1.3.1. Các văn bản luật điều chỉnh về văn hóa
- Quản lý bằng Hiến Pháp và pháp luật
Luật pháp phải thực sự là công cụ quản lý Nhà nước về văn hóa - thông tin. Đó là việc xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản pháp luật đối với các loại hình hoạt động văn hóa – thông tin.
Hoạt động quản lý bao gồm cả xây dựng, ban hành văn bản quản lý và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đó
- Hiến pháp
Đối với lĩnh vực văn hóa – thông tin, Chương III, Hiến pháp năm 1992 có một số điều khoản luật Nhà nước đối với sự phát triển và vận hành các hoạt động văn hóa
Điều 30 Hiến pháp quy định: Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hóa Việt Nam: Dân tộc, hiện đại, nhân văn; Kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân, Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hóa.
Ngoài những vấn đề đề chung đã ghi trong Hiến pháp, Nhà nước còn Ban hành hệ thống các đạo luật, pháp lệnh riêng với từng lĩnh vực hoạt động văn hóa – thông tin như:
Đối với lĩnh vực văn hóa có các luật:
+ Luật về tổ chức bộ máy quản lý văn hóa đối với các Hội đồng, các Ủy ban, các Bộ;
+ Luật di sản văn hóa;
+ Luật bảo hộ quyền tác giả. + Luật điện ảnh
Đối với lĩnh vực thông tin có các luật, pháp lệnh: + Luật Báo chí
+ Luật xuất bản,
+ Pháp lệnh Quảng cáo, pháp lệnh Thư viện v.v.. Văn bản dưới luật:
+ Ngoài ra còn có hệ thống văn bản dưới luật như các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị, Quyết định và nhiều văn bản pháp quy khác. Ví dụ: NĐ 75,87,88,103/NĐ-CP.
Văn hóa và thông tin là lĩnh vực rất đa dạng, phong phú nhưng cũng rất phức tạp, các văn bản pháp luật phải thường Quản lý nhà nước về văn hoá là hoạt động của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực hành pháp nhằm giữ gìn, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam. Hay nói cách khác, quản lý nhà nước về văn hoá là quản lý các hoạt động văn hoá bằng chính sách và pháp luật.
1.3.2. Hoạt động quản lý nhà nước về văn hoá bao gồm những nội dung sau:
- Hoạt động xây dựng, ban hành các chính sách và văn bản pháp luật về văn hoá. Chính sách văn hoá được hiểu là tổng thể những nguyên tắc thể hiện
tư tưởng chủ đạo của Nhà nước về đường lối, phương hướng xây dựng và phát triển nền văn hoá. Chính sách văn hoá đặt ra các nguyên tắc chung của sự nghiệp phát triển văn hoá phù hợp với mục tiêu phát triển văn hoá chung của đất nước. Các chính sách về quản lý và phát triển văn hoá hiện nay có thể kể đến: sáng tạo các giá trị văn hoá; bảo tồn, phát huy tài sản văn hoá; phát triển văn hoá cơ sở; giao lưu văn hoá quốc tế; hiện đại hoá kỹ thuật và phương thức sản xuất, phân phối sản phẩm văn hoá; đào tạo, phát triển đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ; đảm bảo ngân sách, điều kiện pháp lý cho phát triển văn hoá; nâng cao tính tự quản và phân cấp quản lý văn hoá...Chính sách văn hoá có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về văn hoá song chính sách văn hoá không thể thay thế pháp luật. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về văn hoá nhằm phát huy tác dụng của văn hoá tới sự hình thành nhân cách, nâng cao chất hượng cuộc sống tinh thần của con người.
- Hoạt động tổ chức thực hiện của bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá: Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về văn hoá là Chính phủ; Bộ văn hoá, thể thao và du lịch (cấp trung ương); UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hoá trong địa phương mình theo quy định của pháp luật. Hoạt động này bao gồm các công việc như đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; xây dựng và chỉ đạo quy hoạch, kế hoạch; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy; hướng dẫn, tuyên truyền; thẩm định; cấp giấy phép, giấy chứng nhận… Đây là những hoạt động trên thực tế để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về văn hoá theo mục đích và nhiệm vụ đã đặt ra. Ngoài ra, hoạt động đầu tư tài chính cho văn hoá cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đầu tư tài chính cho văn hoá, xuất phát từ vấn đề quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực nên nhà nước chú trọng đầu tư ngân sách cho giáo dục. Đẩu tư cho hoạt động văn hoá với tư cách là đầu tư cho hoạt động sản xuất cần được tính
toán đến hiệu quả, cần xem văn hoá cũng làm ra lợi nhuận cho nhà nước, cho nhân dân, đồng thời cũng cần tận dụng cơ chế thị trường cho sự phát triển văn hoá đúng hướng.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực văn hoá: Đây là một hoạt động có vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà nước về văn hoá, sự tác động trực tiếp của cơ quan kiểm duyệt và thanh tra có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì văn hoá có mối quan hệ trực tiếp với chính trị, nó có tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Trong xu hướng xã hội hoá văn hoá hiện nay, các tác động tiêu cực nảy sinh ngày càng nhiều, vì vậy, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý cần phải được quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc, có kế hoạch phối hợp tổ chức hoạt động một cách chặt chẽ với các bộ, ngành khác. Như vậy mới có khả năng thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ mà công tác quản lý nhà nước về văn hoá đã đề ra.
