7. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Nhóm giải pháp về thể chế chính sách
Những tồn tại, bất cập trong quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản, hoạt động khoáng sản nêu trên đã được sửa đổi, bổ sung trong Luật khoáng sản năm 2010. Theo đó, đã làm rõ trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của các cấp chính quyền địa phương, các Bộ liên quan; quy định chặt chẽ việc phân cấp thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản cũng như điều kiện cấp phép hoạt động khoáng sản v.v... Ngày 09 tháng 3 năm 2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật khoáng sản. Tuy nhiên, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể như sau:
Để tăng cường quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản; chúng ta cần nâng cao hiệu quả phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ giữa cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản và các cơ quan lập quy hoạch khoáng sản ở Trung ương: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương và Bộ Xây dựng cần thống nhất nội dung phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản. Các Bộ tăng cường phối hợp hành động, nhất là trong việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực khoáng sản nói chung và khai thác tài nguyên khoáng sản nói riêng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lãnh đạo các Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ quản lý về lĩnh vực khoáng sản thường xuyên định kỳ trao đổi, phối hợp giải quyết các vấn đề có liên quan.
- Nguyên tắc phối hợp:
+ Quan hệ phối hợp được dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo hiệu quả của công tác; tránh hình thức, chồng chéo, cản trở hoạt động bình thường giữa các bên.
+ Việc trao đổi thông tin công tác quản lý nhà nước phải được tiến hành thường xuyên nhằm hỗ trợ việc thực hiện các nội dung về quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản theo đúng quy định của Pháp luật.
- Các Bộ thống nhất thành lập Tổ công tác liên Bộ thực hiện nhiệm vụ rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch khoáng sản; đề xuất với Lãnh đạo các Bộ nội dung cần bổ sung, điều chỉnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hoặc các Bộ trưởng xem xét quyết định điều chỉnh theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp những thông tin mới nhất liên quan tới kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản để Bộ Công Thương, Bộ xây dựng tham khảo, có cơ sở đẩy nhanh công tác lập, phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản. Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng cần sớm hoàn chỉnh Quy hoạch phát triển các ngành thăm dò khai thác, chế biến liên quan đến lĩnh vực mình quản lý.
- Các Bộ phối hợp cùng làm việc với Ủy ban nhân dân các tỉnh liên quan để kịp thời tìm giải pháp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về công tác cấp phép cũng như quản lý khoáng sản tại các địa phương trong cả nước. Thành lập Tổ công tác chung để kiểm tra, đôn đốc và xử lý các vấn đề liên quan trong lĩnh vực khoáng sản còn tồn tại ở các địa phương.
- Về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng của ba Bộ liên quan đến việc giải quyết các kiến nghị của địa phương: Ba Bộ thống nhất cơ chế phối hợp trong công tác xem xét, trả lời các địa phương liên quan đến việc thăm dò, khai thác khoáng sản để tránh mâu thuẫn, chồng chéo nhằm quản lý chặt chẽ tài nguyên khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật. Khi nhận được đề nghị của các địa phương thì các cơ quan chức năng của các Bộ được giao trách nhiệm thụ lý văn bản cần trao đổi, thống nhất ý kiến để trả lời cho các địa phương. Trường hợp không thống nhất sẽ báo cáo Lãnh đạo các Bộ xem xét, giải quyết.
- Bộ Xây dựng, Bộ Công thương cần hoàn thành việc đánh giá tình hình thực hiện và rà soát 14 quy hoạch khoáng sản đã phê duyệt theo quy hoạch của Luật Khoáng sản.
- Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát quy hoạch đã phê duyệt, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch làm cơ sở xây dựng quy hoạch khoáng sản.