Giải pháp cụ thể đối với Bộ Thông tin và Truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế quản lý nhà nước thực tiễn tại bộ thông tin và truyền thông (Trang 92 - 119)

Những giải pháp cụ thể đối với Bộ Thông tin và Truyền thông mang tính ngắn hạn. Bởi lẽ, khi chúng ta hoàn thiện thể chế QLNN đối với TSC trong các DNNN theo hướng tập trung vào một cơ quan chuyên trách quản lý thì có nghĩa Bộ Thông tin và Truyền thông không còn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại diện chủ sở hữu.

Trước mắt, xuất phát từ sự lãng phí, thất thoát trong sử dụng TSC mà cụ thể là đất đai giao cho các DNNN của Bộ Thông tin và Truyền thông, cần xây dựng thể chế, văn bản quản lý nhà nước về đất đai sát thực tế và có tính dự báo để đáp ứng nhu cầu, xu thế phát triển của đất nước. Qua việc nghiên cứu thực trạng khung giá đất theo giá 02 thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng quy định và giá đất theo giá thị trường tại 02 thành phố này đã chỉ ra rằng: giá đất theo khung giá 02 thành phố này quy định thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường; bảng giá đất không phản ánh đúng thực tế, không có tính dự báo xu thế phát triển. Từ đó làm giảm nguồn thu của nhà nước, gây thất

thoát, lãng phí tài sản của nhà nước. Để khắc phục thực trạng này, đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng, bản chất của vấn đề để xây dựng các văn bản quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng khung giá đất sát thực tế và có tính ổn định, dự báo cao;

Bộ Thông tin và Truyền thông cần nghiên cứu, đánh giá lại nhu cầu sử dụng đất thực tế của các DNNN thuộc bộ. Từ việc nghiên cứu thực trạng sử dụng đất của Tập đoàn VNPT, cho thấy thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai chưa đạt hiệu quả cao, tình trạng cấp thừa đất cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước còn diễn ra, gây thất thoát, lãng phí tài sản của nhà nước. Từ thực trạng trên, vấn đề đặt ra là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tập trung rà soát, đánh giá lại và đánh giá đúng nhu cầu sử dụng đất của từng cơ quan đơn vị để tiến hành phân định, cấp lại đất, thu hồi diện tích đất mà các cơ quan, đơn vị đó không sử dụng hết hoặc đưa số diện tích đất cơ quan, đơn vị không sử dụng vào vốn hóa để nhà nước thu lợi nhuận thông qua hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước . Để làm tốt công tác này, đỏi hỏi trước tiên cần xây dựng và hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về đất đai, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ, vững chắc để quản lý hiệu quả tài sản đất đai của nhà nước.

Mặt khác, với số lượng nhân sự ít ỏi của Vụ Doanh nghiệp thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (9 người), trong xu thế chung là tinh giảm biên chế trên cả nước thì việc tăng thêm người là không khả thi. Chính vì vậy, chỉ có phương án điều chuyển nhân sự từ các Vụ, Cục khác và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong Vụ Doanh nghiệp. Bởi lẽ, con người là nhân tố quyết định cho sự thành công của mọi hoạt động. Trong hoạt động quản lý nhà nước cũng vậy. Đội ngũ công chức đang làm việc trong Vụ Doanh nghiệp thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông nói riêng và Bộ Thông tin và truyền thông nói chung là thành phần, nhân tố cơ bản và quan trọng nhất có tác động trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về TSC