Quản lý nhà nước về văn hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường là một trong những lĩnh vực có rất nhiều vấn đề đặt ra. Việc xác định vấn đề nào là trọng tâm hiện nay có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả quản lý.
Vấn đề nhận thức: Trong thực tiễn hoạt động nhiều năm qua, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, một vấn đề lớn đặt ra là phát triển văn hóa chưa đồng bộ với phát triển kinh tế dẫn đến nhiều hệ lụy về phát triển xã hội, đồng thời làm cho phát triển kinh tế không bền vững. Nguyên nhân chính của vấn đề đó là do nhận thức chưa đầy đủ về văn hóa trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt, sự bất cập trong hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa.
Đổi mới kinh tế đi trước một bước: Sự sáng tạo trong hoàn cảnh cụ thể ở nước ta chỉ có thể đạt hiệu quả với điều kiện phải nhận thức đúng kinh tế đi trước một bước để tiếp tục đổi mới văn hóa xã hội đồng bộ cùng với phát
triển kinh tế. Đi trước một bước không có nghĩa là đổi mới kinh tế xong mới đổi mới văn hóa, hy sinh văn hóa để phát triển kinh tế. Trên thực tế, nhiều nơi, nhiều lúc yếu tố văn hóa đã bị coi nhẹ vì phát triển kinh tế. Nhìn tổng thể, đổi mới văn hóa chưa theo kịp đổi mới kinh tế.
Vai trò quản lý nhà nước về văn hóa chưa được nhận thức đúng đắn: Trong xã hội có người cho rằng văn hóa là nhu cầu của con người, nó phát sinh phát triển theo nhu cầu tự nhiên, hãy để nó phát triển theo quy luật vốn có của nó. Những người có quan niệm như vậy không nhiều, nhưng quan niệm ấy lại là cái cớ để tồn tại những lệch lạc trong nhìn nhận quản lý nhà nước về văn hóa: quản lý hay không quản lý thì văn hóa cũng cứ phát triển theo đường đi của nó.
Đổi mới nhận thức về quản lý nhà nước bất cập so với phát triển văn hóa: Các hoạt động văn hóa ngày càng đa dạng, các dịch vụ văn hóa cũng phát triển khá mạnh, một mặt đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội, mặt khác cũng gây nhiều hệ lụy với những đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, gây tâm trạng bất an trong dư luận xã hội. Quản lý nhà nước không theo kịp sự phát triển, thêm vào đó còn tồn tại cách hiểu sai quản lý đến đâu, phát triển đến đó, dẫn đến nhận thức lệch lạc, quy quản lý nhà nước vào một việc cho và không cho (sinh ra tệ xin cho với bao hệ lụy đi kèm), dẫn đến cách quản lý hạn chế sự phát triển, không quản lý được thì cấm.
1.3.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Với tầm vóc của một danh nhân văn hoá thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta một di sản tư tưởng vô cùng quý báu về mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Việc tìm hiểu những quan điểm về văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp chúng ta có cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng và quản lý nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong công cuộc đổi mới hôm nay.
Mang trong mình truyền thống văn hóa phương Đông lại được tiếp thu những tinh hoa của các nền văn minh trên thế giới. Ngay từ năm 1943, khi còn bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, nhân buổi đọc báo trong tù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về văn hóa: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra. Nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [43, tr.431].
Quan điểm trên của Hồ Chủ tịch đã khái quát được nội dung rộng nhất của phạm trù văn hóa. Nó không chỉ bao hàm hoạt động tinh thần của con người mà còn cả những hoạt động vật chất mà trong đó chứa đựng, phản ánh tác động của tư duy đến kết quả của hoạt động. Đồng thời chỉ ra nguồn gốc động lực sâu xa của văn hoá đó là nhu cầu sinh tồn của con người với tư cách là chủ thể hoạt động của đời sống xã hội – một hoạt động khác hẳn với hoạt động sinh tồn bầy đàn của các loài động vật. Theo ý nghĩa này, chất văn hóa được hàm chứa trong mọi lĩnh vực hoạt động kể cả hoạt động tinh thần và hoạt động vật chất cùng với các giá trị vật chất và tinh thần mà con người tạo ra trong hoạt động của mình.
