Tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận tân bình, tp HCM (Trang 51 - 102)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN cấp huyện

Bộ máy thu nộp ngân sách cấp huyện tập chung chủ yếu tại Chi cục thuế cấp huyện, gồm có Chi cục trưởng và một số Phó Chi cục trưởng.

Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn. Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Đối với Chi cục Thuế thực hiện thu thuế hàng năm từ 300 tỷ đồng trở lên trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất, hoặc quản lý thuế trên 1.000 doanh nghiệp, cơ cấu bộ máy gồm các Đội: Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; Đội Thanh tra thuế; Một số Đội Kiểm tra thuế; Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán; Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân; Đội Kiểm tra nội bộ; Đội

Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - ấn chỉ; Đội Trước bạ và thu khác; Một số Đội thuế liên xã phường.

Đối với Chi cục Thuế thực hiện thu thuế hàng năm dưới 300 tỷ đồng trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất, cơ cấu bộ máy gồm các Đội: Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; Một số Đội Kiểm tra thuế; Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán; Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - ấn chỉ; Đội Trước bạ và thu khác; Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân; Một số Đội thuế liên xã, phường.

Theo quy định hiện nay, công tác quản lý thu ngân sách cấp huyện phải tuân theo chu trình NSNN, được phân thành 3 giai đoạn như sau: lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán.

1.4. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách nhà nước của một số địa phương và bài học rút ra có thể nghiên cứu áp dụng tại quận Tân Bình

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của quận 1, TP. HCM

Là quận trung tâm của TP. Hồ Chí Minh - thành phố lớn, trung tâm kinh tế năng động, phát triển với số thu ngân sách khá lớn và tăng đều hàng năm với tỷ lệ cao, nếu thu năm 1998 là 725 tỷ đồng, thì năm 2002 là 13.737 tỷ đồng (bằng 18 lần năm 1998) và năm 2014 là 31.282 tỷ đồng (tăng 43 lần so năm 1998), với gần 300 đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản giao dịch nên số chi ngân sách nhà nước cũng như thanh toán qua tài khoản tiền gửi của các đơn vị giao dịch rất lớn. Trong nhiều năm liền, Quận 1 luôn là một trong số những quận có số thu cao nhất của TP. Hồ Chí Minh. Năm 2016, quận 1 có số thu vượt 10.000 tỷ đồng. Sở dĩ đạt được kết quả như trên vì công tác quản lý

thu ngân sách trên địa bàn quận đã dần phát huy được hiệu quả, kinh nghiệm được thực hiện tại Quận 1 là:

Thứ nhất, cần có sự tập trung và quyết tâm cao trong việc lãnh đạo cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế, công tác dự báo và phân bố kế hoạch hợp lý, kiểm soát nguồn thu tốt.

Thứ hai, tăng cường các biện pháp để quản lý nguồn thu và bồi dưỡng

nguồn thu; đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật. Có sự đổi mới về công tác quản lý thu NSNN, ví dụ: kho bạc nhà nước quận 1 đã được Kho bạc Nhà nước TP. Hồ Chí Minh giao thí điểm triển khai sắp xếp các điểm thu ngoài trụ sở và phối hợp thu ngân sách với ngân hàng thương mại và các cơ quan thu theo hướng tinh gọn, hiệu quả với mục tiêu: “Phải đổi mới ở chính đơn vị có nhiều điểm thu với số thu lớn nhất trong các kho bạc quận, huyện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”. Từ chỉ đạo này, Kho bạc quận 1 đã phối hợp với Chi cục Thuế quận 1 tiến hành sắp xếp địa điểm nộp thuế theo hướng vừa phục vụ tốt cho các đối tượng nộp ngân sách, vừa từng bước thực hiện tiến trình hiện đại hóa công tác thu ngân sách. Nhờ đó, các điểm thu ngoài trụ sở giảm dần từ 14 điểm ban đầu đến năm 1999 còn 8 điểm, năm 2001 tiếp tục sắp xếp còn 7 điểm, năm 2008 còn 05 điểm, năm 2010 còn 02 điểm, và từ tháng 3/2012 đến nay chỉ còn 01 điểm thu đặt tại Chi cục thuế Quận 1 phục vụ việc thu thuế, phí trước bạ.

Thứ ba, tích cực giải quyết các vướng mắc trong lĩnh vực thuế để tạo

điều kiện giúp đỡ các cơ sở sản xuất kinh doanh đẩy mạnh hoạt động và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Cụ thể, đã thực hiện việc bố trí điểm thu tại trụ sở ngân hàng và ký kết hợp đồng giao nhận tiền mặt với ngân hàng, đây là bước quan trọng, tạo tiền đề cho việc triển khai thực hiện công tác phối hợp thu ngân

sách nhà nước theo Thông tư 185/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước - Tổng cục Thuế - Tổng cục Hải quan và các ngân hàng thương mại. Hiện nay, trên địa bàn quận 1, số thu ngân sách nhà nước thông qua chương trình phối hợp thu do ngân hàng công thương thu đạt tỷ lệ cao, cụ thể: Số thu thuế xuất nhập khẩu là 100%, số thu phạt 50% và thuế nội địa đạt trên 70%.

