7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen
đua, khen thưởng phù hợp với thực tiễn của ngành, của trường
Đây là giải pháp đóng vai trò quan trọng trong việc đưa công tác thi đua, khen thưởng trong ngành giáo dục, đào tạo nói chung và trong các trường cao đẳng nói riêng đi vào nề nếp. Hệ thống văn bản về thi đua khen thưởng gồm văn bản mang tính pháp quy như Quy định, Quy chế, Quyết định và các văn bản chỉ đạo thông thường như kế hoạch, hướng dẫn, công văn, Chỉ thị, Chương trình….
Năm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ban hành, hệ thống văn bản pháp quy về công tác thi đua, khen thưởng cũng đã được sửa đổi bổ sung, thay thế như Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ; Nghị định 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”… Vì vậy, các văn bản hướng dẫn thi đua khen thưởng của địa phương và ngành đã không còn phù hợp, đòi hỏi phải điều chỉnh theo các quy định hiện hành.
Ví dụ: theo Quyết định 54/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong đó quy định tỷ lệ Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở chiếm tỷ lệ không quá 20% tổng số cá nhân của đơn vị đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, thì đến năm 2014, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 99/2014/QĐ-UBND sửa đổi một số quy định trong Quyết định 54/2011/QĐ-UBND trong đó giảm tỷ lệ Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở từ
20% xuống còn 15% so với tổng số cá nhân trong đơn vị đạt danh hiệu Lao động tiên tiến. Và vì vậy, các cơ sở cũng cần xây dựng quy chế về công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị mình để phù hợp.
Việc nghiên cứu sửa đổi các quy định hiện hành, đồng thời bổ sung những quy định mới phát sinh trong thực tiễn thời gian qua là yêu cầu cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố nói chung và với các trường cao đẳng nói riêng. Ví dụ, trước dây, quy định việc khen thưởng là có sự tích lũy thành tích từ thấp lên cao, thì nay cần đổi mới theo hướng xây dựng tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đảm bảo thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó, khen lần sau không nhất thiết phải cao hơn mức lần trước, không lấy danh hiệu thi đua làm căn cứ tiêu chuẩn để xét các hình thức khen thưởng như trước để tránh việc khen thưởng tràn lan, trùng lắp về thành tích.
Ví dụ, trước đây, một trong những tiêu chuẩn xét tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tập thể là đã được tặng Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương, đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” hoặc “Đơn vị quyết thắng” liên tục từ 3 năm trở lên, nay đã được thay đổi là đã được tặng bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương và 5 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Như vậy, thời gian thành tích để trình khen đã kéo dài từ 3 năm lên 5 năm, tuy nhiên, không còn việc cộng dồn thành tích đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” mà thay vào đó, đơn vị đó phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được cấp trên đánh giá công nhận.
Để hệ thống các văn bản thi đua, khen thưởng có tính ổn định lâu dài, cần công tác tham mưu được thực hiện bài bản, có tầm nhìn. Đạt được điều đó, cần có sự phối hợp thường xuyên hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo. Sở Giáo dục và Đào tạo và Ban Thi đua, khen thưởng của thành phố Hà nội thường xuyên phối hợp trong tham vấn với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành các văn bản chỉ đạo, để hệ thống văn bản có tính thống nhất, phù hợp với thực tiễn, phát huy vai trò và hiệu quả.
Bên cạnh đó, Ban Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội cũng căn cứ vào các văn bản hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo để có những chỉ đạo, hướng dẫn thống nhất về công tác thi đua, khen thưởng ở các trường cao đẳng đặc biệt trong công tác trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội hiệp y để khen thưởng cho các trường cao đẳng những hình thức khen thưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi kết thúc năm học.
Các trường cũng cần chủ động điều chỉnh quy định về công tác thi đua, khen thưởng tại đơn vị phù hợp với văn bản nhà nước, áp dụng linh hoạt tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua theo quy định của nhà nước phù hợp với điều kiện của đơn vị.