7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Từ khi Luật Thi đua khen thưởng năm 2003 ra đời
2.1.2.1. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003
Ngày 26/11/2003, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính thức thông qua Luật Thi đua, khen thưởng, đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của công tác thi đua, khen thưởng từ sau ngày thành lập nước. Luật Thi đua, khen thưởng trở thành cơ sở pháp lý quan trọng, góp phần ngày càng hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Luật Thi đua, khen thưởng gồm 103 điều, được chia thành 8 chương, 9 mục, quy định về một số vấn đề chính gồm:
- Tổ chức thi đua, danh hiệu và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; - Hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng;
- Thẩm quyền quyết định, trao tặng, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng; - Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng;
- Xử lý vi phạm về thi đua, khen thưởng.
2.1.2.2. Các văn bản pháp lý khác
Tính đến nay, Luật Thi đua, khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005 và gần đây nhất, ngày 16/11/2013, Quốc hội khóa 13 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng, đánh dấu một bước hoàn thiện hơn nữa về hệ thống thể chế của Nhà nước ta trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, đã sửa đổi, bổ sung một số vấn đề cơ bản bao gồm:
- Nâng cao tiêu chuẩn đối với danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng;
- Quy định riêng đối tượng và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho công nhân, nông dân, người lao động;
- Thực hiện phân cấp về thẩm quyền và bổ sung đối tượng đối với một số danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng;
- Quy định trách nhiệm của người đứng đầu và bổ sung điều quy định về
- Và một số nội dung khác cho phù hợp với thực tiễn như thay cụm từ “Khen thưởng thường xuyên” bằng cụm từ “Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được”, góp phần làm giảm tình trạng tập trung khen cho một số người theo thành tích cộng dồn để lấy thành tích cao hơn, mà hướng tới việc khen thưởng dựa vào thành tích thực tế đạt được tại thời điểm trình khen, thành tích tới đâu thì khen tới đó, vì vậy đã mở rộng được đối tượng được khen, khen đi vào thực chất hơn; bổ sung nguyên tắc “Không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được” nhằm khắc phục tình trạng khen chồng chéo, trùng lắp; bổ sung nguyên tắc bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.
Ngay sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ra đời năm 2013, nhiều văn bản pháp luật khác của Nhà nước cũng được ban hành nhằm hướng dẫn, thực hiện một số điều của Luật, cụ thể: Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013; Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005 (trừ những điều đã bị bãi bỏ theo Nghị định số 65/2014/NĐ-CP); Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP; Thông tư số 07/2014/TT-BNV
ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP, Nghị định 39/2012/NĐ-CP và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP. Bên cạnh những văn bản của Nhà nước, ngày 07/4/2014, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 34-CT/TW về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại của các phong trào thi đua trong giai đoạn qua như sự thiếu đồng đều, liên tục của các phong trào, tính hình thức của nhiều địa phương khi triển khai phong trào thi đua, nhiều nơi chưa gắn kết tốt thi đua với nhiệm vụ chính trị… Điều này cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác thi đua, khen thưởng trong suốt chiều dài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.