Đặc điểm tự nhiên, kinh tếxã hội của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 44 - 53)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Nằm cách tỉnh lỵ Phú Yên 30 km, huyện Tuy An là một huyện ven biển phía Bắc của tỉnh Phú Yên, là nơi hội tụ đầy đủ danh thắng núi - sông - rừng - biển - đồng bằng, cùng với lợi thế về giao thông có các tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 1 và các tuyến tỉnh lộ theo hƣớng Đông -Tây, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế theo hƣớng đa dạng, toàn diện nhất là kinh tế du lịch, gắn kết chặt chẽ với phát triển triển chung của kế hoạch kinh tế xã hội quốc phòng an ninh của tỉnh và của các chuyên ngành khác [14].

- Vị trí địa lý: Huyện Tuy An có toạ độ địa lý: Từ 13o 08’02’’ đến 13o22’30’’ vĩ độ Bắc Và từ 109o

05’10’’ đến 109o21’24’’ kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp thị xã Sông Cầu và huyện Đồng Xuân;

- Phía Nam giáp thành phố Tuy Hòa và huyện Phú Hòa; - Phía Đông giáp Biển Đông;

- Phía Tây giáp huyện Sơn Hòa.

- Diện tích tự nhiên là 40.758,97 ha, dân số: 125.610 ngƣời; Mật độ dân số: 308 ngƣời/km2. Với 16 đơn vị hành chính gồm: 1thị trấn là: và 15 xã.

- Địa hình:

Tuy An nằm ở phía đông dãy Trƣờng Sơn, có địa hình khá phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, với nhiều dãy đồi, núi thấp ăn lấn ra đến biển, tạo cho Tuy An có nhiều đèo, dốc (đèo Thị, đèo Tam Giang, đèo Quán Cau,…). Địa hình địa mạo của Huyện có thể chia thành các dạng chính sau:

- Địa hình đồi núi thấp: diện tích ở loại địa hình này có khoảng 21.891 ha, chiếm khoảng 53% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.

- Địa hình đồng bằng: Dạng địa hình này có độ cao từ 0 đến 50m so với mực nƣớc biển có diện tích khoảng 16.931 ha, chiếm khoảng 41% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Với các dạng địa hình của Huyện, thuận lợi thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, luân canh đƣợc nhiều vụ trong năm, khó khăn lớn là vùng núi khả năng cơ giới hóa hạn chế và vùng đồng bằng mùa mƣa dễ bị ngập úng, lũ lụt.

Khí hậu, thời tiết:

- Lƣợng mƣa (trung bình) trong 4 tháng mùa mƣa vào khoảng 900 - 1.600 mm, chiếm 70 - 80% lƣợng mƣa cả năm. Lƣợng mƣa ít làm ảnh hƣởng lớn đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của ngƣời dân.

Chế độ nhiệt: liên quan đến vĩ độ thấp của vùng nhiệt độ cao đều và hầu nhƣ không chịu ảnh hƣởng của mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm là khoảng 26,30C, trung bình tháng lạnh nhất không dƣới 210C. Tuy nhiên do biến đổi khí hậu nên trong năm có những ngày nắng nóng kéo dài gây thiệt hại nghiêm trọng về các loại cây trồng, gia súc, gia cầm [15].

Huyện Tuy An chịu ảnh hƣởng bão và áp thấp nhiệt đới: Là khu vực ven biển nên hàng năm thƣờng chịu ảnh hƣởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Tần suất áp thấp trung bình 3-4 cơn/năm.

Sông suối: Trên địa bàn Huyện, có hệ thống sông suối tƣơng đối dày

đặc, tuy nhiên chỉ sông Cái (sông Kỳ Lộ), sông Hà Yến có nƣớc quanh năm, tƣới chủ yếu cho vùng đồng bằng.Phía Bắc huyện, còn lại các sông suối khác nhƣ sông Cay, sông Đồng Sa, suối Đồng Dài đều có diện tích lƣu vực nhỏ, dòng chảy nhỏ, trong mùa khô các dòng suối đều bị cạn kiệt. Ngoài ra trên địa bàn huyện Tuy An còn có một số hồ nhƣ: hồ Đồng Tròn (An Nghiệp có dung tích khá lớn), hồ Đồng Nổ, Đồng Môn (An Hải), Hồ Bà Mẫu (An Hòa), Bầu

Súng (An Mỹ), hồ Bầu Đô và hồ Suối Bƣớm (An Xuân), các hồ hầu nhƣ có nƣớc quanh năm, là nguồn nƣớc tƣới phục vụ sản xuất, sinh hoạt và nuôi cá nƣớc ngọt [16].

