7. Cấu trúc của đề tài
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra
Công tác kiểm tra, hướng dẫn là vấn đề không thể thiếu trong các hoạt động quản lý xã hội của nhà nước, không có kiểm tra hướng dẫn thì coi như không có tổ chức thực hiện. Đối với công tác đăng ký quản lý tạm trú, tạm vắng thì vấn đề kiểm tra, hướng dẫn lại có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, nó có tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả của cả quá trình công tác. Vì vậy đi đôi với việc tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia, lực lượng Công an cấp xã vẫn cần phải tiến hành kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm trong quá trình đăng ký, quản lý nhân hộ khẩu. Việc kiểm tra hướng dẫn không phải chỉ tiến hành có tính chất định kỳ, hình thức mà phải được tiến hành một cách thường xuyên có hệ thống. Thông qua việc kiểm tra giúp cho lực lượng Công an cấp xã nắm vững số liệu hộ khẩu, nhân khẩu trong địa bàn quản lý, nắm chắc tình hình thực hiện, việc chấp hành các quy định về đăng ký, quản lý cư trú của từng hộ, từng nhân khẩu trong địa bàn. Phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm, các trường hợp cư trú có nghi vấn, đối tượng truy nã, truy tìm… và các sơ hở thiếu sót của ta để có biện pháp khắc phục. Thông qua công tác kiểm tra để đôn đốc nhắc nhở, hướng dẫn quần chúng chấp hành tốt các quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý cư trú.
Qua khảo sát thực tế tại địa bàn thị xã Hà Tiên cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả công tác quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng của lực lượng Công an cấp xã chưa đạt được như mong muốn là do công tác kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên và đúng mức, đặc biệt là đối với các địa bàn tập trung đông dân tạm trú. Do đó, công tác đăng ký và quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng còn có nhiều sơ hở, thiếu sót trên nhiều mặt như: Chưa thực hiện đúng quy trình đã được quy định, có những việc mỗi nơi có cách giải quyết khác nhau; Vẫn còn có tình trạng gây khó khăn, quan liêu, cửa quyền, hách dịch đối với công dân trong công tác đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; Việc nắm tình hình nhân khẩu tạm trú, tạm vắng còn ở một chừng mực nhất định và có khi mang tính hình thức, lực lượng Công an cấp xã chưa nắm chắc được tình hình dân cư thuộc địa bàn mình quản lý theo 4 nội dung điều tra về nhân khẩu. Thực tế khi nào có đợt kiểm thì lực lượng Công an cấp xã mới tập trung cập nhật thông tin để hoàn chỉnh hồ sơ nhân khẩu còn lúc bình thường thì không cập nhật để quản lý nên còn để sót lọt đối tượng trong công tác quản lý... Do đó, để không ngừng nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng lực lượng Công an cấp xã cần phải không ngừng tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về đăng ký quản lý tạm trú, tạm vắng.
Mặt khác, kết hợp giữa giáo dục, thuyết phục với xử lý nghiêm minh trong việc giải quyết các trường hợp vi phạm pháp luật về đăng ký quản lý tạm trú, tạm vắng có ý nghĩa rất quan trọng trong phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm. Trong quá trình xử lý các trường hợp vi phạm phải đi đôi với giáo dục, thuyết phục đối tượng. Có như vậy đối tượng mới nhận thức được lỗi lầm của mình, hiểu được chính sách, pháp luật từ đó thực hiện tốt các nội quy, quy định và sẽ không tái phạm. Do vậy, sự kết hợp giữa giáo dục, thuyết phục và xử lý nghiêm minh là rất quan trọng và cần thiết.
Thực tế thời gian qua, Công an cấp xã trên địa bàn thị xã Hà Tiên chưa làm tốt yêu cầu này. Qua nghiên cứu thấy rằng đa số khi giải quyết các trường hợp vi phạm pháp luật về cư trú, Công an cấp xã chỉ chú ý đến công tác xử lý (cảnh cáo hoặc phạt tiền) mà chưa làm tốt công tác giáo dục, thuyết phục các đối tượng có hành vi vi phạm, nên dẫn đến các đối tượng dễ tái phạm.
* Nội dung của giải pháp:
- Một là, phải tăng cường công tác kiểm tra đột xuất và định kỳ là một trong những phương pháp chủ yếu để quản lí chặt chẽ nhân hộ khẩu nói chung và quản lý chặt chẽ nhân khẩu tạm trú, nhân khẩu tạm vắng nói riêng. Về hình thức kiểm tra cần phải kết hợp một cách hợp lý giữa kiểm tra định kỳ với kiểm tra đột xuất. Cần chú trọng đến công tác kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện những thiếu sót, vi phạm để kịp thời uốn nắn, khắc phục, đồng thời việc kiểm tra định kỳ cũng nhằm tác động tích cực đến ý thức chấp hành các quy định về quản lý nhân hộ khẩu của cả cán bộ Công an và nhân dân. Đối với những dịp lễ, tết… cần tăng cường công tác kiểm tra một cách toàn diện, đặc biệt là các khu nhà cho thuê. - Hai là, thông qua công tác kiểm tra cần phải kịp thời phát hiện những bất hợp lý trong công tác đăng ký, quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng để kiến nghị các biện pháp giải quyết.
