QLNN sử dụng nguồn vốn ODA, hài hòa giữa nhà tài trợ, kiến nghị BQLDA tuân thủ các quy định của pháp luật và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại các BQLDA; Đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ tại các Ban quản lý dự án.

KẾT LUẬN

Mặc dù việc sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có thể đƣa đến nhiều nguy cơ, lợi ích mà ODA đem lại. Song trong giai đoạn phát triển hiện nay của Việt Nam cũng nhƣ Thành phố Hà Nội, ODA thực sự là một nguồn vốn quan trọng mà chúng ta cần khai thác để đáp ứng những nhu cầu cần thiết, phục vụ cho sự phát triển lâu dài. Nhật Bản trong những năm qua và trong những năm tiếp theo chắc chắn vẫn là một trong những đối tác cung cấp ODA nhiều nhất cho Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Thực tế trong những năm qua cho thấy, các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản đã đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội nói riêng;

- Các công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản sau khi hoàn thành đã góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng của thành phố Hà Nội, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân, nhu cầu về nguồn vốn ODA để phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông cũng nhƣ cải thiện môi trƣờng cho thủ đô ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc sử dụng, quản lý và thu hút nguồn vốn này chƣa thực sự đạt đƣợc hiệu quả, vẫn còn thất thoát, lãng phí, quản lý Nhà nƣớc về chi đầu tƣ xây dựng cơ bản là một vấn đề phức tạp, có phạm vi mở rộng, liên quan nhiều bộ phận, lĩnh vực trong đầu tƣ đặc biệt là đầu tƣ xây dựng cơ bản hạ tầng, giao thông, môi trƣờng.

- Các cơ chế chính sách quản lý về ODA còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, phân tán giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc, đặc biệt là các cơ chế quản lý chƣa theo kịp với tốc độ gia tăng về số lƣợng và hình thức các nhà tài trợ và thiết lập quan hệ cung cấp ODA. Mặc dù số lƣợng chƣơng trình/dự án ODA cùng với số vốn giải ngân trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản ngày một tăng mạnh, nhƣng cho đến nay các chế tài về thanh tra, kiểm tra, giám sát của cộng đồng đối với vốn vay tại các chƣơng tình/dự án này vẫn ở “cơ chế phối hợp” giữa các cơ

quan quản lý nhà nƣớc về ODA. Tình trạng này đã dẫn đến phát sinh hàng loạt vụ tiêu cực trong các chƣơng trình/dự án mà ít đƣợc cảnh báo hay ngăn chặn từ đầu. Mặc dù chƣa có thống kê cụ thể về số vốn thất thoát hay tổn thất tính riêng cho nguồn vốn ODA, nhƣng nếu đứng trên góc độ tổng thể nền kinh tế Thủ đô và thống kê gần đây nhất cho thấy mức độ thất thoát vốn trong xây dựng cơ bản chiếm 10 - 30% so với tổng số vốn đầu tƣ của Thành phố. Trong khi đó, vốn ODA lại chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng số vốn đầu tƣ của thành phố Hà Nội. Rõ ràng đây là một vấn đề đáng báo động đòi hỏi chúng ta cần phải có giải pháp sớm trƣớc khi quá muộn.

- Luận văn chỉ ra cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực ODA, phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Hà Nội, làm rõ hiệu quả và kết quả đầu tƣ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, chỉ rõ các hạn chế trong việc sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực đầu tƣ cũng nhƣ công tác quản lý nhà nƣớc.

- Từ những phân tích của bài viết, chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, đề xuất phƣơng hƣớng và một số giải pháp đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về ODA của Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ODA trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ đạt đƣợc những thành tựu lớn hơn nữa, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế chung của cả nƣớc.

- Trong điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, nội dung nghiên cứu lại rất rộng và phức tạp, các kết quả nghiên cứu chỉ là bƣớc đầu và cần tiếp tục trao đổi, thảo luận để có những phân tích cụ thể, sát thực tiễn hơn nữa để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tƣ và quản lý nhà nƣớc phục vụ sự phát triển của Thủ đô trong những năm tới./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ Tài chính (2010), Báo cáo Định hướng vay và sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế giai đoạn 2011-2020, trang 4.

