phƣơng và các bài học rút ra có thể nghiên cứu, áp dụng ở huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách nhà nước của một số địa phương
1.4.1.1. Kinh nghiệm huyện Đông òa, tỉnh Phú Yên
Huyện Đông Hòa là huyện nằm về hƣớng nam của tỉnh Phú Yên với dân số khoảng 115.246 ngƣời, gồm có 8 xã và 2 thị trấn, là một huyện có khu công nghiệp Hòa Hiệp lớn nhất cả tỉnh, toàn huyện có 205 doanh nghiệp (đa phần thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ) và 1.075 hộ kinh doanh; trong đó có 842 hộ kinh doanh thuộc diện nộp thuế. Cơ cấu kinh tế đƣợc xác định là: dịch vụ du lịch - công nghiệp - nông nghiệp, thủy sản. Công tác quản lý thu thuế, phí và lệ phí đƣợc thực hiện nhƣ sau: Trên cơ sở đề án ủy nhiệm thu đƣợc UBND tỉnh phê duyệt, Chi cục thuế thực hiện quản lý thu thuế CTN - NQD đối với các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh có doanh thu lớn, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu cấp quyền sử dụng đất, lệ phí trƣớc bạ; cấp xã tổ chức thu thuế nhà đất, môn bài từ bậc 4 đến bậc 6, thuế công thƣơng nghiệp đối với hộ kinh doanh nhỏ, ngƣời trực tiếp thực hiện ủy nhiệm thu và xã đƣợc trích tỷ lệ hoa hồng ủy nhiệm thu từ kinh phí của Chi cục thuế.
Xác định tình hình thu tiếp tục khó khăn, nên ngay từ đầu năm, Chi cục Thuế huyện Đông Hòa đã chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng của huyện và tổ chức thực hiện nhiều biện pháp trọng tâm để quản lý và
khai thác hiệu quả các nguồn thu; đồng thời giao chỉ tiêu cụ thể cho từng đội thuế để triển khai nhiệm vụ thu ngân sách đạt kết quả cao nhất. Bên cạnh đó, chi cục còn phối hợp với các ngành có liên quan và UBND các xã, thị trấn tập trung đôn đốc, xử lý thu nợ đọng thuế và các khoản thu ngân sách; đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ về chính sách pháp luật thuế cho ngƣời nộp thuế; tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế và chấp hành pháp luật thuế của các doanh nghiệp...
Những biện pháp tăng thu mà huyện Đông òa đã áp dụng: - ướng đến thu bền vững
Bên cạnh việc xác định hợp lý cơ cấu nguồn thu, lãnh đạo huyện đã vào cuộc quyết liệt để hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN. Huyện đã huy động mọi lực lƣợng để tham gia, tổ chức các tổ thu nợ các cấp, từ huyện đến cơ sở; thực hiện quyết liệt công tác thu nợ đọng, nhất là lĩnh vực liên quan đến đất đai.
Bên cạnh đó, huyện đã triển khai hàng loạt các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ, tạo môi trƣờng thuận lợi cho doanh nghiệp trụ vững, ổn định và vƣơn lên mở rộng hoạt động sản xuất nhƣ hỗ trợ tín dụng ƣu đãi thông qua hai nguồn quỹ “Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ” và “Quỹ Đầu tƣ và Phát triển”; giải quyết vƣớng mắc về mặt bằng, đất đai cho doanh nghiệp; hỗ trợ về khoa học công nghệ; tập trung quyết liệt cải cách thủ tục hành chính trong kê khai thuế, làm tốt công tác kê khai thuế qua mạng.
- Tăng cường đối thoại, hỗ trợ doanh nghiệp
Điểm mấu chốt để nuôi dƣỡng nguồn thu bền vững chính là đồng hành, đối thoại để giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh lâu dài. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện chính sách thanh toán bù trừ để doanh nghiệp có trách nhiệm cao hơn khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết thu nợ đọng hiệu quả.