Đây chính là nội dung quan điểm về văn hoá của chủ nghĩa Mác - Lênin mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lĩnh hội được trong quá trình hoạt động cách mạng phong phú của mình. Học thuyết Mác - Lênin về văn hóa được
dựa trên những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử về các hình thái kinh tế - xã hội như những giai đoạn phát triển tuần tự của xã hội loài người, về mối quan hệ tương hỗ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Theo đó văn hóa là tính đặc thù của xã hội, thể hiện mức độ phát triển lịch sử mà con người đạt được. Văn hoá là biểu hiện sự thống nhất của tự nhiên và xã hội, là đặc tính về khả năng và sức sáng tạo của con người, nó bao hàm trong mình không chỉ những giá trị cụ thể như máy móc, công cụ kỹ thuật, kết quả nhận thức, các tác phẩm nghệ thuật, các chuẩn mực pháp quyền, đạo đức.v.v… mà còn cả sức mạnh chủ quan của con người và những khả năng trong hoạt động như tri thức, sự khéo léo, thói quen nghề nghiệp, mức độ phát triển của khả năng cảm thụ thẩm mỹ, thế giới quan, phương thức và hình thức giao tiếp của con người trong xã hội.
Từ quan điểm khái quát “Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” của Hồ Chí Minh, ta thấy văn hóa bao hàm hai lĩnh vực là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần tương ứng với hai hình thức sản xuất của xã hội loài người là sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Văn hoá vật chất biểu hiện lĩnh vực hoạt động vật chất và toàn bộ kết quả của hoạt động này, bao gồm: công cụ lao động, nhà ở và những vật dụng cần thiết cho đời sống hàng ngày như ăn, mặc, đi lại, thông tin, giao lưu.v.v… Văn hoá tinh thần được phản ánh trong hoạt động ý thức, hoạt động sản xuất tinh thần, cùng với toàn bộ kết quả của nó như: hoạt động nhận thức, đạo đức, pháp luật, nghệ thuật, giáo dục đào tạo, tôn giáo tín ngưỡng.v.v… Việc phân định hai lĩnh vực văn hóa trên đây chỉ là tương đối vì mỗi kết quả của những hoạt động này đều hàm chứa trong mình nó cả hai giá trị, giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
Hồ Chí Minh đã chủ trương năm điểm cơ bản: “Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường; xây dựng luân lý: biết hy sinh, làm lợi cho quần chúng; xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân
dân trong xã hội; xây dựng chính trị: dân quyền; xây dựng kinh tế” [43, tr.431]. Đây là năm điểm quan trọng để xây dựng một nền văn hoá mới
mà Hồ Chí Minh đã tiên liệu ngay khi còn phải sống trong gông xiềng của nhà tù Tưởng Giới Thạch.
Mặc dù hiểu và khái quát văn hóa như một phạm trù rộng bao hàm cả lĩnh vực hoạt động vật chất và tinh thần của xã hội, nhưng trong các bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đề cập đến văn hoá với nghĩa hẹp của nó là phản ánh những hoạt động tinh thần cùng các giá trị mà hoạt động này tạo ra. Ngay với nghĩa hẹp, thì văn hóa cũng có vai trò quan trọng và không thể thiếu được đối với cuộc sống của con người, nó đứng ngang hàng với các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội loài người như chính trị, kinh tế, xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng văn hóa nói chung, chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng đóng vai trò quan trọng, tạo bước nhảy vọt triệt để trong tư duy, hành động của con người và các dân tộc bị áp bức.
Ngay từ khi còn hoạt động ở Pháp, nhìn thấy ánh sáng văn hoá mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh kịch liệt lên án chính sách ngu dân của chủ nghĩa thực dân đối với các dân tộc thuộc địa, vạch trần tâm địa xấu xa, bỉ ổi của Đơvila - kẻ âm mưu: “Đối với dân bản xứ, thì ta phải giữ họ vĩnh viễn trong cảnh nô lệ” [42, tr.4]. Người viết: “Chúng tôi thiết tưởng rằng, những người Pháp thông minh và chân thực biết rõ tính ưu việt tự nhiên của mình ở bất cứ nơi nào mình sống, thì không cần phải sống giữa những người bản xứ vĩnh viễn bị khoá mồm, bịt miệng và bị xỏ mũi, mới có thể giữ được tính ưu việt đó” [42, tr.4-5]. Để thay thế văn hoá nô dịch của chủ nghĩa thực dân bằng một nền văn hoá mới cách mạng, ngay sau khi vừa giành được độc lập, tại
phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,