Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản ở việt nam (Trang 31 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Các yếu tố khách quan

- Điều kiện tự nhiên và môi trường, văn hóa-xã hội (trình độ dân trí, phong tục tập quán...)

Điều kiện tự nhiên, môi trường văn hóa - xã hội là một trong những yếu tố tác động quan trọng đến hoạt động quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản, là tổng hợp các yếu tố, các điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp, có tác động tích cực hay tiêu cực đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng. Do đặc thù về vị trí địa lý, địa hình khí hậu mỗi vùng, miền khác nhau có những loại tài nguyên khoáng sản không giống nhau. Do vậy, các nhà quản lý khi xây dựng chính sách về khoáng sản cần phải nắm rõ được các đặc điểm này để từ đó xây dựng được các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoạt động khoáng sản phù hợp.

Vị trí của những mỏ khoáng sản nằm ở những vùng thuận lợi giao thông, cơ sở hạ tầng tốt, gần nguồn nước, điện.. thuận tiện phục vụ khai thác cũng mang lại hiệu quả đối với hoạt động khai khoáng.

Môi trường văn hóa-xã hội, trình độ dân trí, ý thức của cộng đồng dân cư có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tôn trọng, bảo tồn, phát huy tiềm năng tài nguyên khoáng sản từ đó người dân biết cách bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm nguồn “tài sản” đặc biệt này. Sự am hiểu pháp luật của người dân có vai trò trong việc giữ gìn, quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, hạn chế được tình trạng khai thác, tận thu một cách trái phép, bừa bãi làm ảnh hưởng đến cơ sở hạn tầng kỹ thuật, hủy hoại môi trường sinh thái đồng thời có thái độ đấu tranh chống lại đối với những hành vi vi phạm pháp luật khoáng sản đồng thời việc quản lý của nhà nước trở nên có hiệu quả hơn.

- Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác khoáng sản: các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân là các chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động khai thác đồng thời là đối tượng chịu sự quản lý của nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản. Đây là “Người” được Nhà nước giao trực tiếp quản lý, tổ chức thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản. Tiềm lực về tài chính, khoa học-công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao chuyên ngành mỏ, địa chất, trắc địa...của các tổ chức, cá nhân này ảnh hưởng đến quy mô khai thác, sự chú trọng đầu tư công nghệ, thiết bị để thu hồi tối đa, khai thác tận thu hạn chế tình trạng tổn thất tài nguyên khoáng sản.

- Môi trường quốc tế, xu hướng quản lý tài nguyên khoáng sản của các nước trên thế giới và Chính sách mở cửa hội nhập với thế giới bên ngoài: Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế chủ đạo của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Thế giới ngày nay đang sống trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ. Quá trình này thể hiện không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà cả trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tài chính, đầu tư cũng như các lĩnh vực văn hóa, xã hội, tài nguyên môi trường với các hình thức đa dạng và mức độ khác nhau. Do vậy, chính sách QLNN về khai thác tài nguyên khoáng sản của Việt Nam cũng phải được xây dựng trên cơ sở hướng tới hợp tác, hội nhập chung của toàn thế giới.

Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản là chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa. Tham gia hội nhập, chính sách và pháp luật và khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường của Việt Nam sẽ chịu tác động và ảnh hưởng của pháp luật các nước thành viên khác. Những ràng buộc đó góp phần định hướng cho chính sách điều tiết của Việt Nam ngày càng hài hòa với các quy tắc và tiêu chuẩn được thừa nhận rộng rãi ở các nước khác. Cơ chế pháp lý phải thay đổi và điều chỉnh sao cho phù hợp và hài hòa với yêu cầu của các hiệp định môi

trường đa phương của các khối kinh tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia. Bên cạnh đó, cần nỗ lực nghiên cứu kinh nghiệm để tìm hiểu về các rào cản thương mại nảy sinh từ các tiêu chuẩn môi trường của nước ngoài. Việt Nam cần áp dụng triệt để nguyên tắc phát triển bền vững thể hiện ở đường lối và chính sách, pháp luật nói chung và về khai thác sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường trong khai thác tài nguyên khoáng sản nói riêng.

Hợp tác quốc tế trong quản lý tài nguyên khoáng sản nhằm tranh thủ các cơ hội hỗ trợ về tài chính, công nghệ từ các hoạt động hợp tác đa phương và song phương nhằm góp phần giải quyết những thách thức về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường; thực hiện có hiệu quả các điều ước, thỏa thuận quốc tế liên quan đến lĩnh vực khoáng sản mà Việt Nam đã ký kết, phê chuẩn và tham gia, qua đó nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản ở việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)