- Chống thất thu, không phát sinh nợ mới
Tập trung thực hiện tốt cơ chế, chính sách đã và đang triển khai đối với doanh nghiệp; nhất là hạ lãi suất cho vay ƣu đãi, bảo lãnh tín dụng, cho thuê đất nhằm giúp cho doanh nghiệp phát triển. Tiếp tục cải cách hành chính gắn với “5
xây” và “3 chống”, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
Tăng cƣờng các biện pháp chống thất thu nợ đọng phù hợp với từng đối tƣợng, không để phát sinh nợ mới. Chú ý các lĩnh vực có nguồn thu lớn nhƣ bất động sản, san lấp mặt bằng, dịch vụ ăn uống, khách sạn… Có chính sách hỗ trợ, giúp ngƣời dân trả nợ tiền đất tái định cƣ. Tiếp tục thực hiện thanh toán bù trừ đối với doanh nghiệp. Đẩy mạnh thu tiền sử dụng đất thông qua bán đấu giá.
- Quản lý chặt chẽ nguồn thu sự nghiệp
Các cơ quan, đơn vị lập dự toán thu sự nghiệp hàng năm gửi cho cơ quan tài chính, thuế và cơ quan cấp trên phải đúng theo mẫu biểu, thời gian quy định đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền hƣớng dẫn. Dự toán thu sự nghiệp phải đảm bảo phản ánh đầy đủ chi tiết các nguồn thu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và chế độ tài chính quy định.
Quá trình tổ chức thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp thực hiện theo đúng mức thu, đối tƣợng thu, đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác toàn bộ khoản thu phí, lệ phí,… vào sổ kế toán, báo cáo tài chính.
Trích tạo nguồn thực hiện cải cách theo đúng chế độ quy định, nguồn cải cách tiền lƣơng trong năm đơn vị chƣa sử dụng hết phải chuyển sang năm sau thực hiện và không đƣợc sử dụng cho mục đích khác.
Đối với các khoản thu không đúng chế độ bị kiến nghị hoàn trả cho ngƣời nộp hoặc thu hồi nộp cho NSNN, phải xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân làm sai quy định.
Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh nhiều tồn tại trong công tác quản lý ngân sách tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp từ đó góp phần tăng cƣờng kỷ luật tài chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về tài chính ngân sách trên.
1.4.1.2. Kinh nghiệm huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
Huyện có diện tích là 407,6 km². Dân số là 125.524 ngƣời (2016). Trong huyện có 16 đơn vị hành chính cấp xã.
Trong những năm qua ngành Thuế tham mƣu với Huyện Uỷ, UBND huyện thành lập tổ công tác liên ngành đôn đốc các doanh nghiệp có số nợ lớn dây dƣa, kéo dài chấp hành nộp thuế vào ngân sách nhà nƣớc kịp thời, chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp ngành chức năng tăng cƣờng thu ngân sách, kịp thời giải quyết vƣớng mắc khơi thông nguồn thu, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh chấp hành pháp luật thuế, nghĩa vụ thuế. Mặt khác, Chi cục thuế tập trung rà soát các chỉ tiêu, thông tin các hồ sơ kê khai thuế, so sánh dữ liệu ngƣời nộp thuế và tài sản liên quan nhằm chống gian lận trong kê khai nộp thuế. Quản lý nợ, thông báo công khai, thực hiện các biện pháp cƣỡng chế, thu hồi nên kiểm soát khá hiệu quả công tác nợ đọng thuế. Chi cục phối hợp có hiệu quả với Đài Truyền thanh từ huyện đến cơ sở, thƣờng xuyên phổ biến các chủ trƣơng, chính sách pháp luật về thuế. Tổ chức gặp gỡ, trao đổi, phổ biến chính sách pháp luật về thuế mới ban hành đến các đối tƣợng nộp thuế, qua đó giảm hẳn tình trạng khiếu nại về thuế cao, thuế không phù hợp với thực tế kinh doanh. Biểu dƣơng khen thƣởng kịp thời những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế. Đồng thời, thông qua hình thức cổ động trực quan ở những khu vực đông dân cƣ để mọi ngƣời biết và chấp hành. Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành, kiểm tra chống thất thu; công tác quản lý, giám sát kê khai hổ trợ ngƣời nộp thuế và cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hoá thông tin trong công tác thuế đƣợc thực hiện đầy đủ.
