Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn ở một số địa phƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 36 - 44)

1.4.1. Xây dựng nông thôn mới ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên

Tây Hòa là huyện đi đầu của tỉnh Phú Yên trong thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, xuất phát điểm để xây dựng chƣơng trình của huyện rất thấp. Sau khi chƣơng trình xây dựng NTM đƣợc triển khai, nhiều phong trào mới nhƣ việc phấn đấu nâng cao mức sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo; chỉnh trang nhà ở; làm đƣờng giao thông nông thôn; vệ sinh đƣờng làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp; thu gom, xử lý rác thải... bắt đầu đƣợc tổ chức thực hiện và dần đi vào nề nếp, vừa tạo khí thế phấn khởi cho nhân dân, vừa nuôi dƣỡng sức dân và đƣợc lòng dân. Từ đó đã khơi dậy và phát huy tốt vai trò chủ thể của nhân dân là nhân tố quyết định thành công của chƣơng trình.

Bƣớc đầu triển khai vận động tuyên truyền về xây dựng NTM, vận động từng hộ dân cùng nhau hiến đất làm đƣờng giao thông nông thôn gặp không ít trở ngại. Nhƣng địa phƣơng xác định rõ, xây dựng NTM là một chƣơng trình mục tiêu quốc gia, không phải là một dự án đầu tƣ. Do vậy, huyện đã coi trọng công tác tuyên truyền vận động, phát huy vai trò chủ thể của ngƣời nông dân trong xây dựng NTM. Nhờ có các hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú của xã nên đông đảo các cán bộ, đảng viên gƣơng mẫu thực hiện trƣớc, dần dần bà con nhân dân đã nhận thức, hiểu ra vấn đề rồi làm theo.

Nổi bật ở huyện Tây Hòa là huy động các nguồn lực trong dân để XDNTM cụ thể: Qua 07 năm triển khai thực hiện Tây Hòa đã huy động đƣợc từ nhân dân và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân để xây dựng NTM hơn 114,57 tỷ đồng. Trong tổng nguồn lực, phần đóng góp của nhân dân cho xây dựng giao thông nông thôn gần 91,5 tỷ đồng, bao gồm nhân công, vật liệu trên 30,32 tỷ đồng; tiền mặt 60,723 tỷ đồng. Các tổ chức, cá nhân hiến trên 15.417m² đất, tƣơng đƣơng 1,41 tỷ đồng. Các HTX huy động làm kênh mƣơng đƣợc 4,5 tỷ đồng. Các tổ chức, doanh nghiệp đóng góp làm đƣờng giao thông nông thôn gần 682,4 triệu đồng; Nhân dân đóng góp đầu tƣ cơ sở hạ tầng nông thôn (công trình công cộng, nhà văn hóa thôn, chợ...) 379 triệu đồng. Huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện 791,4 triệu đồng cho mô hình “Thắp sáng đƣờng quê”. Nhân dân đối ứng thực hiện phát triển sản xuất trên 15,7 tỷ đồng. Nhiều xã đã từng bƣớc thay đổi tƣ duy sản xuất triển khai nhiều mô hình điểm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh nhƣ các mô hình: Sản xuất lúa giống nông hộ, cánh đồng lúa liên kết canh tác hữu cơ, cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lƣợng, tham gia mô hình liên kết sản xuất lúa giống của HTX, trong mô hình đƣợc canh tác đúng kỹ thuật, giống lúa gieo sạ đạt chất lƣợng nên cây lúa phát triển rất tốt, năng suất tăng cao, bình quân khoảng 80 tạ/ha, cao hơn lúc trƣớc 15 tạ/ha. Giải quyết việc làm mới cho 3.200 lao động, giảm 2% hộ nghèo theo tiêu chí mới, nâng tỉ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội lên 33,7%; Phong trào “Chung tay xây dựng NTM” đƣợc nhân rộng, lan tỏa đến nay có 9/10 xã đạt chuẩn NTM, phấn đấu năm 2019 huyện Tây Hòa về đích NTM .

Đạt đƣợc thành công trong xây dựng NTM, trƣớc hết, đó là nhờ công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng, bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú để nhân dân hiểu xây dựng NTM là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc, là chƣơng trình của dân, do dân và vì dân, nhân dân là chủ thể và là đối

tƣợng trực tiếp đƣợc thụ hƣởng. Qua đó nhận đƣợc sự ủng hộ kịp thời và tích cực của nhân dân, khơi dậy tinh thần tự lực, làm chủ của ngƣời dân để chung tay, chung sức xây dựng NTM. Bên cạnh đó, phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể; nêu cao tính tiên phong, gƣơng mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong phong trào xây dựng NTM, từ đó thu hút sự đồng tình, ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân với phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”.

Xây dựng nông thôn mới phải có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Chính quyền các cấp phải xây dựng Kế hoạch, Chƣơng trình thực hiện cụ thể hàng năm; Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát cơ sở, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên ban chỉ đạo gắn với trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đơn vị, cá nhân.

