1.2.1. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước:
hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, nhất là trong việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến Chân, Thiện, Mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học; thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Văn hóa là biểu hiện sức sống, sức sáng tạo, sức mạnh tiềm tàng và vị thế, tầm vóc dân tộc. Thực tế đã chứng minh, một quốc gia muốn phát triển bền vững, cùng với việc dựa vào các “yếu tố cứng” như tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, cơ sở vật chất,… thì cần phải biết tận dụng, khai thác “yếu tố mềm”, đó chính là nguồn lực con người với nhân cách văn hóa, trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ, khả năng lao động sáng tạo. Nói cách khác, văn hóa là một “nguồn lực mềm” làm động lực và đòn bẩy thúc đẩy kinh tế phát triển và làm “hài hòa hóa” các mối quan hệ xã hội và “lành mạnh hóa” môi trường xã hội.
Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển bởi lẽ, văn hóa do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người, là hoạt động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện, xa rời trạng thái nguyên sơ ban đầu khi từ con vật phát triển thành con người. Con người tồn tại, không chỉ cần những sản phẩm vật chất mà còn có nhu cầu hưởng thụ sản phẩm văn hóa tinh thần, con người và xã hội loài người càng phát triển thì nhu cầu văn hóa tinh thần đòi hỏi ngày càng cao. Đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần đó chính là đảm bảo sự phát triển ngày càng nhiều của cải vật chất cho con người và xã hội.
Trên ý nghĩa đó, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời là mục tiêu của sự phát triển. Mục tiêu này phù hợp với khát vọng lâu đời của nhân loại và là mục đích phát triển bền vững, tiến bộ của các quốc gia, dân tộc. Đây là một nội dung quan trọng của Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng
Nghị quyết 05 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI (1987) về đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một bước mới, đã xác định: “Văn hóa là bộ phận trọng yếu của cách mạng tư tưởng và văn hóa là một động lực mạnh mẽ, đồng thời là mục tiêu lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [2, tr.479].
Văn hóa trở thành động lực của phát triển kinh tế là kết quả tất nhiên khi kinh tế phát triển tới một trình độ nhất định. Cùng với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân đầu người tăng cao, sức lao động và giá trị sản xuất đã chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp, rồi từ công nghiệp sang dịch vụ. Động lực chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế giờ đây không chỉ còn là sức lao động và tư bản nữa, mà bao gồm cả tri thức, khoa học, kỹ thuật, công nghệ... Những tri thức đó mang sức mạnh của nguồn lực trí tuệ, do đó không tách rời mà gắn liền với con người, với năng lực và trình độ của chủ thể người - chủ thể sáng tạo văn hóa. Con người là nhân tố quyết định sự hưng, suy của một dân tộc, con người tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, quyết định sự phát triển của kinh tế - xã hội. Nói đến con người cũng là nói đến văn hoá bởi con người là sản phẩm của văn hoá. Toàn bộ những giá trị văn hoá làm nên những phẩm chất tinh thần của con người. Phẩm chất tinh thần của con người sẽ được vật chất hoá trong quá trình lao động sản xuất của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Nguyên nhân trực tiếp khiến văn hóa trở thành động lực của phát triển kinh tế là sự thay đổi của kết cấu kinh tế.
Sự phát triển của quốc gia, dân tộc không chỉ dựa vào nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, vốn… mà còn có khả năng phát huy tối đa nguồn lực con người, là làm cho văn hóa thấm sâu vào trong các lĩnh vực và hoạt động xã hội, thấm sâu vào mọi lĩnh vực sinh hoạt của con người biến thành “nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển”. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, cùng với sự đổi mới trong tư duy kinh tế và chính trị, Đảng ta đã có
những đổi mới quan trọng trong tư duy về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1993), nêu rõ: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (1998) tiếp tục khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, nêu rõ: “Phát triển văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển là thể hiện rõ nhất tính ưu việt của chế độ ta” [32, tr.40]. Văn kiên Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, xác định: "Đề cao nhiệm vụ xây dựng văn hoá trong chính trị và kinh tế: Chú trọng chăm lo xây dựng văn hoá trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hoá trong kinh tế; xây dựng văn hoá doanh nghiệp, văn hoá doanh nhân" [37, tr.134].
Nhận thức sâu sắc giá trị của văn hóa trong quá trình phát triển, Đảng ta xác định tiến hành đồng bộ và gắn kết chặt chẽ ba lĩnh vực: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt cùng với việc xây dựng văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội nhằm tạo nên sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Trong đó, nội dung xây dựng văn hóa được xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, một định hướng quan trọng để đất nước phát triển bền vững. Thực tiễn của công cuộc đổi mới hơn 30 năm qua do Đảng khởi xướng, diện mạo của đất nước, vị thế của dân tộc ta trên thế giới được khẳng định và nâng cao. Đó là một minh chứng cho đường lối của Đảng về vai trò của văn
hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta thời kỳ quá độ lên Chủ nghũa xã hội.
1.2.2. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước về văn hóa:
Quản lý Nhà nước về văn hóa là một nhiệm vụ hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần, vừa phản ánh đời sống hiện thực con người và xã hội, vừa thúc đẩy sự phát triển, sự hoàn thiện nhân cách, làm phong phú và sâu sắc thêm các giá trị nhân bản, nhân đạo và nhân văn của đời sống xã hội. Sự phát triển của văn hóa gắn với các điều kiện lịch sử, xã hội, mang lại những điều kiện cho hoạt động văn hóa và văn hóa cũng đem lại diện mạo mới cho xã hội, do vậy công tác tuyên truyền và nhận thức về hoạt động quản lý văn hóa cần được nâng cao. Sự cần thiết phải quản lý Nhà nước về văn hóa với các lý do cụ thể:
Thứ nhất, Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội; là năng lực sáng tạo, trí tuệ, tài năng, đạo đức của con người; trụ cột phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc và nhân loại. Vai trò đối với kinh tế - Xã hội, đối với tinh thần, đối với đất nước, đối với dân tộc và đối với hội nhập… Một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của văn hóa, Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Vì vậy, giá trị của văn hóa vô cùng to lớn và quan trọng đối với con người, càng đặc biệt hơn khi đối với dân tộc Việt Nam từ thuở sơ khai, mọi sự tồn tại, thăng trầm và phát triển đều gắn liền với văn hóa.
Thứ hai, giao lưu và hội nhập văn hóa giữ vai trò hết sức quan trọng đối với văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nhưng hội nhập quốc tế trong tất cả các lĩnh vực kể cả văn hóa nói chung, văn hóa chính trị nói riêng có hai mặt, mặt tích cực và mặt tiêu cực. Mặt tích cực là sẽ giúp cho văn hóa mỗi dân tộc (theo nghĩa quốc gia - dân tộc) luôn phát triển, tiếp nhận được những
giá trị tiến bộ của văn hóa các dân tộc khác, làm giàu thêm cho văn hóa của dân tộc mình, quảng bá được văn hóa của mình cho các dân tộc khác. Tuy nhiên, mặt tiêu cực là nguy cơ san bằng và đồng nhất các hệ giá trị, các chuẩn mực văn hóa dân tộc, đe dọa và làm suy kiệt sự phong phú, khả năng sáng tạo của các nền văn hóa dân tộc, dẫn đến nguy cơ tha hóa, vong bản, thậm chí thủ tiêu các giá trị văn hóa dân tộc. Từ những vấn đề nêu trên cho chúng ta thấy sự cần thiết phải quản lý nhà nước về văn hóa