Các quan điểm về quản lý thu NSNN quận Tân Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận tân bình, tp HCM (Trang 102 - 105)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Các quan điểm về quản lý thu NSNN quận Tân Bình

3.1.2.1. Dự báo nhu cầu và biện pháp sử dụng các nguồn vốn từ nay đến năm 2020 cho phát triển KT-XH

Trong quy hoạch phát triển KT-XH của quận đến năm 2020 đã có dự báo nhu cầu, nguyên tắc sử dụng và biện pháp sử dụng các nguồn vốn trong đó có nguồn vốn từ ngân sách cụ thể:

Nhu cầu về vốn: trong cả giai đoạn 2016-2020,quận Tân Bìnhxác định tiếp tục đầu tư bằng nguồn vốn phân cấp kết hợp huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp và nhân dân đầu tư vào các dự án để xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo hệ thống đường giao thông kết hợp cống thoát nước trên địa bàn 15 phường. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm (2016-2020); vốn đầu tư xây dựng cơ bản bình quân hàng năm khoảng 400 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách từ 130-150 tỷ đồng.

Biện pháp sử dụng vốn: tập trung nguồn vốn ngân sách cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương. Tiếp tục ưu tiên tập trung triển khai các dự án trọng điểm, không dàn trải vốn và chọn lựa công trình có khả năng triển khai thực hiện trong năm; đưa vào sử dụng kịp thời, đảm bảo chất lượng công trình, đạt hiệu quả, tránh lãng phí.

Tăng cường các nguồn thu ngân sách, quản lý chặt chẽ các nguồn thu và các đối tượng thu thuế, đấu tranh chống trốn lậu thuế, trên cơ sở đó tăng nguồn vốn ngân sách cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng ngân sách, xây dựng các định mức chi phù hợp với tình hình thực tế và tiết kiệm.

Từ các dự báo về vốn, công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn quận cần phải được hoàn thiện để có thể phát huy tốt vai trò tạo lập nguồn tài chính phục vụ nhu cầu chi tiêu. Trong nội dung nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách trên địa bàn quận Tân Bình cần dựa vào các quan điểm cụ thể như sau:

Thứ nhất, tập trung nhanh, tập trung tối đa, tập trung có hiệu quả các khoản thu của địa phương vào ngân sách phù hợp với trình độ phát triển KT- XH của quận trong điều kiện mở cửa hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Thứ hai, đa dạng hóa bền vững nguồn thu, nâng cao chất lượng nguồn thu, khắc phục tình trạng tập trung quản lý thu vào các lĩnh vực chủ yếu, không khai thác toàn diện các nguồn thu tại địa phương cho ngân sách.

Thứ ba, nâng cao hơn nữa công tác chỉ đạo trong quản lý và điều hành thu ngân sách của chính quyền địa phương, coi nhiệm vụ thu ngân sách là một trong những nhiệm vụ tiền đề để thực hiện tốt sự phát triển KT-XH đã đề ra đến năm 2020. Công tác chỉ đạo của địa phương phải nhất quán nhưng cần kết hợp với tình hình thực tế của từng địa bàn cụ thể để phát huy hết hiệu quả của công tác quản lý thu.

Thứ tư, phối hợp một cách đồng bộ giữa các cấp các ngành liên quan trong công tác quản lý thu đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ trong quản lý, đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện đối với các đối tượng nộp vào ngân sách.

Thứ năm, hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách phải đi liền với hoàn thiện bộ máy, tăng cường chức năng, quyền hạn của bộ máy mà đặc biệt là bộ máy các đơn vị được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý thu. Nâng cao

trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu cùng với việc áp dụng công nghệ hiện đại vào trong quản lý.

Thứ sáu, tổ chức tốt công tác truyền thông về nghĩa vụ nộp ngân sách cho các đối tượng nộp và dân cư trên địa bàn huyện được biết để chấp hành, có biện pháp thanh tra, kiểm tra, xử lý có tính răn đe đảm bảo kỷ luật kỷ cương trong thu, nộp NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận tân bình, tp HCM (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)