- Ba là, việc kiểm tra phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị nghiệp vụ của Công an, giữa cơ quan Công an với các đơn vị có liên quan.
- Bốn là, về việc giáo dục, thuyết phục: lực lượng Công an cấp xã phải dùng lý lẽ, tình cảm phân tích hành vi vi phạm của đối tượng, khuyên răn họ thực hiện tốt các quy định của pháp luật về giữ gìn an ninh trật tự nói chung và hoạt động đăng ký, quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng nói riêng. Từ đó để họ tự giác chấp hành các quy định đã đề ra. Việc giáo dục, thuyết phục thường được áp dụng trong các tầng lớp người lao động tự do, công nhân, viên chức nhà nước với những vi phạm không phải do cố ý…Việc giáo dục
này phải được tiến hành thường xuyên. Ngoài ra, không chỉ giáo dục mà còn phải giao đối tượng cho các cơ quan, tổ chức, các lực lượng Công an cấp xã phối hợp giáo dục, quản lý tiếp sau đó. Vận động gia đình đối tượng tham gia vào việc giáo dục này.
- Năm là, về việc xử lý nghiêm minh: Đảm bảo xử lý đối tượng đúng chính sách pháp luật của nhà nước, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về đăng ký quản lý tạm trú, tạm vắng nói riêng mà tiến hành các biện pháp xử lý đảm bảo đúng người, đúng hành vi vi phạm. Cụ thể là:
+ Trường hợp có vi phạm chế độ đăng ký tạm trú, tạm vắng lần đầu, ít nghiêm trọng, không có nghi vấn gì, thì hướng dẫn đăng ký…
+ Đối với các vi phạm qui định về đăng ký, quản lý tạm trú, tạm vắng nghiêm trọng, tái phạm thì lập biên bản, Cảnh sát khu vực, Công an xã, thị trấn ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền hoặc đề nghị Ban chỉ huy công an phường, xã, thị trấn xử phạt vi phạm hành chính.
+ Trường hợp có khách tạm trú không khai báo, kiểm tra giấy tờ tuỳ thân có nghi vấn thì lập biên bản ghi rõ lý do, yêu cầu chủ hộ và người tạm trú đến trụ sở Công an phường, xã, thị trấn giải quyết.
+ Trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật, như: chứa chấp đối tượng tệ nan xã hội, hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hoạt động tệ nạn xã hội… thì phải tạm giữ đối tượng, lập biên bản phạm pháp quả tang, niêm phong hàng hoá, tang vật và báo cáo ngay cho Ban chỉ huy Công an xã, phường, thị trấn.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình, đặc điểm liên quan đến quản lý nhà nước về tạm trú, tạm vắng và thực trạng về nhân khẩu tạm trú, tạm vắng, tình hình tội phạm lợi dụng tạm trú, tạm vắng trên địa bàn thị xã Hà Tiên để hoạt động. Trong chương 3, đề tài đã đưa ra cơ sở và một số dự báo về biến động của nhân khẩu tạm trú, tạm vắng đến năm 2020, tình hình tội phạm lợi dụng tạm trú, tạm vắng để hoạt động trong thời gian tới. Qua đánh giá những tồn tại, khó khăn, vướng mắc và các nguyên nhân cũng như tình hình an ninh trật tự, tình hình nhân, hộ khẩu cư trú trên địa bàn thị xã, đề tài đã trình bày hệ thống những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tạm trú, tạm vắng trên địa bàn thị xã Hà Tiên như vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật; phối hợp giữa các lực lượng, xây dựng và bố trí lực lượng; công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, đạo đức, thường xuyên giáo dục lực lượng Công an cơ sở học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; công tác tuyên truyền vận động quần chúng; công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện công tác quản lý tạm trú, tạm vắng cho lực lượng an ninh cơ sở,… với những giải pháp để nâng cao công tác quản lý tạm trú, tạm vắng bản thân mong rằng những giải pháp đó giúp cho chính quyền cấp xã nâng cao được hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tạm trú, tạm vắng.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội trên địa bàn thị xã Hà Tiên phát triển mạnh mẽ, tình hình an ninh trật tự luôn ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Hà Tiên trong những năm tới vẫn được xác định là địa bàn phức tạp về trật tự an toàn xã hội, trong đó có khó khăn của công tác quản lý nhân, hộ khẩu nói chung và công tác quản lý tạm trú, tạm vắng nói riêng.