trong các DNNN. Đội ngũ chuyên viên của Bộ là lực lượng nòng cốt tham mưu hoạch định các chính sách, trực tiếp thực hiện các nội dung QLNN đồng thời tham gia hoạt động kiểm tra, giám sát việc sử dụng, quản lý TSC trong các DNNN. Vì vậy, đây là lực lượng đặc biệt quan trọng có ý nghĩa quyết định nâng cao chất lượng QLNN đối với TSC trong các DNNN. Do đó, việc hoàn thiện thể chế QLNN đối với TSC trong các DNNN., một trong những nội dung có tính cấp thiết và ý nghĩa sống còn là phải nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức trong Bộ Thông tin và Truyền thông nói chung và cụ thể là Vụ Doanh nghiệp nói riêng. Với đặc thù đối tượng quản lý, đòi hỏi những công chức này không chỉ thuần túy chuyên môn hành chính mà phải là những chuyên gia am hiểm về tổ chức và hoạt động của các DNNN nói chung và việc vận hành quản lý, sử dụng TSC trong các DNNN nói riêng.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đang quyết liệt thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, trong đó có các doanh nghiệp viễn thông. Để thực hiện chủ trương đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cần tích cực triển khai hoạt động cổ phần hóa DNNN theo đúng lộ trình Chính phủ đã đưa ra, hướng tới chuyển giao các DNNN về cơ quan quản lý chuyên trách khi cơ quan này được thành lập.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 luận văn giải quyết những nội dung sau:

- Khái quát về Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như các DNNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông. Thông qua việc tìm hiểu sơ lược 4 DNNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông là : Tập đoàn VNPT, Tổng công ty Mobifone, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Tổng công ty VTC, luận văn cũng khái quát thực trạng tài sản công tại 4 DNNN trên thông qua số liệu về quản lý, sử dụng vốn nhà nước và tài sản đất được giao.

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng bộ máy nhà nước và hệ thống văn bản pháp luật đối với quản lý tài sản công trong các DNNN ở Bộ Thông tin và Truyền thông, luận văn rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng. - Luận văn xây dựng hai nhóm giải pháp chính để hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các DNNN ở Bộ Thông tin và Truyền thông. (1) Cụ thể giải pháp chung áp dụng cho tât cả các DNNN ở Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các DNNN ở Bộ Thông tin và Truyền thông được xây dựng cũng như chịu sự điều chỉnh của thể chế của Việt Na nói chung. (2) Giải pháp cụ thể đối với Bộ Thông tin và Truyền thông, đó là những giải pháp mang tính trước mắt trong khi chưa hoàn thiện được thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công

KẾT LUẬN

Luận văn đã giải quyết những nội dung cơ bản sau:

1.Làm rõ dưới góc độ lý luận, những thuật ngữ khoa học cơ bản liên quan đến đề tài như: doanh nghiệp nhà nước, tài sản công, tài sản công trong các doanh nghiệp nhà nước, thể chế, thể chế quản lý nhà nước. Từ đó, luận văn đưa ra quan niệm về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doanh nghiệp nhà nước là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức bộ máy hành chính nhà nước vận hành các quy định pháp luật về QLNN đối với tài sản công trong các DNNN một cách thống nhất nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển doanh nghiệp theo yêu cầu kinh tế đất nước. Như vậy , luận văn tiếp cận dưới hai góc độ: hệ thống văn bản pháp luật và tổ chức bộ máy hành chính nhà nước QLNN đối với tài sản công trong các DNNN.

2. Luận văn nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng bộ máy quản lý nhà nước và các quy định pháp luật đối với tài sản công trong các DNNN ở một số quốc gia điển hình trên thế giới như: Singapore, Trung Quốc, Malaixia.. từ đó rút ra một số kinh nghiệm Việt Nam.

3. Luận văn khái quát về Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như các DNNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông. Thông qua việc tìm hiểu sơ lược 4 DNNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông là : Tập đoàn VNPT, Tổng công ty Mobifone, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Tổng công ty VTC, luận văn

cũng khái quát thực trạng tài sản công tại 4 DNNN trên thông qua số liệu về quản lý, sử dụng vốn nhà nước và tài sản đất được giao.

4. Trên cơ sở đánh giá thực trạng bộ máy nhà nước và hệ thống văn bản pháp luật đối với quản lý tài sản công trong các DNNN ở Bộ Thông tin và Truyền thông, luận văn rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng.

5. Luận văn xây dựng hai nhóm giải pháp chính để hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các DNNN ở Bộ Thông tin và Truyền thông. (1) Cụ thể giải pháp chung áp dụng cho tât cả các DNNN ở Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các DNNN ở Bộ Thông tin và Truyền thông được xây dựng cũng như chịu sự điều chỉnh của thể chế của Việt Na nói chung. (2) Giải pháp cụ thể đối với Bộ Thông tin và Truyền thông, đó là những giải pháp mang tính trước mắt trong khi chưa hoàn thiện được thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ths Nguyễn Thái Bình,Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam: đặc điểm, vai trò và xu hướng phát triển.

2. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2016), Tờ trình Về dự thảo Nghị định của Chính phủ về thực hiện các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước

3. Bộ Tài chính, Báo cáo tóm tắt quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và một số kinh nghiệm quốc tế.

4. Phạm Thị Hồng Đào , Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và những vấn đề cần hoàn thiện, Tạp chí Tổ chức nhà nước số ra ngày 06/12/2016.

5. TS.Trần Tiến Cường, Đầu tư và sử dụng vốn nhà nước trong các tập đoàn kinh tế nhà nước - thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật, http://www.vnep.org.vn.

6. Trần Tiến Cường và Nguyễn Cảnh Nam (2011), Báo cáo về thí điểm Tập đoàn kinh tế nhà nước

7. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình “Hành chính công”, Nhà xuất bản Giáo dục.

8. Nguyễn Quang Hạnh, Kinh nghiệm của quốc tế về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Nxb Lao Động, 2012

9. GS. Nguyễn Lân, Từ và ngữ Việt Nam.

10. Ths.Lê Na, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và vấn đề bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước với các loại hình doanh nghiệp khác, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, www.tcdcpl.moj.gov.vn

11. TS. Huy Nguyên, Kinh nghiệm các nước về mô hình quản vốn nhà nước, http://www.scic.vn/index.php/tuy-n-d-ng/57-pressrelease/press- reference/ 780-tin-tham-khao-1.html

12. Ngô Quang Minh (2001), Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới DNNN , Nxb Chính trị Quốc gia

13. Luật gia Trần Minh Sơn, Quản lý tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, Thời báo kinh tế Sài Gòn online, ThứSáu, 11/3/2011, 15:29 (GMT+7).

14. Ths. Nguyễn Văn Tuấn, Quản lý tài sản công ở nước ta hiện nay: thực trạng và giải pháp, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số tháng

7/2016.

15. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

16. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Đinh Văn Ân, Võ Trí Thành, Thể chế-cải cách thể chế và phát triển, Lý luận và thực tiễn ở nước ngoài và Việt Nam, Nxb Thống kê.

17. ThS. Phạm Thị Tường Vân và nhóm nghiên cứu, Đầu tư vốn nhà nước vào DN: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Tài chính Việt

Nam 2013- 2014, NXB Tài chính;

18. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương -“Tái cơ cấu và cải cách DNNN” số 7/2012;

19. UNIDO 2013, Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về quản lý vốn Nhà nước;

20. https://voer.edu.vn/m/noi-dung-cong-tac-quan-ly-von-nha-nuoc-tai- doanh-nghiep-nha-nuoc/4dbd1c01, Nội dung công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước.

21. http://infographic.tinnhanhchungkhoan.vn/2016/magazine/2016/7/quan -ly-von-nha-nuoc-can-cuoc-cach-mang-ve-tu-duy/index.html Quản lý vốn nhà nước cần cuộc cách mạng về tư duy

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng tổng hợp diện tích đất nhà nước giao cho Tập đoàn VNPT, Tổng Công ty Bưu điện quản lý và sử dụng

Đơn vị tính: m2

QĐ của HĐTV Diện tích đất (m2) TT Tên tỉnh/tp

Số Ngày Tổng công ty VNPT

Bƣu điện

Quyết định giao nhà đất cho 63 tỉnh/tp. 3.335.295,61 2.433.614,37

1 Sóc Trăng BĐ: 210 8/12/2011 19.014,90 33.879,00 VNPT: 209 BĐ: 2 Phú Yên BĐ: 214 16/12/2011 47.999,20 32.560,00 VNPT: 216 VT: 20/12/2011 3 Lai Châu BĐ: 220 23/12/2011 31.338,40 3.334,70 VNPT: 218 4 Điện Biên BĐ: 221 23/12/2011 28.729,00 3.740,60 VNPT: 219 5 Quảng Trị BĐ: 227 29/12/2011 51264 35.996,00 VNPT: 230 6 Kon Tum BĐ: 05 4/1/2012 42.175,68 12.998,95 VNPT: 06 7 Hƣng Yên BĐ: 09 4/1/2012 53.834,00 35.041,00