Nguồn xây dựng nông thôn mới là rất lớn, phải đa dạng hóa các nguồn lực để đầu tƣ. Bên cạnh việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nông thôn mới của Trung ƣơng, tỉnh hỗ trợ, phải tập trung lồng ghép, huy động nhiều nguồn lực để đầu tƣ một cách đồng bộ, hiệu quả.

1.4.2. Xây dựng nông thôn mới ở huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận

Huyện Đức Linh bắt tay thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới gặp rất nhiều khó khăn. Vào năm 2010 cho thấy, các xã xuất phát điểm thấp, bình quân đạt 07/19 tiêu chí. Thu nhập bình quân đầu ngƣời chỉ đạt 14 triệu đồng/ngƣời/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 5,04%; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu, thiếu đồng bộ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn chậm; việc làm, đời sống ngƣời dân còn nhiều khó khăn.

Với mục tiêu đó, Huyện ủy, UBND huyện, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đã xây dựng chƣơng trình, kế hoạch để chỉ đạo, triển khai thực hiện. Huyện đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội nghị, lễ phát động,

lễ ra quân, hợp đồng đảm nhận công trình và nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, hƣớng đến thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí xây dựng Nông thôn mới do Trung ƣơng đề ra. Đồng thời, huyện cũng đã tổ chức nhiều đoàn, tổ công tác hƣớng về cơ sở, trực tiếp tham gia sinh hoạt, lắng nghe ý kiến của nhân dân nhằm trƣng cầu ý dân về những đề án quy hoạch, tổ chức thực hiện xây dựng Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn.

Bƣớc đầu do nhận thức của nhiều ngƣời dân và một số cán bộ, đảng viên về xây dựng nông thôn mới chƣa đầy đủ, công tác chỉ đạo ở các cấp, các ngành còn lúng túng, công tác tuyên truyền vận động một số nơi thực hiện chƣa sâu rộng, chƣa thƣờng xuyên, kịp thời, hình thức tuyên truyền chƣa phong phú, đội ngũ cán bộ còn hạn chế về trình độ chuyên môn, kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới. Song với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, các cấp ủy, chính quyền luôn tập trung chỉ đạo và dựa vào dân để tìm giải pháp triển khai thực hiện, đề cao trách nhiệm của ngƣời dân đối với cộng đồng, từ đó ngƣời dân hiểu đƣợc chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc và những lợi ích chƣơng trình đem lại.

Qua triển khai phong trào trong xây dựng nông thôn mới, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn huyện đƣợc hơn 3.087 tỷ đồng; trong đó, vốn huy động nhân dân đóng góp đƣợc hơn 473 tỷ đồng, chiếm 15,32%. Kết quả đến nay toàn huyện đạt 176 tiêu chí/11 xã; có 08 xã đƣợc công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới của huyện Đức Linh rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là, cấp ủy và chính quyền xã đã tích cực cải cách thủ tục hành

chính, cụ thể hóa những nội dung, mục tiêu quan trọng của phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phƣơng mình bằng việc ra các Nghị quyết chuyên đề để chỉ đạo, điều hành nhƣ: Nghị quyết về dồn điền đổi thửa, Nghị quyết về

xây dựng đƣờng làng ngõ xóm “xanh, sạch, đẹp”. Bên cạnh đó, kiện toàn tổ chức bộ máy Ban chỉ đạo các cấp và ban quản lý các xã cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phƣơng. Qua đó, tăng cƣờng công tác tuyên truyền, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thƣờng xuyên của cả hệ thống chính trị, của mọi cấp, mọi ngành và của mọi ngƣời dân. Hình thức tuyên truyền phải phong phú, đa dang, thƣờng xuyên và liên tục.

Hai là, chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ và chính sách cán bộ. Đội

ngũ cán bộ xã đƣợc trẻ hóa, có trình độ, năng lực, năng động trong công tác, tạo bƣớc chuyển biến tích cực cho địa phƣơng.

Ba là, nắm vững mục tiêu và hệ thống các tiêu chí NTM để có cách

làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và yêu cầu bức thiết của ngƣời dân ở từng địa phƣơng; phát huy cao các nguồn lực tại chỗ; lồng ghép các chƣơng trình, dự án; lựa chọn, tập trung hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ ƣu tiên tạo ra sự chuyển biến thực tế trên diện rộng, tạo niềm tin vào chƣơng trình.

Bốn là, công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời điều hành những sai sót,

khắc phục những hạn chế để thực hiện quản lý một cách hiệu quả. Thành lập đoàn cán bộ của xã đi kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí tại các thôn, trên cơ sở đó xã bình xét hỗ trợ kinh phí; thôn nào làm tốt hơn, nhân dân đóng góp nhanh hơn sẽ đƣợc hỗ trợ trƣớc, tạo nên không khí thi đua, tạo động lực các thôn xóm phấn đấu quyết liệt hơn.