1.4.1.3. Kinh nghiệm tỉnh Bình Định
Bình Định là 1 trong 5 tỉnh, thành phố ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Bình Định có diện tích tự nhiên là 6.025 km2; dân số tỉnh Bình Định (năm 2016) là 1.524.700 ngƣời; gồm 09 huyện, 01 thị xã và Tp. Quy Nhơn. Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định, đƣợc công nhận (theo Quyết định số 159/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ).
Bình Định có vị trí địa kinh tế đặc biệt quan trọng trong việc giao lƣu với các quốc gia ở khu vực và quốc tế; nằm ở trung điểm của trục giao thông đƣờng sắt và đƣờng bộ Bắc - Nam Việt Nam, đồng thời là cửa ngõ ra biển Đông gần nhất và
thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan thông qua Quốc lộ 19 và cảng biển quốc tế Quy Nhơn. Ngoài lợi thế này, Bình Định còn có nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn phong phú và nguồn nhân lực khá dồi dào. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt (theo Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14/4/2009), Bình Định đƣợc xác định sẽ trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nƣớc.
Năm 2015, tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn (chƣa kể thu đóng góp, thu vay và tạm ứng ngân sách Trung ƣơng) khoảng 5.362 tỷ đồng, tăng 11,1% dự toán năm và giảm 0,9% so với năm 2014; trong đó thu nội địa đạt 4,320 tỷ đống, tăng 13,6% dự toán năm và tăng 4,2% so với năm 2014; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 821,7 tỷ đồng, tăng 2,2% dự toán và giảm 8,2% so với năm 2014. Chi cân đối ngân sách địa phƣơng ƣớc thực hiện 9.071 tỷ đồng, vƣợt 20,3% so với dự toán năm 2014.
Do ý thức đƣợc thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, ngành thuế đã chủ động tham mƣu giúp cấp ủy, chính quyền địa phƣơng triển khai thực hiện tốt các cơ chế chính sách thuế. Công tác quản lý, điều hành dự toán thu ngân sách đúng luật định, đáp ứng nhu cầu chi thƣờng xuyên của ngân sách địa phƣơng.
Trên một phƣơng diện khác, các cơ quan quản lý và thực hiện thu NSNN tỉnh Bình Định đã luôn quán triệt nguyên tắc “thu thuế thu đƣợc cả lòng dân”. Nghĩa là, các cơ quan thực hiện thu NSNN đã luôn đồng hành với các thể nhân nộp thuế, phí, …. Tại huyện, động viên tạo điều kiện để các hộ an tâm hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ nộp thuế, phí. Nhờ đó, các vấn đề về nợ đọng thuế, gian lận thƣơng mại, trốn thuế,… đƣợc giảm thiểu.
Đạt đƣợc bƣớc tiến lớn trong thực hiện thu NSNN hiện nay là thành tựu thể hiện hiệu quả của việc thực hiện tốt Luật thuế; đổi mới quy trình quản lý thuế, các
tổ chức, cá nhân tính, tự khai và nộp thuế vào NSNN. Thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ, sắp xếp bộ máy quản lý từ mô hình chuyên quản sang mô hình quản lý thuế theo chức năng; đổi mới các quy trình nghiệp vụ và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế. Quản lý chặt các nguồn thu của tổ chức, cá nhân kinh doanh. Theo dõi biến động về nợ thuế theo quy định. Phối hợp với chủ đầu tƣ, cơ quan cấp phát thanh toán vốn đầu tƣ để đôn đốc các nhà thầu kê khai, nộp thuế. Phân cấp nguồn thu cho cơ sở để quản lý thu ngân sách sát thực tế. Tiếp tục củng cố công tác quản lý tài chính, bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý điều hành của bộ máy chính quyền cấp xã.
