Chủ nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mac - Lê nin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa pot (Trang 115 - 117)

III. HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA 1 Xu thế tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế xã hội cộng sản

b)Chủ nghĩa xã hộ

Những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa:

Xã hội XHCN (chủ nghĩa xã hội - giai đoạn hấp của chủ nghĩa cộng sản) là một xã hội có những đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội xã hội chủ nghĩa là nền đại

công nghiệp.

Mỗi chế độ xã hội đều có một cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng của nó, phản ánh trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của chế độ đó. Công cụ thủ công là đặc trưng cho cơ sở vật chất - kỹ thuật của các xã hội tiền TBCN. Nền đại công nghiệp cơ khí là cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNTB. CNXH nảy sinh với tính cách là một chế độ xã hội phủ định chế độ TBCN, do vậy cơ sở vật chất - kỹ thuật của nó phải là nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao hơn so với trình độ của xã hội TBCN.

Thứ hai, chủ nghĩa xã hội xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết

lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ăngghen có nhận định rằng: sau khi giành được chính quyền nhà nước, “giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản

trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước…”

Theo Mác và Ăngghen, giai cấp vô sản phải từng bước đoạt lấy tư liệu sản xuất từ trong tay giai cấp tư sản, tập trung những tư liệu ấy vào trong tay nhà nước để phục vụ cho toàn xã hội. Do vậy, chỉ đến xã hội XHCN thì quan hệ sản xuất XHCN mới được xác lập đầy đủ. Tới thời ký này, tư liệu sản xuất còn tồn tại dưới hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, người lao động làm chủ các tư liệu sản xuất của xã hội, do đó không còn tình trạng người bóc lột người.

Thứ ba, xã hội xã hội chủ nghĩa là một chế độ xã hội tạo ra được cách tổ

chức lao động và kỷ luật lao động mới.

Khi đạt tới xã hội XHCN, tư liệu sản xuất đã mang tính xã hội hoá cao, không còn chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, do vậy đã tạo điều kiện cho người lao động kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội. Thời ký này, CNXH cũng tạo ra được cách thức tổ chức lao động mới dựa trên tinh thần tự giác của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản và quản lý thống nhất của nhà nước XHCN.

CNXH được xây dựng trên cơ sở vật chất - kỹ thuật là nền đại công nghiệp ở trình độ cao, do vậy đòi hỏi một kỷ luật lao động chặt chẽ trong từng khâu, từng lĩnh vực, trong sản xuất của toàn xã hội theo những quy định chung của luật pháp.

C.Mác , Ănghhen và Lênin cho rằng: lao động được tổ chức có kế hoạch, trên tinh thần tự giác, tự nguyện là đặc trưng của xã hội XHCN. Đương nhiên, để có một kiểu tổ chức lao động kỷ luật và tự giác cao như vậy, một mặt đòi hòi phải đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền vận động, mặt khác phải đẩy mạnh cuộc đấu tranh khắc phục tư tưởng, tác phong của người sản xuất nhỏ.

Thứ tư, xã hội xã hội chủ nghĩa là một chế độ xã hội thực hiện nguyên

tắc phân phối theo lao động, coi đó là nguyên tắc cơ bản nhất.

Trong xã hội XHCN, tuy sản xuất đã phát triển, nhưng vẫn còn có những hạn chế nhất định, vì vậy thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động là tất yếu. Mỗi người lao đọng sẽ nhận được từ xã hội một số lượng sản phẩm tiêu dùng có giá trị tương đương với số lượng, chất lượng, hiệu quả lao động mà họ đã tạo ra cho xã hội. Ngoài phương thức phân phối theo lao động là phương thức cơ bản nhất, người lao động còn được phân phối theo phúc lợi xã hội. Bằng thu thuế, những đóng góp khác của xã hội, nhà nước XHCN xây dựng trường học, bệnh viện, công viên, đường giao thông…Đó là những công trình phúc lợi, phục vụ cho mọi người trong xã hội. Nguyên tắc phân phối này vừa phù hợp với trình độ phát triển kinh tế -xã hội trong xã hội XHCN, vừa thể hiện tính ưu việt của CNXH. Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, coi đó là nguyên tắc cơ bản nhất, là một nội dung quan trọng trong thực hiện công bằng xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Thứ năm, xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội mà ở đó nhà nước mang

bản chất giai cấp công nhân, có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc. Nhà nước XHCN mang bản chất giai cấp công nhân vì nhà nước XHCN là cơ quan quyền lực tập trung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; thực hiện trấn áp những thế lực phản động, những lực lượng chống đối chủ nghĩa xã hội.

Nhà nước XHCN mang tính nhân dân rộng rãi. Nhà nước này tập hợp đại biểu các tầng lớp nhân dân, nhằm bảo vệ những lợi ích chính đáng của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia ngày càng nhiều vào công việc của nhà nước với tinh thần tự giác, tự quản. Nhà nước XHCN ngày càng thực hiện tốt hơn quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì lợi ích của nhân dân.

Nhà nước XHCN mang tính dân tộc sâu sắc. Giai cấp công nhân là người đại diện cho dân tộc, có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của dân tộc. Nhà nước XHCN phải đoàn kết được các dân tộc, tạo nên sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc cả trên cơ sở pháp lý và trong thực tiễn cuộc sống đấu tranh bảo vệ những lợi ích chân chính của dân tộc. không ngừng phát huy những giá trị của dân tộc, nâng chúng lên ngang tầm với yêu cầu của thời đại.

Thứ sáu, xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội đã thực hiện được sự giải

phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột, thực hiện bình đẳng xã hội, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.

Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi sự bóc lột về kinh tế, nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. Xã hội chủ nghĩa đã thực hiện xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất đã thực hiện việc xoá bỏ đối kháng giai cấp, xoá bỏ bóc lột, con người có điều kiện phát triển tài năng cá nhân, mang tài năng đó đóng góp cho xã hội; thực hiện được công bằng, bình đẳng xã hội, trước hết là bình đẳng về địa vị xã hội của con người. Tuy nhiên, do giới hạn phát triển của những điều kiện khách quan, sự bình đẳng trong CNXH vẫn chưa đạt tới mức hoàn thiện như trong giai đoạn cao của xã hội CSCN.

Một phần của tài liệu Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mac - Lê nin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa pot (Trang 115 - 117)