Qua nghiên cứu về công tác quản lý tạm trú, tạm vắng của chính quyền cấp xã mà nòng cốt là công an cấp xã trên địa bàn thị xã Hà Tiên đề tài đã nêu khái quát tình hình nhân hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng, biên chế, trình độ, độ tuổi của lực lượng Công an cấp xã và tình hình phạm pháp hình sự, đối tượng lợi dụng tạm trú, tạm vắng ẩn náo, hoạt động. Bên cạnh đó đề tài đã làm rõ được thực trạng tổ chức thực hiện công tác đăng ký quản lý nhân, hộ khẩu, quản lý tạm trú, tạm vắng của lực lượng Công an cấp xã, thực trạng về tổ chức bộ máy để tiến hành công tác đăng ký tạm trú, tạm vắng, các biện pháp tiến hành công tác quản lý nhân hộ khẩu thường xuyên. Có thể nói trong thời gian qua Chính quyền cấp xã, lực lượng Công an cấp xã trên địa bàn thị xã đã làm tốt công tác đăng ký tạm trú, tạm vắng góp phần vào việc giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn phục vụ tích cực cho công tác quản lý xã hội của nhà nước. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy công tác này cũng còn nhiều tồn tại, vướng mắc, hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý nhân hộ khẩu nói chung, quản lý tạm trú, tạm vắng nói riêng chưa được cao. Đó là những vướng mắc về cơ chế phối hợp, biện pháp tiến hành … và về tổ chức lực lượng trong công tác quản lý tạm trú, tạm vắng, quản lý tất cả các hệ loại đối tượng.
Từ thực tiễn nghiên cứu công tác quản lý nhân, hộ khẩu, quản lý tạm trú, tạm vắng trên địa bàn Hà Tiên đề tài đã có dự báo về tình hình kinh tế và sự phát triển kinh tế tại địa bàn thị xã. Trên cơ sở đánh giá những tồn tại, khó
khăn, vướng mắc và các nguyên nhân cũng như tình hình an ninh trật tự, tình hình nhân hộ khẩu cư trú trên địa bàn thị xã, đề tài đã trình bày hệ thống những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân, hộ khẩu, quản lý tạm trú, tạm vắng trên địa bàn thị xã Hà Tiên.
Với thời gian nghiên cứu không nhiều, trình độ nhận thức còn hạn chế về lý luận và thực tiễn, trong khi nghiên cứu về đề tài chắc chắn Chủ nhiệm đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tuy vậy, hy vọng với những gì Chủ nhiệm đề tài đã trình bày về lý luận, tìm tòi, phân tích, đánh giá đúng thực trạng đã khảo sát thực tế sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề mà thực tiễn công tác của chính quyền cấp xã, lực lượng Công an cấp xã thị xã Hà Tiên còn khó khăn, vướng mắc và tồn tại. Với những kết quả mà chính quyền cấp xã, lực lượng Công an cấp xã trên địa bàn thị xã Hà Tiên đã đạt được trong thực hiện các biện pháp quản lý tạm trú, tạm vắng và từ những giải pháp mà Chủ nhiệm đề tài đã đưa ra hy vọng có thể góp một phần nhỏ để chính quyền cấp xã, lực lượng Công an các xã, phường, trên địa bàn Hà Tiên vận dụng thực hiện tốt hơn công tác quản lý cư trú nói chung và quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng nói riêng ở địa bàn thị xã trong thời gian tới nhằm phòng ngừa, điều tra có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác góp phần bảo vệ vững chắc an ninh trật tự trên địa bàn thị xã Hà Tiên./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Công an (2014), Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 09 tháng 9 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy đinh chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú.
2. Bộ Công an (2015), Thông tư số 09/2015/TT-BCA ngày 10 tháng 2 năm 2015 quy định Điều lệnh Cảnh sát khu vực.
3. Bộ Công an (2014), Thông tư số 36/2014/TT-BCA ngày 09 tháng 9 năm 2014 quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú.
4. Bộ Công an (2014), Thông tư số 61/2014/TT-BCA ngày 20 tháng 11 năm 2014 quy định về quy trình đăng ký cư trú.
5. Chính phủ (2014), Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4
năm 2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú.
6. Chính phủ (2012), Thông tư số 78/2012/TT-BCA ngày 28 tháng 12 năm 2012 quy định trình tự thực hiện công tác cơ bản của Cảnh sát khu vực.
7. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
8. Quốc hội (2006), Luật cư trú. 9. Quốc hội (2013), Luật cư trú.
10. Quốc hội (2013), Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH ngày 11 tháng 7 năm 2013 hợp nhất Luật cư trú.
11. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2012), Báo cáo tổng kết năm của Công an thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
12. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2013), Báo cáo tổng kết năm của Công an thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
13. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2014), Báo cáo tổng kết năm của Công an thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
14. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2015), Báo cáo tổng kết năm của Công an thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
15. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2016), Báo cáo tổng kết năm của Công an thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
PHỤ LỤC
Bảng 2.1. BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỊ XÃ HÀ TIÊN THUỘC TỈNH KIÊN GIANG
Bảng 2.2. THỐNG KÊ SỐ VỤ PHẠM PHÁP HÌNH SỰ XẢY RA TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2016
Tội Tội Tội
Điều tra khám phá Nơi Không khác đăng Số Tổng phạm phạm phạm Năm Số đối đến ký số vụ hình kinh ma Tỷ lệ