7. Kết cấu của luận văn
1.3.6. Bài học kinh nghiệm có thể đúc kết cho huyện Cẩm Mỹ
Mỗi vùng miền, địa phƣơng trong nƣớc có những chính sách, mô hình quản lý môi trƣờng khác nhau nhằm tuyên truyền, phòng ngừa, cải thiện, kiểm soát và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
Từ các mô hình quản lý môi trƣờng thực tiễn của các địa phƣơng trong nƣớc nêu trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là, mô hình xã hội hóa thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt góp phần phát triển kinh tế hợp tác xã và xử lý rác thải sinh hoạt ô nhiễm ở khu vực đô thị và đặc biệt là ở nông thôn.
Hai là, mô hình khu dân cƣ tự quản bảo vệ môi trƣờng đƣợc lồng ghép trong các buổi họp dân, sinh hoạt của các chi hội, đoàn thể nhằm vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện. Qua đó, nhận thức của bà con về bảo vệ môi trƣờng, ý thực tự giác chấp hành đƣợc nâng cao và địa phƣơng sẽ có nhiều chuyển biến tích cực về phong trào bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Đây chính là yếu tố quan trọng để thực hiện có hiệu quả mô hình về bảo vệ môi trƣờng.
Ba là, quản lý tài nguyên nƣớc dựa vào cộng đồng là một mô hình đảm bảo việc quản lý và sử dụng tài nguyên nƣớc bền vững. Việc xây dựng các cơ chế phù hợp, huy động khả năng của cộng đồng sẽ trở thành những ngƣời hỗ trợ chính cho việc giám sát và bảo vệ nguồn nƣớc, ngăn chặn các hành vi tiêu cực làm cho nguồn nƣớc bị ô nhiễm, suy thoái. Đồng thời, việc chia sẻ lợi ích sử dụng tài nguyên nƣớc và gắn bó trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nƣớc giữa nhà nƣớc và cộng đồng dân cƣ là biện pháp bảo vệ tài nguyên nƣớc bền vững trong hiện tại và tƣơng lai.
Bốn là, việc gây ô nhiễm môi trƣờng từ các khu công nghiệp và cụm công nghiệp của các nƣớc phát triển và đang phát triển là khá lớn, đã gây rất nhiều hệ lụy, đe dọa đến môi trƣờng sinh thái của trái đất chúng ta. Do đó, xu hƣớng chuyển đổi mô hình Khu công nghiệp truyền thống sang mô hình Khu công nghiệp sinh
thái hoặc thiết lập mới mô hình Khu Công nghiệp sinh thái đang đƣợc một số địa phƣơng trong nƣớc nghiên cứu áp dụng nhƣ: Đà Nẵng, Ninh Bình, Cần Thơ... Việc thành lập mô hình các Khu công nghiệp sinh thái phải gắn liền với hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn trong nƣớc và quốc tế; chọn lọc đầu tƣ các ngành công nghiệp sạch; công nghệ máy móc, dây chuyền sản xuất và hệ thống xử lý chất thải đƣợc áp dụng phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện đại…
Năm là, bảo vệ môi trƣờng là nhiệm vụ của toàn xã hội, là của cả hệ thống chính trị. Qua kinh nghiệm thực tiễn, nơi nào cả hệ thống chính trị (đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị-xã hội) tích cực tham gia bảo vệ môi trƣờng thì nơi đó thành công.
Sáu là, việc thiết kế và xây dựng mô hình kinh tế cần có yếu tố kết hợp thân thiện với môi trƣờng. Đây là mối quan hệ tƣơng hỗ và bổ sung cho nhau trong quá trình hoạt động của mô hình. Việc kết hợp làm kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trƣờng luôn đƣợc nhà nƣớc khuyến khích, đó là chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc mong muốn toàn dân hƣởng ứng thực hiện.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Con ngƣời nhận thức rằng môi trƣờng đóng vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế và sự sống con ngƣời. Bởi vì, môi trƣờng là không gian sống của con ngƣời, nơi chứa đựng và cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con ngƣời. Ngoài ra, môi trƣờng còn là nơi chứa đựng chất thải và phân hủy các chất thải do con ngƣời tạo ra trong quá trình sinh hoạt và quá trình sản xuất. Do đó, con ngƣời phải bảo vệ môi trƣờng.
Hoạt động bảo vệ môi trƣờng là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trƣờng; ứng phó sự cố môi trƣờng; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trƣờng; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trƣờng trong lành.
Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng có chủ thể là nhà nƣớc, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đƣa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lƣợng môi trƣờng sống và phát triển bền vững. Theo Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014, chủ thể quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng bao gồm: Chính phủ, Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ trƣởng và Thủ trƣởng các cơ quan ngang bộ, UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã). Ngoài ra, đối với UBND các cấp đều có cơ quan chuyên môn tham mƣu giúp việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tại địa phƣơng. Cụ thể, đó là: Cấp tỉnh có Sở Tài nguyên và Môi trƣờng; cấp huyện có Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng; cấp xã có Ban Địa chính-Xây dựng và Môi trƣờng.
Theo Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014, việc bảo vệ môi trƣờng cần tuân thủ 08 nguyên tắc. QLNN về bảo vệ môi trƣờng có 11 nội dung; riêng nội dung quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng cấp huyện có 06 nhiệm vụ trọng tâm.
Một số mô hình quản lý môi trƣờng trong nƣớc tác giả tìm hiểu tham khảo để đúc kết áp dụng cho huyện Cẩm Mỹ trong thời gian tới. Đó là, mô hình xã hội hóa thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; mô hình kinh tế tập thể; mô hình Quản lý
tài nguyên nƣớc dựa vào cộng đồng; mô hình Khu Công nghiệp sinh thái; mô hình kinh tế thân thiện với môi trƣờng.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Tổng quan về vị trí địa lý, kinh tế-xã hội và các nhân tố tác động đếnQLNN về môi trƣờng trên bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai