2.1.1. Đ c điểm tự nhiên
2.1.1.1. Về vị trí địa lý
Huyện Phú Hòa là một trong 09 đơn vị hành chính của tỉnh Phú Yên đƣợc thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Tuy Hòa theo Nghị định 15/NĐ-CP ngày 31/01/2002 của Chính phủ. Huyện chính thức đi vào hoạt động ngày 04/3/2002. Huyện Phú Hòa nằm về phía tả ngạn sông Ba, huyện lỵ Phú Hòa cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng 12,5km về phía Tây.
Huyện Phú Hòa có tọa độ địa lý: - Từ 13o05’ đến 13o09’ vĩ độ Bắc.
- Từ 109o16’đến 109o20’ kinh độ Đông, nằm về phía tả ngạn sông Đà Rằng, không giáp biển và có tứ cận nhƣ sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Tuy An, huyện Sơn Hòa và một phần của Thành phố Tuy Hòa.
+ Phía Nam giáp huyện Tây Hòa và huyện Đông Hòa (Sông Đà Rằng). + Phía Đông giáp Thành phố Tuy Hòa.
+ Phía Tây giáp huyện Sơn Hòa.
Huyện có diện tích tự nhiên là 25.875,8 ha, chiếm 5,15% diện tích toàn tỉnh; dân số 106.780 ngƣời với mật độ dân số là 413ngƣời/km2. Toàn huyện có 8 xã và một thị trấn [35, tr10].
2.1.1.2. Về địa hình, địa mạo và khí hậu
- Địa hình, địa mạo:
Huyện Phú Hòa có địa hình đồng bằng và bán sơn địa, có hƣớng thấp dần trải từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, thể hiện rõ 2 kiểu địa hình là đồng bằng và đồi núi.
+ Vùng đồng bằng: Có diện tích khoảng 8.000ha (chiếm khoảng 30% diện tích toàn huyện), tƣơng đối tập trung ở khu vực phía Đông của Huyện, khá bằng phẳng thuộc vùng châu thổ sông Ba, trải dài từ Hòa Định Tây đến giáp thành phố Tuy Hòa, có độ dốc thấp, chênh cao địa hình từ 3 đến 5 mét khá thuận lợi cho công tác thủy lợi nội đồng. Chênh cao bậc thềm sông khoảng 12 mét (khu vực xã Hòa Hội), giảm dần đến 3 mét (khu vực xã Hòa An, Hòa trị) tạo thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thủy nông khai thác nƣớc trực tiếp từ sông. Ngoài ra còn có các vùng đồng bằng giữa núi với diện tích nhỏ, phân bố ở lƣu vực các con suối lớn trên các vùng núi phía Tây của Huyện.
+ Vùng đồi núi: Địa hình đồi núi tập trung ở nửa phía Tây và phía Tây Bắc của Huyện, có độ cao không lớn, chủ yếu là núi trung bình và núi thấp (độ cao trung bình dƣới 300m), rải rác có các núi thấp biệt lập trên vùng đồng bằng nhƣ núi Sầm (Hòa Trị, cao 31m), núi Miếu (Hòa Quang Bắc, cao 56m), Gành Đá (Hòa Thắng),… Có một số đỉnh khá cao nhƣ Hòn La (cao 507,7m), Hòn Tƣơng (cao 494,8m),… Ở các khu vực có núi cao này, địa hình bị chia cắt và độ dốc khá lớn gây khó khăn cho phát triển giao thông, kinh tế, hiện tại chủ yếu ở khu vực này là rừng trồng, có vai trò quan trọng trong việc trữ nƣớc, bảo vệ hạ lƣu và nguồn gỗ.
- Khí hậu, thời tiết:
Huyện Phú Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, với đặc trƣng của khí hậu vùng Nam Trung Bộ, đồng thời chịu ảnh hƣởng của địa hình với các dãy núi phía Tây, trong năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mƣa và mùa nắng. Mùa mƣa từ tháng IX đến tháng XII năm sau. Mùa nắng từ tháng I đến tháng VIII, Phú Hòa cũng nằm trong vùng chịu ảnh hƣởng của bão, các đợt áp thấp nhiệt đới, đôi khi có các đợt nắng hạn khắc nghiệt, lũ lụt lớn, có các đợt mƣa dông, đôi khi có lốc xoáy và sƣơng mù.
- Thủy văn, sông suối
Sông lớn nhất là sông Ba, bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô có độ cao 1.549m (tỉnh Kon Tum), dài 360km, chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Trên địa bàn
huyện gọi là sông Đà Rằng chảy theo hƣớng Tây - Đông, chiều dài dòng sông chảy qua Huyện khoảng 33km (từ Xã Hòa Hội đến xã Hòa An);
Ngoài sông Đà Rằng, trên địa bàn Huyện còn có các sông nhỏ và suối lớn nhƣ: Sông Bàu Đăng; Suối Cái; Suối Muồng (Hòa Định Tây); Suối Đá Bàn.
Ngoài ra, còn có hệ thống thủy nông Kênh Bắc của Đồng Cam, hệ thống hợp thủy trũng (hệ thống các suối rút, các mƣơng rút) cấp nƣớc và tiêu thoát nƣớc từ sát vùng chân núi phía Tây của xã Hòa Định Đông, Hòa Quang Bắc, Hòa Quang Nam, chảy theo hƣớng Hòa Trị, Hòa Kiến và tiêu nƣớc về sông Đà Rằng. Đây là hệ thống cấp nƣớc quan trọng phục vụ sản xuất, sinh hoạt, bổ cập nƣớc dƣới đất trên địa bàn Huyện hiện nay.
2.1.1.3. Về tài nguyên
- Tài nguyên đất, thổ nhƣỡng
Đất đai trên địa bàn Huyện về đặc điểm thổ nhƣỡng chủ yếu thuộc 7 nhóm đất chính là nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất xám, nhóm đất đen, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá và nhóm đất sông, suối, mặt nƣớc chuyên dùng.
+ Nhóm đất cát có diện tích 964ha; chiếm 3,65% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố ở lòng sông Đà Rằng. Loại đất này thƣờng phân bố thành những dải, cồn hẹp, là các bãi ven sông hoặc nằm giữa lòng sông. Phân bố không liên tục do bị chia cắt bởi dòng chảy sông. Hàng năm đƣợc bồi tụ do lũ lụt, dòng chảy, nhƣng trong những năm gần đây do các thủy điện chặn chính dòng sông Ba nên quy luật dòng chảy, lƣợng cát bùn thay đổi lớn. Đây là nguồn cát vật liệu xây dựng rất tốt.
+ Nhóm đất phù sa có diện tích 10.111ha; chiếm 38,31% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố tập trung tại các vùng dọc theo các con sông, suối và chủ yếu là trong các vùng có địa hình thấp, là vùng đất lúa, đất cây hàng năm của tất cả các xã trong huyện.
+ Nhóm đất xám có diện tích 696 ha; chiếm 2,64% diện tích tự nhiên, phân bố tại một số xã trong Huyện, nhƣng tập trung vùng gần chân núi tiếp giáp với vùng
đồng bằng các xã Hòa Quang Bắc, Hòa Quang Nam, Hòa Định Đông, Hòa Định Tây và Hòa Hội.
+ Nhóm đất đen: Loại đất này có diện tích 69ha, chiếm 0,26% diện tích tự nhiên toàn Huyện.
+ Nhóm đất đỏ vàng: gồm các loại đất đƣợc hình thành trên các loại đá macma, đá sét, đá biến chất, trung tính axít hay bazơ, đặc trƣng cho đất đồi núi phân bố rất tập trung ở khu vực đồi, núi phía Tây huyện, loại đất này có diện tích khoảng 13.714ha, chiếm 51,96% tổng diện tích tự nhiên, khá thích hợp với các cây lâm nghiệp nhƣ bạch đàn, keo lá tràm vùng trên cao, thơm, mít vùng chân đồi,...
+ Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: loại đất này có diện tích 62ha, chiếm 0,23% diện tích tự nhiên toàn Huyện.
+ Nhóm đất sông, suối, mặt nƣớc chuyên dùng: gồm mặt sông, suối tự nhiên có nƣớc liên tục hoặc theo mùa, diện tích khoảng 775ha, chiếm 2,94% diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là sông Đà Rằng, phần lớn diện tích này chƣa đƣợc khai thác phục vụ nuôi thủy sản. Đây là nguồn nƣớc mặt quan trọng, bổ cập nƣớc ngầm, phục vụ sinh hoạt sản xuất, môi sinh, môi trƣờng.
- Tài nguyên nƣớc
+ Nguồn nƣớc mặt: với nguồn nƣớc mặt do dòng chảy tự nhiên của sông Đà Rằng và các suối, dòng chảy của hệ thống thuỷ lợi Đồng Cam hết sức dồi dào, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
+ Nguồn nƣớc dƣới đất: Phú Hòa có nƣớc dƣới đất dồi dào đƣợc hình thành qua quá trình kiến tạo, thuộc phức hệ chứa nƣớc lỗ hổng, thành tạo bở rời kỷ đệ tứ holocein và pleistocen, phân bố chủ yếu vùng đồng bằng trồng lúa, dọc theo các thung lũng sông, ở độ sâu trung bình từ 3 đến 6 mét, một số khu vực núi từ 6m đến 12m, tầng phân bố không đồng đều, chất lƣợng nƣớc rất tốt.
