Hiệu quả của công tác quản lý nhà nƣớc về tạo việc là cho thanh niên trƣớc hết thể hiện rõ ràng thông qua hiệu quả của hoạt động giải quyết việc làm cho thanh niên. Chính vì thế đòi hỏi cần phải tìm ra nhƣng giải pháp để tạo việc cho ngƣời lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
3.2.2.1. Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển và đạt mức tăng trưởng cao, từ đó tạo việc làm cho thanh niên
Đây là một giải pháp khả thi nhằm vận động và giải phóng triệt để tiềm năng sức lao động xã hội cho phát triển kinh tế,vùa phát huy nội lực để xây dựng kinh tế địa phƣơng, vừa tạo nhiều việc làm cho lao động. Bởii vì tạo việc làm ở bất kỳ quốc gia nào cũng gắn liền với tăng trƣởng kinh tế, vì vậy huy động nguồn lực đầu tƣ phát triển kinh tế là giải pháp để giúp giải quyết việc làm cho thanh niên. Trong bối cảnh hiện này, nền kinh tế kém hiệu quả, sức cạnh tranh kinh tế chƣa cao, sản phẩm khó tiêu thụ, tích lũy nội bộ nền kinh tế và sức mua thấp, cơ cấu đầu tƣ còn nhiều bất hợp lý, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính chất sản xuất nhỏ, manh mún, tỷ trọng hàng hóa chƣa cao.
Đề thực hiện giải pháp này cần tập trung phát triển kinh tế theo hƣớng: huy động mọi nguồn lực cho đầu tƣ phát triển, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện khung pháp lý, giải quyết những vƣớng mắc về cơ chế, chính sách, loại bỏ những dào cản về thủ tục hành chính để huy động tối đa mọi nguồn lực của xã hội cho phát triển sản xuất, kinh doanh tạo ra nhiều việc làm. Tiến hành tái cấu trúc lại các doanh nghiệp, phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa- hiện đại hóa: phát tiển những ngành mà Lào Cai có lợi thế, những ngành kinh tế mũi nhọn, sử dụng lao động có trình độ kỹ thuật cao, song song với những ngành công nghiệp đồi hỏi ít vồn, sử dụng nhiều lao động, công nghệ phù hợp với trình độ thanh niên Lào cai, thực hiện đồng thời hai vấn đề huy động vốn, tăng trƣởng và việc làm. Chú trọng phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế mở, khu chế xuất…. gắn quy hoạch các khu công nghiệp với kế hoạch sử dụng lao động, đặc biệt là lao động địa phƣơng nơi chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đồng thời tận dụng tối đa tiềm năng về du lịch của Lào Cai để phát triển các ngành dịch vụ du lịch tạo nhiều việc làm.
Đối với khu vực nông thôn cũng cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc thực hiện công nghiệp hóa – hiện địa hóa nông nghiệp nông thôn là một bƣớc đi quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và đảm bảo việc làm bền vững, ổn định với thu nhập cao hơn cho lao động nông nghiệp, cụ thể: phát triển kinh tế hộ gia đình theo hƣớng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng, tiềm năng, đặc biệt khuyến khích phát triển trang trại, hình thành những vùng chuyên canh nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu với quy mô lớn, gắn với sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến dịch vụ phục vụ sản xuất.
Trong giai đoạn hiện nay, Lào Cai cần chuyển đổi mô hình tăng trƣởng từ việc tăng trƣởng dựa trên vốn đầu tƣ, khai thác tài nguyên, lao động chất lƣợng thấp sang mô hình tăng trƣởng theo chiều sâu chủ yếu dựa vào khoa học công nghệ, lao động có chất lƣợng cao. Tập trung tháo dỡ khó khăn cho các doanh
nghiệp để có thể đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh duy trì và tạo thêm việc làm cho thanh niên.
Ngoài ra, các chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô cũng cần đƣợc xây dựng, đây là yếu tố quan trọng có tính quyết định để ổn định và tạo nhiều việc làm cho thanh niên, đặc biệt là cho số lao động mới. Đó là hệ thống chính sách bảo đảm ổn định kinh tế để duy trì tăng trƣởng kinh tế cao và trên diện rộng, giảm thiểu các tác động tiêu cực và rủi ro của cải cách thể chế, khủng khoảng kinh tế, lạm phát thiên tai; bảo vệ môi trƣờng nâng cao năng ực quản lý của Nhà Nƣớc…
3.2.2.2. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Xuất khẩu lao động là một thị trƣờng việc làm tiềm năng, trong thực tế thì việc xuất khẩu lao động đã và đang đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả. Thông qua việc lao động đƣợc đào tạo trƣớc khi đƣợc đƣa sang nƣớc ngoài làm những công việc thủ công, hay mang tính dịch vụ cao, những công việc đó đòi hỏi tính kiên nhẫn, tỉ mỉ mà ngƣời Việt nam có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu đó. Việc xuất khẩu lao động góp phần giải quyết đƣợc lao động thất nghiệp mà đây cũng là một hƣớng đào tạo nghề có hiệu quả, đồng thời góp phần tạo nguồn ngoại tệ cho phát triển kinh tế đất nƣớc.