Bồi dưỡng các nguồn thu, từng bước xây dựng một cơ cấu thu ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận tân bình, tp HCM (Trang 112 - 114)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Bồi dưỡng các nguồn thu, từng bước xây dựng một cơ cấu thu ngân sách

thu ngân sách mang tính bền vững cao

Bên cạnh khai thác nguồn thu còn phải có chính sách bồi dưỡng và phát triển nguồn thu, không ngừng tăng các nguồn thu trên địa bàn đáp ứng nhu cầu về ngân sách. Nếu GDP/người không được nâng lên thì tỷ lệ động viên vào ngân sách dù thấp vẫn quá sức đóng góp của các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế, sẽ không bảo đảm được việc khoan thư sức dân, không đảm bảo việc tái sản xuất mở rộng, để tạo ra GDP lớn hơn và tăng thu trong chu kỳ sau. Để nguồn thu được bồi dưỡng tốt thì thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mọi thành phần kinh tế là yếu tố quyết định. Muốn vậy, trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh cần phải có đầy đủ điều kiện để phát triển và nhà nước cần phải:

- Nhà nước, chính quyền địa phương phải tạo được môi trường, có chính sách bảo vệ sự phát triển đối với các thành phần kinh tế; có những ưu đãi mới cho các cá nhân, đơn vị mới tham gia, có chính sách khuyến khích

thu hút đầu tư đối với các nguồn đầu tư từ ngoài địa phương và xây dựng cơ sở hạ tầng tốt phục vụ cho phát triển.

- Có một mức động viên vừa phải hợp lý đảm bảo giải quyết hài hòa giữa thu ngân sách nhà nước, tiêu dùng và tiết kiệm để đầu tư trong nền kinh tế đảm bảo có tiết kiệm cho đầu tư thêm trong phát triển sản xuất kinh doanh.

Trong công tác bồi dưỡng nguồn thu phải cân nhắc đến tính bền vững trong cơ cấu thu ngân sách. Trong đó, đối với mỗi nguồn thu cụ thể cần tập trung vào các nội dung:

Đối với thu từ thuế công thương nghiệp - ngoài quốc doanh, xác định

đây là nguồn thu lớn nhất cho thu ngân sách và có tính bền vững cao nhất vì đây là những khoản thu trích trực tiếp từ hoạt động của nền kinh tế - xã hội cho nhà nước. Do đó, cần có chính sách phát triển các thành phần kinh tế tư nhân và hướng vào lĩnh vực thương mại – dịch vụ là chủ yếu.

Đối với thu từ đất đai, cần xem đây là khoản thu quan trọng mang tính

chất tạo đà phát triển cho nền kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay, thu tiền sử dụng đất đang chiếm lớn trong thu ngân sách của quận. Tuy nhiên, khoản thu này không ổn định vì tính có hạn của nguồn thu vì thế trong quản lý thu các khoản này phải nâng cao hiệu quả thu, tiết kiệm thu lên hàng đầu và dần dần phát triển các nguồn thu khác từ hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế để thay thế dần nguồn thu này.

Việc xây dựng một cơ cấu thu ngân sách bền vững và nguồn thu dồi dào luôn là mục tiêu cho các nhà quản lý trong lĩnh vực tài chính ngân sách. Trong quản lý thu cần phải chú trong công tác bồi dưỡng, xây dựng cơ cấu thu ngân sách hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận tân bình, tp HCM (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)