Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cán bộ làm công tác Lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 73 - 75)

Lao động – Thương binh & Xã hội

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ làm công tác Lao động – Thương binh & Xã hội từ cấp huyện đến cấp xã đã được củng cố, kiện toàn về nhiều mặt; phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, điều hành được nâng lên; hầu hết cán bộ, công chức đã thể hiện được lập trường quan điểm chính trị vững vàng, có tinh thần đoàn kết nhất trí, có trách nhiệm trong công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây là tiền đề vững chắc đảm bảo sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ xã, thị trấn làm công tác giải quyết chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng vẫn còn nhiều hạn chế.

* Để nâng cao chát lượng nguồn nhân lực của cán bộ làm công tác Lao động – Thương binh & Xã hội trong thời gian tới cần tập trung vào các biện pháp sau:

Tổ chức điều tra, khảo sát một cách khách quan về thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ, công chức đang làm công tác Lao động – Thương binh & Xã hội từ huyện đến xã và dự báo nhu cầu cán bộ, công chức một cách khoa học, đồng thời xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở cho từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng địa phương; trên cơ sở đó lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể từng năm cho từng loại cán bộ, công chức theo quy hoạch.

Nâng cao mặt bằng dân trí nói chung và trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ, công chức từ huyện đến xã nhằm khắc phục tình trạng tụt hậu về giáo dục.

Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức ngành Lao động – Thương binh & Xã hội, đặc biệt là lĩnh vực người có công, nên giảm nội dung lý luận, tăng cường các nội dung mang tính thực tiễn, cập nhật đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

có liên quan đến hoạt động ở cơ sở, chú ý tăng cường bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho từng loại cán bộ, công chức. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng để phù hợp với điều kiện, đặc điểm của huyện.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để đảm bảo các điều kiện cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở toàn huyện, kể cả đào tạo nguồn, đào tạo chuẩn hóa và đào tạo nâng cao trình độ.

Cùng với việc thực hiện chính sách hỗ trợ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, Chính phủ cần có chính sách “đầu ra” để giải quyết số cán bộ, công chức hiện nay không đủ điều kiện để đào tạo chuẩn hoá, do trình độ năng lực hạn chế, tuổi cao, sức khoẻ yếu.

Thực hiện chính sách, thu hút, sử dụng số sinh viên mới ra trường về cơ sở làm công tác Lao động – Thương binh & Xã hội, đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ cấp huyện, cấp tỉnh về đảm nhiệm các chức danh chủ chốt ở cơ sở theo chủ trương chung, để số cán bộ này vừa có điều kiện tiếp cận nắm bắt tình hình thực tiễn vừa để giúp những cơ sở còn thiếu cán bộ.

Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn và tập trung dài hạn về các lĩnh vực người có công với cách mạng.

Lập dự án và đầu tư kinh phí phát triển cơ sở vật chất, đặc biệt là hệ thống tư liệu, tài liệu tham khảo về chính sách đối với người có công với cách mạng, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ.

Khuyến khích cán bộ triển khai các đề tài nghiên cứu về nâng cao hiệu quả thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cán bộ làm công tác Lao động – Thương binh & Xã hội giúp cho việc triển khai thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng chuyên nghiệp, khoa học, hiệu quả. Do vậy, công tác tuyển chọn cán bộ là khâu quan trọng, quyết định đầu vào và là điều kiện để bố trí, sử dụng, cải thiện chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng cao

của sự phát triển đối với công tác chăm sóc người có công với cách mạng; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực riêng cho cán bộ làm công tác chính sách người có công với cách mạng, nội dung hợp lý, cụ thể, sát với điều kiện của từng địa phương; Củng cố kiến thức và nâng cao năng lực cơ bản cho đội ngũ cán bộ công chức ngành lao động các cấp; nâng cao khả năng thích ứng của cán bộ, công chức nhà nước trong sự phát triển liên tục của tình hình nhiệm vụ mới của ngành; Đào tạo bồi dưỡng góp phần phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chú trọng đào tạo bồi dưỡng kiến thức toàn diện, trước hết về chuyên môn, nghiệp vụ về đường lối chính trị, về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)