V. QÚA TRÌNH LƯU THÔNG CỦA TƯ BẢN VÀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
b) Điều kiện thực hiện trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội.
rộng tư bản xã hội.
- Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn.
Trong tái sản xuất giản đơn, toàn bộ giá trị thặng dư được sử dụng hết cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Vì vậy, để nghiên cứu điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội, quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong tái sản xuất giản đơn, C.Mác đưa ra mô hình sau:
Khu vực I: 4.000c + 1.000v + 1.000m = 6.000 (tư liệu sản xuất) Khu vực II: 2.000c + 500v + 500m = 3.000 (tư liệu tiêu dùng) Tổng sản phẩm xã hội là 9.000.
Điều kiện cơ bản để thực hiện trong tái sản xuất giản đơn tư bản xã hội sẽ là:
I (v+m) = IIc
- Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mở rộng
Muốn có tái sản xuất mở rộng phải biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản bất biến phụ thêm (c) và tư bản khả biến phụ thêm (v), nhưng các bộ phận giá trị phụ thêm đó phải tìm được những nguồn cung về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng phụ thêm dưới hình thái vật chất tương ứng với nhu cầu
của nó. Muốn có thêm tư liệu sản xuất thì khu vực I phải cung ứng lượng tư liệu sản xuất nhiều hơn trong tái sản xuất giản đơn, để không những phụ thêm tư liệu sản xuất cho khu vực I mà cả cho khu vực II. Ngược lại, khu vực II cũng phải sản xuất ra lượng tư liệu tiêu dùng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng thêm của cả hai khu vực. Điều đó làm cơ cấu sản xuất xã hội có những thay đổi.
Do việc cung cấp tăng thêm số lượng tư liệu sản xuất mở rộng, nên C.Mác đã đưa ra mô hình của tái sản xuất mở rộng tư liệu xã hội như sau:
Khu vực I: 4.000c + 1.000v + 1.000m = 6.000 (tư liệu sản xuất). Khu vực II: 1.500c + 750v + 750m = 3.000 (tư liệu tiêu dùng).
Điều kiện cơ bản để thực hiện trong tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội là:
I (v+m) > IIc