Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp

Một phần của tài liệu Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mac - Lê nin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa pot (Trang 58 - 60)

VI. CÁC HÌNH THÁI BIỂU HIỆN CỦA TƯ BẢN VÀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

a)Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp

- Tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản

Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản công nghiệp, thường xuyên có một bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hoá (H’), chờ để được chuyển hoá thành tư bản tiền tệ (T’). Do sự phát triển của phân công lao động xã hội, đến một trình độ nhất định, giai đoạn này được tách riêng ra trở thành chức năng chuyên môn của một loại hình tư bản kinh doanh riêng biệt, đó chính là tư bản thương nghiệp (tư bản kinh doanh hàng hoá).

Như vậy, trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp được tách rời ra và phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản công nghiệp.

Công thức vận động của tư bản thương nghiệp là: T - H - T’

Với công thức này, hàng hoá được chuyển chỗ hai lần: (1) Từ tay nhà tư bản công nghiệp sang tay nhà tư bản thương nghiệp; (2) Từ tay nhà tư bản thương nghiệp sang tay người tiêu dùng. Điều này cho thấy tư bản thương

nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông và không bao giờ mang hình thái là tư bản sản xuất cả.

Ra đời từ tư bản công nghiệp, song lại thực hiện một chức năng chuyên môn riêng tách rời khỏi chức năng sản xuất của tư bản công nghiệp nên tư bản thương nghiệp có đặc điểm là vừa phụ thuộc vào tư bản công nghiệp lại vừa độc lập đối với tư bản công nghiệp.

Thực tế cho thấy, sự ra đời và phát triển của tư bản thương nghiệp đã làm cho lưu thông hàng hoá phát triển, thị trường được mở rộng, hàng hoá được lưu thông nhanh chóng, do vậy, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản. Từ đó nó cũng có tác động ngược trở lại: thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Lợi nhuận thương nghiệp

Như ở trên đã cho thấy, tư bản thương nghiệp xét về chức năng là mua và bán, thì chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, tách rời khỏi chức năng sản xuất của tư bản công nghiệp. Mà theo lý luận giá trị thặng dư của C.Mác thì lưu thông không tạo ra giá trị thặng dư và lợi nhuận. Nhưng thực tế, các nhà tư bản thương nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá thì tất cả đều nhằm vào lợi nhuận thương nghiệp và kết quả là họ đều thu được lợi nhuận thương nghiệp.

Vậy, bản chất của lợi nhuận thương nghiệp là gì? Nguồn gốc của nó là từ đâu?

Sự thực thì, việc tạo ra giá trị thặng dư và phân chia giá trị thặng dư là hai vấn đề khác nhau. Lĩnh vực lưu thông cũng như hoạt động của các nhà tư bản thương nghiệp đúng là không tạo ra được giá trị thặng dư, nhưng do vị trí, tầm quan trọng của lưu thông đối với sự phát triển của sản xuất nên các nhà tư bản thương nghiệp vẫn được tham gia vào việc phân chia giá trị thặng dư cùng với các nhà tư bản công nghiệp và phần giá trị thặng dư mà các nhà tư bản thương nghiệp được chia chính là lợi nhuận thương nghiệp.

Như vậy, lợi nhuận thương nghiệp là một phần của giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất và do nhà tư bản công nghiệp nhượng lại cho nhà tư bản thương nghiệp để nhà tư bản thương nghiệp tiêu thụ hàng cho mình.

Trên thực tế, các nhà tư bản thương nghiệp thu lợi nhuận thương nghiệp từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Nhưng điều đó không có nghĩa là nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hoá cao hơn giá trị của nó, mà là: nhà tư bản thương nghiệp mua hàng của nhà tư bản công nghiệp với giá thấp hơn giá trị (khi chấp nhận bán hàng với giá thấp hơn giá trị cho nhà tư bản thương nghiệp có nghĩa là nhà tư bản công nghiệp đã chấp nhận “nhượng” một phần giá trị thặng dư cho nhà tư bản thương nghiệp); sau đó, nhà tư bản thương nghiệp lại bán hàng cho nhà tiêu dùng với giá đúng giá của nó.

Để làm rõ quá trình phân chia giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và nhà tư bản thương nghiệp, ta xét ví dụ sau đây (Giả định: trong ví dụ này không xét đến chi phí lưu thông):

Một nhà tư bản công nghiệp có một lượng tư bản ứng trước là 900, trong đó phân chia thành 720c + 180v. Giả định m’ = 100% thì giá trị hàng hoá sẽ là:

700c + 180v + 180m = 1.080 Tỷ suất lợi nhuận công nghiệp là:

180

P’ công nghiệp = −−−− x 100% = 20% 900

Nhưng khi nhà tư bản thương nghiệp tham gia vào quá trình kinh doanh thì công thức trên đây sẽ thay đổi. Giả sử nhà tư bản thương nghiệp ứng ra 100 tư bản để kinh doanh. Như vậy, tổng tư bản ứng ra của cả hai nhà tư bản công nghiệp và thương nghiệp sẽ là:

_ 180

P = −−−−−− x 100% = 18% 1.000

Theo tỷ suất lợi nhuận chung này, nhà tư bản công nghiệp chỉ thu được số lợi nhuận bằng 18% của số tư bản ứng ra (tức là 18% của 900, bằng 162) và nhà tư bản thương nghiệp theo giá: 900 + 162 = 1.062.

Còn nhà tư bản thương nghiệp sẽ bán hàng cho người tiêu dùng theo giá bằng giá trị hàng hoá, tức là 1.080.

Chênh lệch giữa giá bán và giá mua của nhà tư bản thương nghệp chính là lợi nhuận thương nghiệp. Trong ví dụ này lợi nhuận thương nghiệp sẽ là:

P thương nghiệp = 1.080 – 1.062 = 18

Khoản lợi nhuận thương nghiệp 18 này cũng tương ứng với tỷ suất 18% của tư bản thương nghiệp ứng trước.

Một phần của tài liệu Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mac - Lê nin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa pot (Trang 58 - 60)