Tài nguyên đất, thổ nhƣỡng: Huyện Tuy An rất đa dạng về các loại đất đai, thỗ nhƣỡng gồm các loại nhƣ sau:

Nhóm đất cát: tại huyện Tuy An có diện tích 3.317 ha, chiếm 6,69 %

tổng diện tích tự nhiên, nhóm đất mặn: diện tích 1.229 ha, trong đó: 837ha đất mặn nhiều và 392 ha đất mặn trung bình và ít. Nhóm đất phù sa có 5.805ha, chiếm 13,99% tổng diện tích tự nhiên. Nhóm Đất xám có diện tích 335 ha, chiếm 0,81% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất khác: Nhóm đất đen, nhóm đất đỏ (Ferralsols - FR), Nhóm đất dốc tụ; sông, suối, mặt nƣớc chuyên dùng với diện tích 2.086 ha [17].

Địa chất thủy văn và tài nguyên nước

Hệ thống sông suối và nguồn nƣớc mặt chảy qua địa bàn huyện Tuy An có các sông suối và tài nguyên nƣớc nhƣ: Hệ thống Sông Cái, còn lại sông, suối trong huyện Tuy An đều bắt nguồn từ vùng đồi núi thấp, diện tích lƣu vực nhỏ, rừng cây bị tàn phá nên khả năng sinh thủy kém, dòng chảy nhỏ, đặc biệt trong mùa khô các dòng suối đều cạn kiệt. Vì vậy khả năng khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt hạn chế. Nguồn nƣớc mặt: trong mùa khô, sông suối thƣờng cạn kiệt, các công trình xây dựng hồ chứa chƣa đƣợc đầu tƣ nhiều, hồ Đồng Tròn lớn nhất huyện dung tích chỉ có 16 triệu m3 [19].

Tài nguyên rừng:

Toàn Huyện có 12.722 ha rừng. Trong đó: rừng sản xuất là 11.177,79 ha, rừng phòng hộ là 1.544,91 ha. Đây là nguồn tài nguyên quý giá: vừa cung cấp các loại gỗ nguyên liệu dăm, gỗ chế biến, vừa là nguồn giữ thủy cung cấp nƣớc tƣới và đảm bảo hệ sinh thái môi trƣờng nhằm phát triển kinh tế bền vững [20].

Tài nguyên biển, hồ, đầm:

- Tài nguyên biển: Với đƣờng bờ biển dài 42,5 km và nhiều hòn đảo (Hòn Chùa, Hòn Yến, Lao Mái Nhà,…), biển Tuy An không chỉ giàu tiềm năng cho phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản mà còn là tài nguyên lớn của ngành du lịch [20].

- Tài nguyên hồ, đầm: Đầm Ô Loan có diện tích mặt hồ 1.900 ha, có các loài tôm, loài rong biển và các loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao [20].

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản huyện Tuy An cho thấy một số nguồn khoáng sản nhƣ: Mỏ Diatomit tập trung nhiều ở An Xuân, mạch quặng trải dài đến Vùng 13 (An Nghiệp), An Lĩnh, Tuy Dƣơng (An Hiệp), An Thọ có trữ lƣợng rất lớn, cát Ti-tan, Zicon tại vùng đất cát biển của An Mỹ, An Hòa, An Hải, có trữ lƣợng khá, đá khối Granite ốp lát đã khai thác nhiều năm qua, gần cạn kiệt, mỏ đá vật liệu xây dựng thông thƣờng: nằm dọc theo tỉnh lộ ĐT 643 có ở xã An Thọ, An Mỹ và An Chấn, mỏ Kao Lanh [20].

Tài nguyên du lịch và nhân văn

Tuy An là một vùng đất có bề dày về lịch sử - văn hóa lâu đời trên 400 năm, sản sinh nhiều danh nhân, nghệ sỹ nổi tiếng trong nƣớc và quốc tế, nơi có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử đƣợc công nhận gồm 7 di tích cấp quốc gia, 12 di tích cấp tỉnh: các di tích cấp Quốc gia nhƣ: Thành An Thổ, chùa Từ Quang (chùa Đá Trắng), danh thắng Gành Đá Đĩa, danh thắng đầm Ô Loan [21].