Đặc biệt trên địa bàn Huyện có mỏ nƣớc khoáng nóng Phú Sen, phun trào ở độ cao 1,2m, lƣu lƣợng từ 0,8 - 1,2 lít/giây, đang khai thác nƣớc đóng chai, có tiềm năng xây dựng các cơ sở du lịch nghỉ dƣỡng, tắm bùn,...
Theo số liệu kiểm kê đất đai 2014 trên địa bàn huyện Phú Hòa về lâm nghiệp có diện tích là 11.451,11ha, trong đó diện tích rừng phòng hộ là 2.764,06ha, diện tích rừng sản xuất là 8.687,06ha, chủ yếu là rừng trồng thuần loại bạch đàn, keo lá tràm, rừng tự nhiên còn lại rất ít, chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng non đang phục hồi có chất lƣợng thấp. Trữ lƣợng gỗ khoảng 609.784m3, chủ yếu là gỗ rừng trồng.
- Tài nguyên khoáng sản:
Tiềm năng khoáng sản không đa dạng, trữ lƣợng thấp, chủ yếu là vật liệu xây dựng phân bố nhƣ sau:
+ Cát xây dựng: Cát xây dựng tập trung ở các cồn, bãi trên sông Đà Rằng, có
trữ lƣợng rất lớn, đƣợc bồi đắp hàng năm, có chất lƣợng tốt dùng trong xây dựng và san lấp mặt bằng. Đã đƣợc đánh giá có trữ lƣợng lớn với hàng chục mỏ lớn từ Hòa Hội đến Hòa An.
+ Đá xây dựng: Số lƣợng các mỏ đá trên địa bàn Huyện không nhiều và trữ lƣợng không lớn, hiện đang khai thác có mỏ đá thôn Phú Sen, xã Hòa Định Tây với trữ lƣợng 75.000m3; mỏ chƣa khai thác có mỏ ở thôn Phú Thạnh, xã Hòa Quang Nam. Ngoài ra, còn có các mỏ nhỏ có trữ lƣợng không đáng kể nhƣ mỏ đá Đồng Din; mỏ khai thác đá chẻ Định Thắng.
+ Đất sét: Đất sét đƣợc khai thác làm gạch ngói có mỏ ở xã Hòa Quang Bắc, xã Hòa Quang Nam và xã Hòa trị. Ngoài ra, còn có mỏ Cao Lanh ở khu phố Định Thọ, thị trấn Phú Hòa nhƣng trữ lƣợng không đáng kể và chƣa đƣợc xác định.
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 2012 – 2016
Giai đoạn 2012 - 2016, KTXH huyện Phú Hòa phát triển tƣơng đối ổn định. Giá trị sản xuất của nền kinh tế huyện tiếp tục tăng trƣởng khá. Năm 2016, tổng giá trị sản xuất theo giá cố định đạt 1.452,68 tỷ đồng, so với năm 2012 tăng 1,4 lần. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2016 đạt 32 triệu đồng/ngƣời/năm, tăng 14 triệu đồng/ngƣời/năm so với năm 2012.
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về phát triển KTXH huyện Phú Hòa giai đoạn 2012 – 2016 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển bình quân (%) 1. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện (theo giá cố định 2010) Tỷ đồng 1.040,64 1.103,99 1.197,51 1.324,44 1.452,68 - Công nghiệp – TTCN – XDCB Tỷ đồng 294,44 345,50 402,40 481,62 552,33 - Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 428,32 446,03 467,03 495,05 524,75 - Dịch vụ Tỷ đồng 317,89 312,46 328,08 347,77 375,59 2. Cơ cấu tổng giá trị sản xuất % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 - Công nghiệp – TTCN - xây dựng % 28,29 31,30 33,60 36,36 38,02 - Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản % 41,16 40,40 39,00 37,38 36,12 - Dịch vụ % 30,55 28,30 27,40 26,26 25,85 3. GDP bình quân đầu ngƣời/năm Tr.đ 18,00 20,60 23,70 28,00 32,00 4. Tốc độ tăng liên hoàn % - - Công nghiệp - TTCN- xây dựng % 110,61 107,37 108,22 104,56 107,69 - Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản % 98,16 96,53 95,84 96,64 96,79 - Dịch vụ % 92,65 96,80 95,84 98,47 95,94 5. Tốc độ tăng định gốc % 100 106,09 115,07 127,27 139,59
- Công nghiệp - TTCN - xây dựng % 100 117,34 136,67 163,57 187,59 - Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản % 100 104,14 109,04 115,58 122,52 - Dịch vụ % 100 98,29 103,21 109,40 118,15
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế – văn hóa xã h i – Quốc phòng an ninh hàng năm từ 2012 - 2016.
