7. Cấu trúc của đề tài
3.2.3. Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa Chính quyền cấp xã vớ
với lực lượng an ninh cơ sở và ban ngành có liên quan trong quản lý nhân khẩu tạm trú
Công tác quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng không chỉ là trách nhiệm của chính quyền cấp xã nói chung, lực lượng Công an xã, phường nói riêng mà là trách nhiệm của toàn xã hội, của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức quần chúng nhân dân và các lực lượng nghiệp vụ có liên quan của Công an cấp huyện, Công an cấp thị xã. Trong quá trình quản lý nhân khẩu, hộ khẩu nếu các lực lượng nghiệp vụ thực hiện công tác một cách riêng lẻ thì kết quả
đạt được sẽ không cao, sẽ còn sơ hở, thiếu sót, tạo điều kiện cho bọn tội phạm và đối tượng xấu lợi dụng hoạt động. Nếu các lực lượng nghiệp vụ có liên quan chỉ phối hợp thực hiện một cách đơn thuần thì không huy động được lực lượng và xây dựng được thế trận vững chắc tấn công vào tội phạm có hiệu quả. Vì vậy phải xây dựng cơ chế phối hợp có kế hoạch thực hiện cụ thể.
Cơ chế phối hợp này phải được triển khai giữa chính quyền cấp xã với nhau, giữa Công an cấp xã với các lực lượng nghiệp vụ khác như lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tội phạm trật tự quản lý kinh tế, chức vụ, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường… của Công an cấp thị xã. Lực lượng Ủy ban nhân dân, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội… với Công an cấp xã. Thực tế trong thời gian qua dù các lực lượng, các ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội… đã có sự phối hợp chặt chẽ với Công an cấp xã trên địa bàn để tiến hành quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng nhưng sự phối hợp chưa toàn diện, chưa đồng bộ. Ngoài ra, Công an cấp xã chưa thực sự phối hợp chặt chẽ với các đội nghiệp vụ có liên quan thuộc Công an cấp huyện và Công an các xã, phường giáp ranh thuộc địa bàn thị xã khác… nên còn gặp khó khăn trong việc tạm giữ các đối tượng vi phạm pháp luật về cư trú, trong việc truy bắt các đối tượng trốn thi hành án, các đối tượng gây án bỏ trốn,… Chính vì vậy, việc phối hợp chặt chẽ đối với các lực lượng nghiệp vụ và các ban ngành có liên quan với Công an cấp xã trong quá trình quản lý nhân, hộ khẩu nói chung và quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng là rất cần thiết.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng trên địa bàn thị xã Hà Tiên còn có những mặt hạn chế là do sự thiếu phối hợp giữa các đơn vị Công an, giữa chính quyền xã với lực lượng Công an, Ban quản lý các khu du lịch, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, Ban giám hiệu các trường phổ thông trên địa bàn.
* Nội dung cần tiến hành phối hợp:
- Phối hợp để tạm giữ các đối tượng vi phạm pháp luật về cư trú nói chung và vi phạm pháp luật về đăng ký quản lý tạm trú, tạm vắng nói riêng khi chúng chạy sang địa bàn xã, phường giáp ranh của thị xã Hà Tiên với địa
bàn khác.
- Chủ động phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ trong ngành Công an, các tổ chức quần chúng nòng cốt, các lực lượng bảo vệ các cơ quan, xí
nghiệp, Ban quản lý các khu du lịch… đóng trên địa bàn tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất việc đăng ký tạm trú, tạm vắng của khu nhà trọ công nhân, khu nhà trọ cho khách du lịch thuê, và các khu vực khác có người đến tạm trú, hoặc có người tạm vắng khỏi địa phương để đảm bảo yêu cầu phòng ngừa, điều tra tội phạm.
- Xây dựng quy chế quản lý tạm trú, tạm vắng với các khu du lịch, các công ty, các doanh nghiệp… để quản lý người lao động làm việc trong các khu vực này. Đồng thời lực lượng Công an cấp xã thường xuyên hướng dẫn, yêu cầu bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống tội phạm gắn với công tác quản lý cư trú, tạm trú, tạm vắng trong và ngoài cơ sở cho lực lượng bảo vệ.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý bến xe, bến tàu, với Cảnh sát trật tự… để quản lý tạm trú, tạm vắng chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm lợi dụng bến xe, bến tàu… để hoạt động phạm
pháp.
- Phối hợp với các đội nghiệp vụ để điều tra, xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật về cư trú và các vi phạm khác có liên quan khi vượt quá thẩm quyền của Công an xã, phường hay các vụ phức tạp…
* Cách thức tiến hành phối hợp:
- Các lực lượng nghiệp vụ ngoài việc thực hiện đầy đủ sự phân công, phân cấp theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao phải có biện pháp cụ thể
trong công tác quản lý tạm trú, tạm vắng ở địa bàn cụ thể. Xây dựng cơ chế phối hợp, có kế hoạch cụ thể với các lực lượng nghiệp vụ khác có liên quan. - Từng lực lượng nghiệp vụ trong Công an thị xã phải xây dựng kế hoạch, chương trình công tác riêng và nội dung cơ chế phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ có liên quan trong việc quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng nhất là vào các dịp lễ, tết… thông qua sự phê duyệt của lãnh đạo Công an thị
xã.
- Gửi công văn trao đổi những thông tin có liên quan đến nhân, hộ khẩu, chú ý những nhân khẩu có nhũng vấn đề “cần chú ý về an ninh trật tự” với các đơn vị nghiệp vụ trong và ngoài địa bàn để cùng phối hợp giải quyết khi phát sinh các vấn đề liên quan. Trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với thủ trưởng các đơn vị, Trưởng Công an cấp xã khi cần thiết.
- Các lực lượng nghiệp vụ Công an như lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, chức vụ, ma túy,… khi cần những thông tin liên quan đến những nhân khẩu tạm trú, tạm vắng đến nghiên cứu hồ sơ quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng tại Công an cấp xã. Ban chỉ huy công an xã, phường tạo điều kiện giúp đỡ và phối hợp với các lực lượng này nhằm phục vụ cho yêu cầu phòng ngừa, điều tra tội phạm đạt hiệu quả.