1.4.2. Kinh nghiệm của quận Ba Đình, TP. Hà Nội

Để thực hiện tốt nhiệm vụ thu NSNN, Chi cục Thuế quận Ba Đình, thành phố Hà Nội đã tham mưu quyết liệt, tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm, phát động phong trào thi đua và tổ chức ký kết giao ước thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đồng thời triển khai nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp chống thất thu ngân sách.

Theo đó, Chi cục Thuế đã tham mưu trình UBND quận giao dự toán pháp lệnh cho các phường, BQL các chợ theo đúng quy định. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế được quan tâm, với mục tiêu nâng cao sự hiểu biết về chính sách pháp luật thuế, nâng cao tính chủ động, tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật, đồng thời giải quyết kịp thời những vướng mắc của người nộp thuế. Phối hợp chặt chẽ với Hội đồng tư vấn thuế phường điều chỉnh mức doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn; công tác ủy nhiệm thu thuế đã được thực hiện tốt, đóng góp quan trọng trong việc quản lý người nộp thuế theo quy định. Đồng thời, tích cực huy động các nguồn thu trên địa bàn, phối hợp với các ban, ngành liên quan, tham mưu kịp thời cho các cấp chính quyền trong công tác quản lý thu ngân sách. Bên cạnh đó, ngành thuế Ba Đình còn làm tốt nhiều nội dung về công tác

quản lý thu như kê khai, kế toán thuế; thanh tra, kiểm tra thuế và quản lý nợ thuế.

Vì vậy, kết quả thu ngân sách nhà nước của quận năm 2011 đạt trên 2.630 tỷ đồng, bằng 113,58% dự toán pháp lệnh (tăng 6,61% so với năm 2010). Các sắc thuế chủ yếu đều thu đạt và vượt cao so với kế hoạch, như: thu ngoài quốc doanh đạt 103,74%, thuế Thu nhập cá nhân đạt 126,03%, thuế nhà đất đạt 142,81%, tiền thuê đất đạt 226,01%, tiền sử dụng đất đạt 2.251,69%, thu khác ngân sách đạt 244,93% so với dự toán pháp lệnh,…

Năm 2012, Chi cục Thuế quận Ba Đình phối hợp tập trung tham mưu triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, thực hiện tốt “Chiến lược cải cách

hệ thống Thuế giai đoạn 2011-2020” và các Luật thuế mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2012, đề ra nhiều giải pháp thiết thực, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước được giao là 3.209 tỷ đồng (tăng 21,97% so năm 2011). Trong đó, chú trọng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thủ tục thuế, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo động lực và cơ sở để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ở mức cao, tăng thu cho NSNN; tổ chức thực hiện tốt các hoạt động nghiệp vụ, củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, phối hợp tốt để bảo đảm thu đúng, thu đủ, đặc biệt là các khoản thu từ các hộ kinh doanh cá thể; tăng cường công tác chống thất thu, xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng thuế,…

Đạt được những kết quả trên là do:

Thứ nhất, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Cục Thuế TP Hà Nội, Quận

hiệu quả của các Phòng ban, ngành, các cấp ủy chính quyền địa phương trong công tác quản lý thuế trên địa bàn.

Thứ hai, Chi cục thuế đã tích cực triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải

pháp tăng thu, chống thất thu ngân sách, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế; tăng cường việc kiểm soát và khai thác nguồn thu, chú trọng việc hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho người nộp thuế gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp;

Thứ ba, sự đồng thuận của tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo, cán bộ,

công chức trong Chi cục đã nỗ lực không ngừng phấn đấu, thực hiện tốt các biện pháp công tác đã đề ra nhằm hoàn thành tốt công tác thu nộp ngân sách trên địa bàn quận.

Thứ tư, công tác ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá trong quản

lý thuế luôn được chi Cục thuế quận Ba Đình quan tâm, đẩy mạnh theo yêu cầu của Cục thuế Hà Nội và Tổng cục thuế.

1.4.3. Bài học rút cho quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

Từ kinh nghiệm quản lý thu NSNN của Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh và Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, có thể rút ra một số bài học, nội dung tham khảo, có thể vận dụng vào quản lý thu NSNN đối với quận Tân Bình:

Đối với lập dự toán

Các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đảm bảo. Chính sách chế độ phân cấp thu. Các chế độ tiêu chuẩn định mức thu ngân sách do Thủ tướng

Chính phủ, Bộ Tài chính và hội đồng nhân dân (HĐND) quy định, kiểm tra về dự toán ngân sách và tình hình thực hiện dự toán.