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội Điều kiện kinh tế

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của đất nƣớc và của tỉnh, Huyện Tuy An có những bƣớc phát triển đáng kể về kinh tế, kinh tế cả

các ngành trên địa bàn huyện đã có sự chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực, đúng hƣớng. Tình hình phát triển kinh tế của huyện thời gian qua liên tục duy trì tốc độ khá cao, đạt mức tăng trƣởng bình quân hằng năm 19,59 %/năm. Trong đó; Nông - Lâm -Thủy sản tăng 4,7 %; CN-TTCN-XD tăng 15 %; Thƣơng mại – Du lịch – dịch vụ tăng 18,8 % [22].

- Kinh tế nông nghiệp

Diện tích gieo trồng, năng suất và sản lƣợng một số loại cây trồng chủ đạo nhƣ sau: Cây lúa gieo sạ 2.808 ha năng suất bình quân 68 ta/ha; Cây sắn diện tích 509 ha năng suất bình quân 158 tạ/ha; Cây mía diện tích 1.679 năng suất bình quân 523 tạ/ha đáp ứng đủ lƣơng thực tại chỗ [22].

Về chăn nuôi

Tổng đàn bò 36.960 con, trong đó bò lai chiếm 77,2 % tổng đàn. Tỷ lệ bò lai tăng nhờ chƣơng trình thụ tinh nhân tạo đƣợc nhiều ngƣời chăn nuôi quan tâm.Tổng đàn lợn trên 13.500 con, đàn gia cầm 339.600 con, ngoài ra còn một sô vật nuôi nhƣ nhím, heo rừng, dê mang lại hiệu quả kinh tế cao [22].

Về lâm nghiệp

Diện tích rừng hiện có đến năm 2018 là 12.636 ha. Tỷ lệ che phủ rừng 17,1%. Rừng chủ yếu là cây ( bạch đằng và keo ) [22].

Về thủy sản

Gía trị ngành thủy sản đạt 112,67 %. Trong đó nuôi trồng thủy sản đạt 83 %, khai thác thủy sản đạt 113 %. Sản lƣợng thu hoạch: 2.527 tấn, đạt 108 % kế hoạch, tặng 10,4 % so với cùng kỳ. Số lƣợng nuôi lồng bè: 7.165 lồng trong đó lồng nuôi tôm hùm 5.490 lồng [22].

- Kinh tế tập thể

Số lƣợng HTX trên địa bàn huyện có 36; Trong đó: 19 HTX đang hoạt động, 17 HTX ngƣng hoạt động nhƣng chƣa tiến hành giải thể đƣợc vì chƣa hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế hoặc chƣa làm thủ tục giải thể [22].

- Công nghiệp -Tiểu thủ công nghiệp -Xây dựng

Lĩnh vực khai khoáng: các sản phẩm chủ yếu ở lĩnh vực vật liệu xây dựng thông thƣờng tăng mạnh nhƣ; đá hộc tăng 17 %, cát xây dựng tăng 54,4 %, đá chẻ tăng 7,4 %, đá xay công nghiệp tăng 6,9 %, phụ gia phân bón tăng 51 % [23].

- Thương mại - du lịch – dịch vụ

Lĩnh vực thƣơng mại - dịch vụ - du lịch tăng khá. Các loại hình thƣơng mại và hoạt động dịch vụ phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng giá trị sản xuất thƣơng mại, dịch vụ, du lịch đạt 100,7%, tăng 18,84 %. Đặc biệt là các danh thắng nhƣ: Gành đá dĩa, Hòn Yến, Nhà thờ Mằng Lăng, Thành An Thổ… đã thu hút nhiều lƣợt khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan [23].

- Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Tính đến năm 2017, dân số trên địa bàn huyện là 125.524 ngƣời, mật độ 310 ngƣời/km2

. Số ngƣời trong độ tuổi lao động 77.548 ngƣời. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2017 là 29 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 7,77 %. Công tác xoá nhà ở tạm cho các hộ nghèo chính sách, hộ nghèo đặc biệt khó khăn đƣợc quan tâm 2,5%, góp phần ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế. Giải quyết việc làm mới cho 4.848/4800 lao động, đạt 101 % KH, tăng 0,85 % [23].