2.Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2011), Đề án định hướng thu hút, quản lý và sử dụng ODA giai đoạn 2011-2020, tr. 34-38.

3.Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2013), Báo cáo đánh giá 5 năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ, tr. 12-13.

4.Bộ Tài chính (2013), Đề án tổng kết về vay-trả nợ công giai đoạn 2006- 2012 và kế hoạch vay trả nợ công đến năm 2020, trang 3.

5.Bộ Tài chính (2016), Thông tƣ số 09/2016/TT-BT ngày 18/01/2016; Quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Ngân sách nhà nước.

6.Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2014b), Báo cáo đánh giá toàn diện 20 năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ, 1993-2013, tr.7-8.

7.Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2014c), Báo cáo tổng quan công tác vận động thu hút và sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi, tr.1-2.

8.Bộ Nội vụ (2015), Giáo trình Quản lý công. Nhà xuất bản bách khoa Hà Nội, tr 78. 9.Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2015), Báo cáo định hướng thu hút và sử dụng ODA,

vốn vay ưu đãi trong giai đoạn 2015 – 2020, tr. 6-8.

10.Ban QLDA ĐTXDCT cấp nƣớc, thoát nƣớc và môi trƣờng thành phố Hà Nội (2020), Báo cáo giải ngân của quý 2/2020, trang 3-5.

11.Bộ Xây dựng (2016), Thông tƣ số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 Quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.

12.Ban QLDA đƣờng sắt đô thị Hà Nội (2020), Báo cáo giải ngân các dự án đường sắt quý 2/2020, trang 2.

13.Ban QLDA giao thông đô thị Hà Nội (2020), Báo cáo giải ngân về tình hình giải ngân dự án ODA quý 3/2020, trang 2-3.

14.Bộ Tài chính (2018), Thông tư số 52/2018/TT-BTC ngày 24/5/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.

15.Bộ Tài chính (2020), Thông tƣ số 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020, Quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước. Truy cập 8 giờ ngày 28/12/2020.

16.Bộ Công thƣơng (2017), Báo cáo Logistic Việt Nam 2017, lấy tại http://www.moit.gov.vn/documents/36315/0/Bao+cao+Logistics+Viet+Nam+20 17.pdf/5b311ed4-c00b-4f8d-9dde-b9ece86f0b75 truy cập 2h ngày 6/01/2020. 17.Chính phủ (2013), Nghị định số 117/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số

điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.

18.Cục thống kê Hà Nội (2015), Niên giám thống kê năm 2015;

19.Cục thống kê Hà Nội (2016), Niên giám thống kê năm 2016;

20.Cục thống kê Hà Nội (2017), Niên giám thống kê năm 2017;

21.Cục thống kê Hà Nội (2018), Niên giám thống kê năm 2018;

22.Cục thống kê Hà Nội (2019), Niên giám thống kê năm 2019;

23.Chính phủ (2011), Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/07/2011 Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

24.Chính phủ (2012), Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/02/2012; Phê duyệt Chiến lược phát triển KT-XH thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

25.Chính phủ (2012), Quyết định số 106/QĐ-TTg ngày 19/01/2012 Phê duyệt,

Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ 2011-2015.

26.Chính phủ (2016), Quyết định số 251/QĐ-TTg, ngày 17/2/2016 Phủ phê duyệt Đề án, Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016 - 2020;

27.Chính phủ (2018), Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 12/01/2018; Phê duyệt đề án cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025. 28.Chính phủ (2018), Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 06/11/2018, Phê duyệt

định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018 -2020, tầm nhìn 2021 – 2025; 29.Chính phủ (2019), Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 Quy định

quản lý chi phí đầu tư.

30.Chính phủ (2015), Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 20/11/2015 của

Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư, hàng tháng, quý, định kỳ.

31.Chính phủ (2016), Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016, Quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

32.Chính phủ (2017), Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 5/4/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

33.Chính phủ (2018), Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018; Cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.

34.Chính phủ (2018), Nghị định số 132/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 về Quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về sử dụng nguồn vốn ODA của nhật bản trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 114 - 125)