Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

Lâm, thành phố Hà Nội và thực trạng ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn huyện

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội. Phía Bắc của Huyện là quận Long Biên; phía Tây Nam có địa giới là dòng sông Hồng, bên kia bờ là huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai; phía Đông Bắc và Đông giáp với các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành của tỉnh Bắc Ninh; phía Nam giáp với huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Với diện tích: 114,79 km2, dân số: khoảng 243.957 người. Huyện Gia Lâm có 22 xã, thị trấn: Trung Mầu, Phù Đổng, Dương Hả, Đình Xuyên, Yên Viên, Yên Thường, TT Yên Viên, Văn Đức, Kim Lan, Bát Tràng, Đa Tốn, Đông Dư, TT Trâu Quỳ, Cổ Bi, Đặng Xá, Kiêu Kỵ, Dương Xá, Phú Thị, Dương Quang, Kim Sơn, Lệ Chi [13].

Là một huyện ngoại thành có số lượng người có công khá lớn đòi hỏi công tác chăm sóc, quan tâm của huyện Gia Lâm đối với các đối tượng là người có công cần quan tâm đặc biệt hơn.

2.1.2. Tình hình về kinh tế

Trên địa bàn Huyện có nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và các trung tâm thương mại được hình thành; nhiều làng nghề nổi tiếng, thu hút đông khách thập phương trong và ngoài nước như làng gốm sứ Bát Tràng, dát vàng, may da Kiêu Kỵ, chế biến thuốc bắc Ninh Giang. Đây chính là những động lực và tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ giao thông, giao lưu hàng hoá hiện nay và và trong tương lai.

Năm 2019, giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do Huyện quản lý tăng 9,22% so với năm 2018; cơ cấu giá trị sản xuất của Huyện: Công nghiệp, xây dựng 54,05%; Dịch vụ 30,95%; Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 15,00%. Tổng số thu ngân sách nhà nước đạt 1.136,6 tỷ đồng; loại trừ kết dư, thu chuyển nguồn, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.017,5 tỷ đồng bằng 68,6% dự toán Thành phố giao, bằng 67,8% dự toán Huyện giao và bằng 93,9% so với năm trước (đã loại trừ các khoản thu thuế giãn, hoãn theo quy định); trong đó thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 453,3 tỷ đồng, bằng 49,2% dự toán Thành phố giao, bằng 48,4% dự toán Huyện giao và bằng 78% so với năm trước. Công tác đầu tư, thực hiện các dự án trọng điểm, công tác giải phóng mặt bằng được chỉ đạo quyết liệt, thúc đẩy tiến độ thực hiện; công tác xây dựng nông thôn mới, công tác quản lý trật tự đô thị, tài nguyên, môi trường được tập trung chỉ đạo và triển khai tổ chức thực hiện tích cực.

2.1.3. Tình hình về xã hội

Trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Gia Lâm không ngừng phấn đấu vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tranh thủ điều kiện và thời cơ thuận lợi, phát huy nguồn lực, động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái lao động, sản xuất kinh doanh giành nhiều thành tựu to lớn; kinh tế liên tục phát triển và có mức tăng trưởng khá, văn hoá xã hội phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững, bộ mặt nông thôn, đô thị có nhiều đổi mới, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, lòng tin của nhân dân đối với Đảng được củng cố tăng cường. Huyện Gia Lâm luôn là đơn vị dẫn đầu các huyện ngoại thành, 03 năm (1997-1999) được tặng cờ thi đua của Chính phủ, gần 49 đơn vị, ngành được tặng Huân chương Lao động.

2.1.4. Thực trạng về người có công với cách mạng

Trong công cuộc kháng chiến anh dũng và lâu dài của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, quân và dân Gia Lâm mưu trí, dũng cảm, kiên cường chiến đấu chống kẻ thù, lập lên những chiến công vang dội, góp phần

vào những chiến thắng vang dội ở Bắc Ninh và Thủ đô Hà Nội. Trong các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, hàng vạn thanh niên Gia Lâm đã hăng hái lên đường tòng quân giết giặc bảo vệ Tổ quốc: 4.417 người con ưu tú của Gia Lâm đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường. Hàng chục gia đình có từ 2 đến 3 con là liệt sĩ, 6 đồng chí được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nhiều đồng chí được tặng danh hiệu Anh hùng lao động; 134 bà mẹ đã được Đảng và Nhà nước tôn vinh danh hiệu cao quý: Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Với những thành tích to lớn, những chiến công đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Gia Lâm và các xã Yên Thường, Yên Viên, Trâu Quỳ, Trung Mầu, Kim Sơn, Đa Tốn và một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu cao quý: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Hiện nay số lượng người có công theo Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì đối tượng người có công với cách mạng thì đối tượng người có công trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đang quản lý gồm:

Bảng 2.1. Số lƣợng ngƣời có công trên địa bàn huyện Gia Lâm tính đến 31/12/2019

Số

TT Đối tƣợng Số ngƣời Ghi chú

1 Người hoạt động cách mạng trước

ngày 01 tháng 01 năm 1945 43

2

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

3 Liệt sĩ 4.417

4 Bà mẹ Việt Nam anh hùng 6

5 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân 6 6 Anh hùng lao động trong thời kỳ

kháng chiến 11

7 Thương binh, người hưởng chính sách

như thương binh 1.570

8 Bệnh binh 105

9 Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm

chất độc hoá học 251

10 Người hoạt động cách mạng, hoạt

động kháng chiến bị địch bắt tù, đầy 143

11

Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế

25.184

12 Người có công giúp đỡ cách mạng 18

Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm, năm 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)