Qua bảng trên nhận thấy:
+ Ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng năm 2016 đạt 552,33 tỷ đồng tăng 1,87 lần so với năm 2012.
+ Ngành nông, lâm, thủy sản năm 2016 đạt 524,75 tỷ đồng tăng 1,23 lần so với năm 2012.
+ Ngành dịch vụ năm 2016 đạt 375,59 tỷ đồng tăng 1,18 lần so với năm 2012.
Trong những năm qua tốc độ tăng các ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng phát triển nhanh và bền vững đã làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, năm 2016 đạt 38,02% so với cơ cấu nền kinh tế, tăng 9,73% so với năm 2012. Tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản giảm dần năm 2016 còn 36,12% so với cơ cấu nền kinh tế, giảm 5,04% so với năm 2012. Đây là sự chuyển dịch đúng hƣớng để đƣa địa phƣơng phát triển. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành dịch vụ còn thấp so với hai ngành trên, năm 2016 chỉ chiếm 25,85% so với cơ cấu nền kinh tế.
- Đối với khu vực kinh tế nông nghiệp: Trong giai đoạn 2012 - 2016 tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản tuy gặp nhiều khó khăn nhƣng vẫn duy trì tốc độ tăng trƣởng ổn định; Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm bình quân 5 năm là 14.600 ha (cả một vụ), năng suất bình quân qua các năm đạt trên 70 tạ/ha/vụ, với các loại cây trồng chủ lực nhƣ mía, sắn, ngô, mè, lúa…, từng bƣớc hình thành vùng sản xuất hàng hóa, thâm canh, đa canh. Ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp có sự chuyển dịch đúng hƣớng. Trong sản xuất nông nghiệp đã ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ngày càng nhiều và có hiệu quả, tạo ra vùng chuyên canh cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến nhƣ: diện tích lúa năm 2016 là 11.186 ha, sản lƣợng đạt 81.657,8 tấn, so với năm 2012 không tăng về diện tích nhƣng sản lƣợng tăng 1,05 lần về sản lƣợng. Diện tích sắn năm 2016 là 690 ha, sản lƣợng đạt 14.490 tấn, so với năm 2012 tăng 1,06 lần về diện tích và tăng 1,02 lần về sản lƣợng; diện tích mía năm 2016 là 800 ha, sản lƣợng đạt 57.600 tấn, so với năm 2012 không tăng về diện tích nhƣng sản lƣợng tăng 1,11 lần về sản lƣợng. Tổng sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt bình quân hàng trên 81.000 tấn, vƣợt chỉ tiêu nghị quyết đại hội đề ra, đáp ứng đủ lƣơng thực tại chỗ. Nhìn chung, diện tích sản xuất nông nghiệp trong những năm qua khá ổn định, vấn đề dịch chuyển cơ cấu cây trồng có sự chuyển biến mạnh, bên cạnh đó việc áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Do vậy, năng suất các loại cây trồng tăng lên đáng kể. Trong khi đó ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định, đến năm 2016, đàn bò phát triển lên 25.000 con, đàn trâu 1.370 con, đàn heo 26.500 con, đàn gia cầm 587.000 con. Nhiều mô hình chăn nuôi cho thu nhập cao nhƣ mô hình nuôi trâu 15 con/hộ, mô hình nuôi bò cái lai sinh sản 5 con/hộ, mô hình nuôi bò thịt thâm canh 5 con/hộ, từng bƣớc hình thành các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Tổng đàn gia súc, gia cầm là 639.870 con, sản lƣợng thịt đạt 6.000 tấn. Ngoài ra, trong những năm qua tình hình kinh tế rừng cũng đƣợc quan tâm chú trọng, phát triển lâm nghiệp gắn việc tạo việc làm, nâng cao thu nhập, tính đến năm 2016 trồng rừng tập trung trên 1.700 ha; chăm sóc rừng trồng trên 1.400 ha, hàng năm trồng 200.000 cây phân tán, đến năm 2016 tỷ lệ độ che phủ rừng là 39% (kế hoạch 45%).
Nhìn chung, tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng hàng năm. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất nền kinh tế giảm dần từ 41,16% năm 2012 xuống còn 36,12% năm 2016.
- Đối với khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng năm 2016 đạt 552,33 tỷ đồng tăng 87,6% so với năm 2012, tốc độ tăng bình quân đạt 7,69%. Năm 2016, giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế chiếm 38,02%, sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp đã góp phần
tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thêm của cải vật chất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động và tăng thu ngân sách địa phƣơng. Là một huyện