Về trình tự lập dự toán: Cơ quan tài chính phối hợp với cơ quan thuế, chi cục thuế các ban ngành tổ chức căn cứ vào chức năng,nhiệm vụ được giao và chế độ định mức tiêu chuẩn thu và lập dự toán thu khi cân đối ngân sách cần trình lên Ủy ban nhân dân (UBND) báo cáo cho người đứng đầu ban ngành xem xét. Phòng Tài chính Kế hoạch quận làm việc với UBND về dự toán ngân sách khi có yêu cầu. Khi có quyết định giao nhiệm vụ thu phải hoàn chỉnh phương án phân bổ dự toán trình lên cơ quan có thẩm quyền quyết định sau đó tiến hành công bố công khai tài chính về ngân sách nhà nước. Điều chỉnh dự toán ngân sách hàng năm trong trường hợp có yêu cầu của UBND cấp trên đảm bảo với định hướng chung hoặc có biến động lớn về nguồn thu.

Đối với chấp hành dự toán ngân sách

Để chấp hành tốt ngân sách, các địa phương căn cứ vào dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán đã được UBND, HĐND thông qua. Chi cục Thuế được phối hợp với ban tài chính thực hiện thu đúng, thu đủ khi thu tiền của các tổ chức, cá nhân và cần phải có biên lai thu tiền. Đối với các khoản thu bổ sung thì Phòng Tài chính Kế hoạch quận dựa vào dự toán số thu bổ sung đã giao cho phường để cân đối ngân sách thông báo số bổ sung cho các đơn vị giao dự toán.

Tổ chức thực hiện định mức thu hợp lí và công tác kiểm tra giám sát hoạt động đảm bảo tính minh bạch rõ ràng trong quản lí thu ngân sách

Các tổ chức đơn vị cá nhân đã thực hiện thu đúng dự toán được giao đúng định mức, đúng mục đích các khoản tiền đã thu nộp vào kho bạc nhà

nước thông qua cơ quan thuế và Phòng Tài chính Kế hoạch quận, chấp hành nghiêm túc pháp luật về kế toán thống kê và quyết toán thu ngân sách. Chi cục thuế tiến hành kiểm tra số thu của các tổ chức có nộp đầy đủ kịp thời đúng quy định hay không các khoản nộp sai chế độ để có chế độ biện pháp xử lý kịp thời.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản nhất về ngân sách nhà nước, thu ngân sách nhà nước và quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện. Trong đó, trình bày những vấn đề chung về Ngân sách Nhà nước, thu Ngân sách Nhà nước, các nhân tố ảnh hưởng đến thu Ngân sách Nhà nước và quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên cơ sở khoa học về quản lý thu Ngân sách Nhà nước và các quy định luật pháp hiện hành của Việt Nam. Từ đó, chúng ta có thể thấy vai trò quan trọng của thu ngân sách nhà nước và quản lý thu ngân sách nhà nước đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và tình hình an ninh – chính trị của một địa phương.

Bên cạnh đó, Chương 1 cũng trình bày hiệu lực, hiệu quả quản lý thu ngân sách nhà nước, các tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý thu ngân sách nhà nước. Đây chính là cơ sở để đánh giá thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại địa phương. Đồng thời, trên cơ sở trình bày kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách nhà nước của quận 1, TP.HCM và quận Ba Đình, TP. Hà Nội, đối chiếu với các quy định về quản lý thu ngân sách nhà nước để nghiên cứu áp dụng trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước nói chung và đặc biệt ở quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Quận Tân Bình ảnh hưởng đến thu NSNN

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quận Tân Bình có 2 cửa ngõ giao thông quan trọng của cả nước; Cụm cảng hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (sdiện tích 7,44 km2 ) và quốc lộ 22 về hướng Tây Ninh, Campuchia. Quận Tân Bình có địa lý bằng phẳng, cao trung bình là 4-5 m, cao nhất là khu sân bay khoảng 8-9 m, trên địa bàn cón có kênh rạch và còn đất nông nghiệp.

Đến năm 1988 theo Quyết định số 136/HĐBT ngày 27/08/1988 của Hội đồng Bộ trưởng. Quận Tân Bình được điều chỉnh địa giới hành chính từ 26 phường sáp nhập lại còn 20 phường ( từ phường 1 đến phường 20), cho đến 30/11/2003,thời gian được 15 năm. Đến cuối năm 2003,thực hiện Nghị định 130/2003/ NĐ – CP ngày 5 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, quận Tân Bình được điều chỉnh địa giới, tách ra thành lập quận Tân Phú. Hai quận Tân Bình và Tân Phú.

Hiện nay, quận Tân Bình có diện tích 22,38 km2 , trong đó sân bay Tân Sơn Nhất 8,44 km2. Đông giáp quận Phú Nhuận, Q3, Q10. Bắc giáp quận 12, quận Gò Vấp. Tây giáp quận Tân Phú. Nam giáp quận 11.Có 15 phường trực

thuộc Ủy ban nhân dân quận, mang số : từ phường 1 đến phường 15 ( riêng phường 14 và 15 phải điều chỉnh địa giới hành chính ở 2 quận).

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của quận Tân Bình

Trong 05 năm qua, tình hình kinh tế - xã hội quận Tân Bình vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, thiên tai, dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận tân bình, tp HCM (Trang 51 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)