+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách kế hoạch và pháp luật của nhà nƣớc về nông thôn mới;
+ Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn lực của nhà nƣớc và các nguồn lực khác;
+ Kiểm tra, giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công tác quy hoạch và giám sát về kinh tế, tổ cức sản xuất;
+ Kiểm tra giám sát việc thực hiện các chức năng và việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc trong quá trình quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới.
Đi đôi với kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để kịp thời tháo gỡ khó khăn, nhân rộng những kinh nghiệm, cách làm hay và những điển hình trong xây dựng nông thôn mới; biểu dƣơng khen thƣởng các tập thể, cá nhân điển hình, tạo động lực cho phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới.
1.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới nông thôn mới
1.3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội
Vùng nông thôn nơi thực hiện xây dựng NTM, mỗi địa bàn nông thôn, từng vùng miền đều có đặc điểm, điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất, đất đai, nguồn vốn, môi trƣờng, khí hậu, tài nguyên, cảnh quan), về kinh tế ( hiện trạng và tiềm năng phát triển), về xã hội (dân số, phong tục, tập quán, tín ngƣỡng), khác nhau không vùng nào giống vùng nào. Có nơi gần thành thị thì
điều kiện KT-XH phát triển thuận lợi cho việc xây dựng NTM, có nơi là vùng sâu, vùng xa điều kiện KT-XH rất khó khăn, hoặc đặc biệt khó khăn cho việc xây dựng NTM. Mặt khác mỗi dân tộc sống ở từng vùng miền đều có phong tục, tập quán sinh hoạt, canh tác, sản xuất khác nhau, nên không thể triển khai thực hiện xây dựng NTM nhƣ nhau, mà đòi hỏi trong QLNN về xây dựng NTM phải tùy vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng vùng mà tiến độ triển khai và kết quả đạt đƣợc sẽ khác nhau. Nhƣng cũng phải đảm bảo đạt các tiêu chí chung.
1.3.2. Đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước
Chính sách vĩ mô, chiến lƣợc, mục tiêu phát triển KT-XH của quốc gia và chiến lƣợc phát triển KT-XH của địa phƣơng. Xây dựng nông thôn mới là một vấn đề liên quan đến nhiều ngành, nhiều chính sách và hoạt động có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khu vực nông thôn và đời sống của ngƣời dân. Các chính sách đối với nông dân phải đảm bảo lợi ích, phát huy dân chủ và mọi tiềm năng của nông dân trong xây dựng NTM. Thực hiện có hiệu quả giữa chính sách kinh tế, chính sách xã hội, an sinh xã hội trong quá trình phát triển nền kinh tế bền vững. Các địa phƣơng cần lựa chọn các tiêu chí để ƣu tiên thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc về phát triển KT-XH của địa phƣơng, hình thành các tiêu chí có điều kiện thuận lợi để thực hiện.
-Có thể phân chia thành 2 nhóm chính sách chủ yếu đang đƣợc thực hiện để hỗ trợ xây dựng NTM là:
+ Nhóm chính sách hỗ trợ trực tiếp gồm: các chính sách hƣớng trực tiếp vào việc hỗ trợ các xã thực hiện 19 tiêu chí NTM. Các Bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực nào đƣợc giao chủ trì lĩnh vực đó và đề xuất với Chính phủ ban hành quy định cụ thể về chính sách đầu tƣ, hỗ trợ.
+ Nhóm chính sách hỗ trợ gián tiếp gồm: các chính sách hỗ trợ hoạt động xây dựng NTM, gián tiếp tác động với việc đạt đƣợc các tiêu chí NTM.
Ví dụ: Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chính sách đƣa trí thức trẻ về nông thôn, chính sách khuyến nông, chính sách tín dụng, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn.
Để triển khai thực hiện chƣơng trình XDNTM ngoài các chính sách thì yếu tố về vốn là điều kiện quan trọng. Trong quá trình thực hiện sẽ còn rất nhiều thứ phát sinh cần đến vốn. Nếu nguồn vốn hỗ trợ chậm sẽ ảnh hƣởng đến tiến độ mà Chƣơng trình đề ra.
1.3.3. Trình độ nhận thức, quản lý, tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ, công chức
Mỗi tổ chức bộ máy dù có hoàn chỉnh đến mấy, chiến lƣợc chính sách có hay đến bao nhiêu cũng không thể nào đi vào thực tế cuộc sống nếu thiếu đi đội ngũ vận hành và thực thi nó, chính là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt thể hiện ở tri thức, sự hiểu biết, khả năng tiếp nhận, phân tích, tổng hợp các vấn đề, xu hƣớng phát triển, những cơ hội và thách thức trong tƣơng lai. Để lãnh đạo xây dựng NTM có hiệu quả, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã phải là ngƣời nắm bắt tốt các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về xây dựng NTM, am hiểu tình hình thực tế, phong tục tập quán của nhân dân ở địa phƣơng mình để triển khai, vận dụng đúng, phù hợp vào các lĩnh vực mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý vào thực tế xây dựng NTM từng vùng miền sẽ đem lại kết quả cao. Ngƣợc lại, trình độ của đội ngũ này thấp kém, thụ động chỉ biết làm theo hƣớng dẫn chung, không sáng tạo thì không thể phát huy những lợi thế của từng vùng, kết quả đem lại sẽ không cao, dẫn đến trì tuệ, thậm chí làm sai trong thực hiện QLNN về xây dựng NTM.
1.3.4. Truyền thống và văn hóa dân tộc từng vùng nông thôn
Mỗi dân tộc từng vùng, miền trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài đều có những đặc điểm truyền thống, văn hóa riêng không giống nhau.
Do vậy trong QLNN về xây dựng NTM phải phù hợp với các chuẩn mực chung đã đƣợc thừa nhận theo truyền thống, văn hóa, phát huy đƣợc những ƣu điểm của giá trị văn hóa truyền thống, loại bỏ đi những nhƣợc điểm của những hủ tục lạc hậu, tƣ tƣởng bảo thủ, cục bộ địa phƣơng…cần chú trọng hòa hợp giữa các dân tộc ít ngƣời với dân tộc kinh, góp phần quyết định thành công của công việc xây dựng NTM tại mỗi vùng miền, mỗi địa phƣơng.