1.4.2. Các bài học rút ra có thể nghiên cứu, áp dụng ở huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
Do thu NSNN chịu sự chi phối của nhiều yếu tố mà trƣớc hết là phụ thuộc vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu ngƣời hàng năm nên để tăng thu NSNN, khâu đầu tiên của quá trình quản lý thu NSNN là phải ƣu tiên đầu tƣ chỉ đạo điều hành phát triển sản xuất kinh doanh đảm bảo cho sự phát triển KT-XH tốt. Chỉ khi tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt khá, thu nhập và mức sống của ngƣời dân liên tục đƣợc cải thiện, tình hình các tổ chức tự tính, tự khai, tự nộp thuế vào NSNN mới mang lại hiệu suất cao.
Việc quản lý thu NSNN cũng phải đảm bảo bắt đầu từ một dự toán thu NSNN tốt. Muốn nhƣ vậy, chính quyền các cấp cần có một cái nhìn khách quan, chính xác về tình hình KT-XH của địa phƣơng, có sự tham mƣu tích cực từ ngành tài chính để có thể đƣa ra các mục tiêu, kế hoạch, giải pháp thu NSNN mang tính khả thi cao. Dự toán tốt cũng là căn cứ để HĐND giám sát, đốc thúc, kiểm tra tiến trình thực hiện thu NSNN nhằm kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện năm tài chính.
Sau khi nghiên cứu tình hình quản lý ngân sách của huyện Đông Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên và tỉnh Bình Định, có thể rút ra một số nội dung tham khảo để vận dụng vào quản lý thu NSNN cấp huyện nhƣ sau:
Thứ nhất, thu NSNN phải đƣợc thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách và các quy định khác của pháp luật, mọi khoản thu đều đƣợc quản lý qua ngân sách, không có tình trạng để ngoài ngân sách. Chú trọng việc huy động hết các khoản thu phát sinh vào ngân sách, thực hiện nguyên tắc trung thực, mọi nghiệp vụ phát sinh đều đƣợc thể hiện chính xác, đầy đủ, đúng với nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Thứ hai, phải coi trọng công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc lập dự toán ngân sách hàng năm nhằm phát triển kinh tế xã hội.
Thứ ba, thực hiện nguyên tắc công khai, chính quyền các cấp đều phải công bố công khai ngân sách trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
Thứ tư, mạnh dạn phân cấp quản lý ngân sách cho các cấp chính quyền địa phƣơng trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ theo quy định, phân định thẩm quyền quyết định NSNN giữa các cấp rõ ràng kể từ khâu lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách.
Thứ năm, đối với các khoản thu không đúng chế độ bị kiến nghị hoàn trả cho ngƣời nộp hoặc thu hồi nộp cho NSNN, phải xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân làm sai quy định.
Thứ sáu, làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh nhiều tồn tại trong công tác quản lý ngân sách tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp sẽ góp phần tăng cƣờng kỷ luật tài chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thu NSNN.
Thứ bảy, đẩy mạnh công nghệ thông tin trong công tác thu NSNN và dự án hiện đại hóa thu, nộp NSNN nhằm từng bƣớc hoàn thiện quy trình thu, nâng cấp dần chƣơng trình lên các phiên bản mới cho phù hợp với quy trình mới, đáp ứng nhu cầu phát sinh thực tế và tốc độ tăng.
Thứ tám, cần phải tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các ngành liên quan trong công tác quản lý thu chi ngân sách.
Kinh nghiệm của quốc gia khác, địa phƣơng khác là rất quý báu, do thể chế chính trị, đặc điểm KT-XH, điều kiện tự nhiên và chính sách phát triển trong từng
giai đoạn của từng quốc gia, địa phƣơng khác nhau nên việc vận dụng kinh nghiệm của địa phƣơng khác phải sáng tạo, hợp lý, linh hoạt, tránh rập khuôn, máy móc.
Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng 1 đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản nhất về thu NSNN cấp