7. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quy định về thi đua khen thưởng ở
khen thưởng ở các trường cao đẳng
Để thi đua, khen thưởng thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển xã hội nói chung và từng ngành, lĩnh vực, từng cơ sở nói riêng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng để nâng cao nhận thức cho mọi người về thi đua, khen thưởng. Khi nhận thức được nâng lên, mọi người mới có hành động đúng mang lại hiệu quả và sự thành công.
Đối với các trường cao đẳng cũng vậy, cần nâng cao và tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên các trường cao đẳng đối với vị trí, vai trò, bản chất của thi đua, khen thưởng, có như vậy, mới khích lệ, động viên và phát huy mọi nội lực của cá nhân và tập thể trong thực hiện nhiệm vụ chung. Từ việc nhận thức đúng, sâu sắc về vị trí, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng, người đứng đầu đơn vị sẽ nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thi đua, khen thưởng tại đơn vị, phát huy đúng mức vai trò nòng cốt của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thi đua tại đơn vị, từ đó lan tỏa tới toàn thể viên chức, người lao động và học sinh – sinh viên toàn trường trong thực hiện và hưởng ứng phong trào thi đua.
Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả, vai trò người đứng đầu phải được đề cao như thường xuyên tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về thi đua, khen thưởng; biểu dương, tôn vinh người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin hoặc các hình thức họp cơ quan khác; thực hiện dân chủ trong lấy ý kiến đóng góp của các cá nhân, đơn vị trong trường trong xây dựng quy định công tác thi đua, khen thưởng. Ban Thi đua khen thưởng thành phố, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai mạnh mẽ hơn công tác tuyên truyền, đẩy mạnh các cuộc vận động về đổi mới phương pháp dạy và học, xây dựng những tiêu chí cụ thể gắn liền với những nhiệm vụ chính trị của các trường cao đẳng, từ đó, các trường cao đẳng có định hướng rõ hơn trong công tác thi đua, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Với đặc thù của từng ngành nghề đào tạo, các trường cao đẳng cần chủ động trong xây dựng và triển khai các phong trào thi đua gắn chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị của Nhà trường, cụ thể:
- Xác định đối tượng tham gia các phong trào thi đua không chỉ là đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động trong trường mà một lực lượng đông đảo của các trường cao đẳng là đội ngũ học sinh – sinh viên. Với sự năng động, hăng hái, sáng tạo của tuổi trẻ, các trường cao đẳng cần đẩy mạnh các phong trào thi đua dành cho đối tượng này, khơi dậy sự sáng tạo, nhanh nhẹn, bắt kịp xu thế của giới trẻ, tạo một sân chơi vừa để kiểm tra kiến thức chuyên môn đã được học, vừa để giao lưu, học hỏi và rèn luyện những kỹ năng mềm khác, đáp ứng yêu cầu của thị trường việc làm ngày càng năng động và biến đổi như hiện nay.
- Tiêu chí đánh giá thi đua phải áp dụng linh hoạt đối với từng ngành đào tạo. Như đối với tiêu chí đánh giá chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, đối với các trường đào tạo nghề, đó có thể là các thiết bị, máy móc mới hoặc nâng cao chất lượng những thiết bị, máy móc sẵn có, tăng tính tiện ích, tiện dụng, có thể kết hợp với tính năng tự động hóa; đó có thể là một sáng tác, một bài hát, một bức vẽ, một kịch bản tốt, một vở diễn hay ở các trường nghệ thuật; đó có
thể là một phương thuốc mới, một cách điều trị bệnh hiệu quả ở các trường y dược… Như vậy, các phong trào thi đua gắn với chuyên môn của đội ngũ cán bộ của Trường, từ đó sẽ càng khích lệ các cán bộ của các trường đi sâu, nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm hữu ích, có tính thực tế cao, giảm tính lý thuyết, nặng tính dập khuôn và có tính định lượng cụ thể.
- Mở rộng các phong trào thi đua giữa các trường có chung ngành nghề đào tạo. Hiện nay, đã có một số Hội thi chuyên môn cấp toàn quốc do các bộ, ngành tổ chức như Hội thi tay nghề Asean, Cuộc thi Robocon, Hội nghị
Nghiên cứu khoa học Y – Dược Tuổi trẻ toàn quốc, các Cuộc thi âm nhạc, Hội thi Giáo viên dạy giỏi toàn quốc…, đã tạo phong trào thi đua sâu rộng trong các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng. Đây là tiền đề cho các trường cao đẳng linh hoạt và chủ động tổ chức các Hội thi giữa các trường cao đẳng, xây dựng những tiêu chí, tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện thực tế của các trường, tạo nên sự lan tỏa sâu rộng trong thi đua, góp phần tạo động lực cho các trường hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, cung cấp nhân lực có chất lượng cho Thủ đô và đất nước.
- Đẩy mạnh triển khai mô hình mới sáng tạo trong các trường cao đẳng, xem đây là tiêu chí quan trọng trong đánh giá, bình xét, suy tôn những đơn vị xuất sắc để trình khen ở cấp trên. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong triển khai và thực hiện Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013. Ban Thi đua khen thưởng thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm cần chú trọng hơn nữa trong việc xây dựng hướng dẫn và tiêu chí đánh giá hiệu quả cụ thể của các mô hình mà các trường xây dựng, đảm bảo tính khách quan và công bằng trong đánh giá tổng kết thi đua, khen thưởng tại các đơn vị.