2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên

- Những ảnh hưởng tích cực trong việc thực hiện xây dựng NTM:

+ Với vị trí địa lý thuận lợi nhất là mạng lƣới giao thông nằm trên trục quốc lộ 1, có tuyến ĐT643 nối huyện Sơn Hòa, ĐT641 nối huyện Đồng Xuân, trong tƣơng lai còn có tuyến đƣờng tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn nối các huyện, thành phố: Tây Hòa, Phú Hòa, thành phố Tuy Hòa và Tuy An; trên địa bàn đang triển khai nhiều dự án về du lịch - dịch vụ; lực lƣợng lao động dồi dào. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tƣ, nhất là đầu tƣ vào các ngành nghề sử dụng nhiều lao động. Khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuyền; hỗ trợ, đầu tƣ khôi phục và phát triển, xây dựng thƣơng hiệu các làng nghề truyền thống trên địa bàn. Đây chính là tiền đề, điều kiện thuận lợi để Tuy An tiếp tục đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

+ Tuy An có địa hình đa dạng, vừa có rừng, vừa có biển với nhiều đầm, bãi tắm đẹp; có nhiều và đa dạng các loại hình di tích, danh thắng. (địa đạo Gò Thì Thùng, di tích lịch sử - nghệ thuật chùa Đá Trắng - Từ Quang, di tích khảo cổ thành An Thổ và nhiều di tích thắng cảnh: đầm Ô Loan, gành Đá Dĩa, bãi Xép, Cù Lao Mái Nhà, Nhà thờ Mằng Lăng, Hòn Yến..). Đây chính là lợi thế riêng của Tuy An có giá trị khai thác du lịch ở mức cao, mà còn mang lại nguồn lợi kinh tế lớn từ phát triển du lịch”.

+ Với lợi thế có bờ biển dài, có nhiều vũng, vịnh, ngƣ trƣờng lớn thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ, nƣớc mặn. Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dạng: tôm hùm, cá mú, cá hồng, cua biển, nghêu, sò huyết ... nhiều thủy sản có giá trị cao. Có nhiều cơ sở sản xuất giống và chế biến thủy sản. Nguồn lao động có truyền thống, nhiều kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đông đảo, trở thành ngành quan trọng, mũi nhọn của huyện. Điều này đã đóng góp trực tiếp cho quá trình đầu tƣ xây dựng kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn và thúc đẩy sự huy động nguồn lực của ngƣời dân đóng góp trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Ngoài ra có nhiều đồng cỏ tự nhiên phát triển tốt thuận lợi chăn thả theo đàn. Trên địa bàn có mô hình cánh đồng mẫu lớn là nhằm thực hiện tốt việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ, hiệu quả trên cùng một diện tích lớn, rút ngắn khoảng cách chệnh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân, các thửa ruộng, các vùng sản xuất, nâng cao năng suất bình quân trong toàn vùng, tăng chất lƣợng sản phẩm; Trên cơ sở liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, tập hợp những nông dân sản xuất có diện tích nhỏ lẻ thành vùng sản xuất có qui mô diện tích lớn thuận tiện cho việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến, giải quyết đầu ra ổn định có lợi cho nông dân.

+ Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản, tạo điều kiện phát triển đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Tập trung xây dựng khu vực phòng thủ huyện. Luôn ổn định tình hình an ninh chính trị, góp phần thuận lợi phát triển mọi mặt về kinh tế.

+ Tuy An có nhiều xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, có nhiều xã đƣợc thụ hƣởng theo chƣơng trình 135, hỗ trợ đầu tƣ của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2017. Nên có nhiều nguồn lực hỗ trợ đầu tƣ của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ƣơng.

- Những khó khăn do tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội:

+ Bờ biển dài thiên tai, bão lũ gây triều cƣờng trên diện rộng ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân, đặc biệt là nhân dân các xã bãi ngang ven biển, các công trình giao thông, kè bị xạc lỡ nghiêm trọng vào mùa mƣa làm cho chi phí duy tu bão dƣỡng các công trình hạ tầng tốn kém. Hạn hán, lũ lụt còn làm ảnh hƣởng đến lĩnh vực nông nghiệp, giảm 20-30 %

năng suất cây trồng, giảm lƣợng lƣơng thực, ảnh hƣởng nghiêm trọng tới chăn nuôi và sinh hoạt của ngƣời dân. Hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ hoang mạc hóa ở một số vùng cánh Bắc của huyện, đặc biệt là nhất là làm giảm diện tích đất canh tác, gây ra tình trạng hạn hán và sâu bệnh, gây áp lực lớn cho sự phát triển lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn.

Đặc thù là huyện có nhiều xã ven biển nên nhận thức việc sinh còn hạn chế: Sinh đủ con trai để đi biển. Nên tỷ lệ dân số tăng nhanh có liên quan mật thiết đến các nguồn lực vật chất nuôi sống con ngƣời (lƣơng thực, nƣớc uống, quần áo…) sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng, gây khó khăn lớn cho các gia đình nghèo. Đặc biệt sự gia tăng dân số đột biến khiến các chi phí cho y tế, giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)