1.4.3. Xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quãng Nam

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa X), Ban Chỉ đạo Trung ƣơng đã chọn Huyện Phú Ninh, tỉnh Quãng Nam là một trong 05 huyện trên toàn quốc để chỉ đạo điểm xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020. Trong những ngày đầu bắt tay vào xây dựng huyện nông thôn mới, Phú Ninh cũng đã đối mặt với rất nhiều khó khăn, điểm xuất phát về kinh tế xã hội thấp, nguồn thu ngân sách nhỏ, nguồn lực đầu tƣ

cho phát triển còn hạn chế. Qua 5 năm phát động và triển khai xây dựng nông thôn mới, đến nay Huyện đã bê tông và nhựa hóa 100% đƣờng liên xã; bê tông hóa hơn 80% giao thông nông thôn và trên 75% trục chính giao thông nội đồng, trên 82% kênh mƣơng đƣợc kiên cố hóa; có 33/33 trƣờng mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia; 9/10 xã có trạm y tế đạt chuẩn; 9/10 xã có nhà văn hóa và khu thể thao xã và 77/80 thôn có nhà văn hóa, khu thể thao thôn đƣợc đầu tƣ xây dựng đạt chuẩn, hoạt động có hiệu quả. Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả cao đƣợc xây dựng và nhân rộng; công tác xúc tiến đầu tƣ phát triển CN-TM-DV đƣợc chú trọng thực hiện, qua đó đã nâng cao giá trị sản xuất, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân; đến cuối năm 2015 thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 24,58 triệu đồng/ngƣời/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%; tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2015 giảm xuống còn 3,55%. kinh phí xây dựng nông thôn mới của huyện giai đoạn 2011-2015 là 1.178 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách nhà nƣớc các cấp chiếm 58%, nhân dân đóng góp trên 10%, còn lại là nguồn tín dụng và vốn huy động khác. Huyện Phú Ninh đã đƣợc công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số:

520/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 công nhận huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.

Kinh nghiệm tại huyện Phú Ninh, huyện điểm của Trung ƣơng là bài học quý giá cho xây dựng NTM ở các địa phƣơng.

Một là, tăng cƣờng vai trò lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng là yếu tố

quan trọng tạo sự thành công trong xây dựng NTM. Cán bộ, đảng viên phải tiên phong gƣơng mẫu trong xây dựng NTM, thật sự là tấm gƣơng sáng, sau đó vận động nhân dân thực hiện làm theo.

Hai là, xây dựng NTM phải có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống

hiện cụ thể hàng năm; thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát cơ sở, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên ban chỉ đạo gắn với trách nhiệm việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, cá nhân.

Ba là, nguồn vốn xây dựng nông thôn là rất lớn, phải đa dạng hóa các

nguồn lực để đầu tƣ. Bên cạnh việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nông thôn mới của Trung ƣơng, tỉnh hỗ trợ, phải tập trung lồng ghép, huy động nhiều nguồn lực đầu tƣ một cách đồng bộ hiệu quả.

1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên

Từ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình xây dựng NTM và QLNN về xây dựng NTM của một số địa phƣơng trong tỉnh và trong nƣớc, Huyện Tuy An rút ra một số kinh nghiệm nhƣ sau:

- Tiến hành xây dựng NTM trên địa bàn xã, huyện trƣớc tiên phải làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức trong Đảng và trong cộng đồng dân cƣ về nội dung, phƣơng pháp, cách làm, cơ chế chính sách của nhà nƣớc về xây dựng NTM.

- Phải coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ ở cơ sở.

- Xây dựng NTM cấp xã phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của mỗi xã, tránh dập khuôn, máy móc.

-Phải huy động nhiều nguồn lực cho xây dựng NTM theo phƣơng châm “ Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của các doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc là cần thiết”.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát quá trình khai thác và sử dụng các nguồn lực triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới; vai trò giám sát của cộng đồng với các dự án, công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản để kịp thời phát hiện những thiếu sót cũng nhƣ những hạn chế trong qúa trình triển khai xây dựng các tiêu chí nông thôn mới.

Tiểu kết chƣơng 1

Chƣơng I của Đề tài đã đề cập đến những nội sau:

Một là, tổng quan các vấn đề cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về xây

dựng nông thôn mới luận văn đã tập trung làm rõ các khái niệm:

Khái niệm nông thôn, nông thôn mới, về xây dựng nông thôn mới Khái niệm quản lý, quản lý nhà nƣớc, quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới. Vai trò của nông thôn, xây dựng nông thôn mới và quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới. Các yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới.

Đồng thời phân tích làm rõ những nội dung về xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung các vấn đề nhƣ: Việc hoạch định chiến lƣợc và quy hoạch xây dựng nông thôn mới; việc ban hành các văn bản quản lý và chính sách hỗ trợ; việc thành lập tổ chức bộ máy quản lý, việc tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới và công tác kiểm tra giám sát.

Hai là, kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới của

một số địa phƣơng trong nƣớc có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tƣơng đồng với huyện Tuy An, từ đó rút ra những kinh nghiệm để huyện Tuy An có thể tham khảo, vận dụng trong quá trình quản lý.

Với những nội dung khái quát chung về xây dựng nông thôn mới và quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở Chƣơng 1, là cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên trong Chƣơng 2 .

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)