Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mac - Lê nin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa pot (Trang 111 - 112)

III. HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA 1 Xu thế tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế xã hội cộng sản

2.Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa

kết quả hoạt động tự giác của giai cấp công nhân, bằng hành động đấu tranh cách mạng của giai cấp này, bởi vì chế độ TBCN không tự nó sụp đổ. Ngày nay CNTB đã lỗi thời, nhưng giai cấp tư sản vẫn kiên quyết bảo vệ chế độ tư hữu tư nhân TBCN bằng mọi thủ đoạn, mọi phương tiện chúng có trong tay.

Trong khi nhấn mạnh vai trò tích cực của nhân tố chủ quan trong tiến trình cách mạng xoá bỏ chê độ TBCN, xác lập chế độ mới XHCN, các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học cũng cương quyết đấu tranh chống lại khuynh hướng cách mạng phiêu lưu, không tính đến trình độ phát triển của hiện thực cách mạng, không xem xét tới trình độ giác ngộ của nhân dân, thiếu sự chuẩn bị chu đáo.

2. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sảnchủ nghĩa chủ nghĩa

Dựa trên quan điểm khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen không chỉ phân chia lịch sử phát triển xã hội loài người thành các hình thái kinh tế - xã hội mà còn chia hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa thành các giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn lại chia thành các thời đại khác nhau. Theo quan điểm của C.Mác và Ph. Ăngghen, hình thái kinh tế - xã hội CSCN phát triển từ thấp lên cao, từ giai đoạn XHCN (chủ nghĩa xã hội) lên xã hội CSCN.

Trong CNXH, chế độ kinh tế và sự phát triển văn hoá mới đạt tới giới hạn bảo đảm cho xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Khi nói về giai đoạn thấp của hình thái kinh tế - xã hội CSCN, C.Mác đã khẳng định: “Cái xã hội mà chúng ta nói ở đây không phải là một xã hội CSCN đã phát triển trên những cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã hội CSCN vừa thoát thai từ xã hội TBCN, do đó là một xã hội, về mọi phương diện - kinh tế, đạo đức, tinh thần - còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra”.

Giai đoạn cao của CNCS là giai đoạn xã hội CSCN. Ở giai đoạn này, con người không còn lệ thuộc một cách phiến diện và cứng nhắc vào phân công lao động xã hội; đồng thời, lao động trong giai đoạn này không chỉ là phương tiện kiếm sống mà nó trở thành nhu cầu số một của con người như nhu cầu cơm ăn, nước uống. Khi đó con người thực hiện nguyên tắc phân phối “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.

C.Mác còn khẳng định, giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa có một thời kỳ quá độ từ xã hội nọ sang xã hội kia, là thời kỳ cải biến cách mạng một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội”.

Sau này, trong tác phẩm Chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước, trên cơ sở diễn đạt tư tưởng của C.Mác, V.I.Lênin đã chia hình thái kinh tế - xã hội CSCN thành: 1) “Những cơn đau đẻ kéo dài”; 2) Giai đoạn đầu của xã hội CSCN; 3) Giai đoạn cao của xã hội CSCN.

Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, hình thái kinh tế - xã hội CSCN có thể chia thành 3 thời kỳ:

Một phần của tài liệu Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mac - Lê nin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa pot (Trang 111 - 112)