8 Bà rịa - Vũng BĐ: 24 19/1/2012 32.023,10 45.144,35 tàu VNPT: 22 9 Bình Phƣớc BĐ: 23 19/1/2012 53.827,30 58.951,30 VNPT: 25 10 Hòa Bình BĐ: 44 2/2/2012 49.863,00 15.253,80 VNPT: 43 11 Bình Thuận BĐ: 42 2/2/2012 48.392,45 30.557,65 VNPT: 41 12 Nam Định BĐ: 57 17/2/2012 69.923,60 54.807,20 VNPT: 58 13 Tuyên BĐ: 53 17/2/2012 39.692,70 20.310,00 Quang VNPT: 54 14 Lâm Đồng BĐ: 74 12/3/2012 111.926,63 51.403,66 VNPT: 78 15 Phú Thọ BĐ: 73 12/3/2012 90.262,70 28.492,40 VNPT: 76 16 Cao Bằng BĐ: 70 12/3/2012 27.020,60 20.710,50 VNPT: 71 17 Vĩnh Long BĐ: 77 12/3/2012 28.546,85 24.992,45 VNPT: 72 18 Thái Nguyên BĐ: 69 12/3/2012 45.169,80 33.026,60 VNPT: 75 19 Bắc Giang BĐ: 90 23/3/2012 37.907,10 42.581,70 VNPT: 91 BĐ: 92

21 Vĩnh Phúc BĐ: 88 23/3/2012 39.123,20 20.215,09 VNPT: 87 22 Bắc Kạn BĐ: 102 28/3/2012 33.768,00 51.666,00 VNPT: 101 23 Đắc Lắc BĐ: 96 28/3/2012 68.151,80 33.725,70 VNPT: 95 24 Ninh Thuận BĐ: 114 10/4/2012 27.322,90 31.696,00 VNPT: 113 25 Tiền Giang BĐ: 117 18/4/2012 50.399,74 45.358,77 VNPT: 115 26 Thừa Thiên BĐ: 89 30/9/2012 59.136,28 58.336,60 Huế VNPT: 88 27 Quảng Nam BĐ: 90 30/9/2012 56.741,02 42.195,46 VNPT: 91 28 Hà Tĩnh BĐ: 92 30/9/2012 73.463,02 40.702,70 VNPT: 93 29 Quảng Ngãi BĐ: 98 9/10/2013 48.832,50 32.664,70 VNPT: 97 30 Bạc Liêu BĐ: 99 9/10/2013 18.722,42 15.572,05 VNPT: 100 31 Thái Bình BĐ: 102 9/10/2013 51.106,80 18.814,30 VNPT: 101 32 Bến Tre BĐ: 105 9/10/2013 41.205,88 40.065,51 VNPT: 106 BĐ: 104

34 Hà Nam BĐ: 110 11/10/2013 28.711,74 20.320,37 VNPT: 109 35 Khánh Hòa BĐ: 112 11/10/2013 48.607,38 26.817,35 VNPT: 111 36 Đồng Tháp BĐ: 124 28/10/2013 59.486,47 47.296,99 VNPT: 125 37 Hải Phòng BĐ: 126 30/10/2013 41.733,18 31.895,30 VNPT:127 38 Tây Ninh BĐ: 128 30/10/2013 42.986,51 44.718,53 VNPT: 129 39 Hà Giang BĐ: 145 5/11/2013 60.354,35 55.812,60 VNPT: 144 40 Gia Lai BĐ: 141 5/11/2013 105.600,50 32.206,15 VNPT: 140 41 Đà Nẵng BĐ: 143 5/11/2013 18.315,06 62.872,10 VNPT: 142 42 Trà Vinh BĐ: 151 25/11/2013 85.910,03 56.921,54 VNPT: 150 43 Cần Thơ BĐ: 152 25/11/2013 15.242,49 25.497,30 VNPT: 153 44 An Giang BĐ: 154 25/11/2013 37.109,50 17.617,20 VNPT: 155 45 Quảng Bình BĐ: 157 25/11/2013 42.920,60 22.991,50 VNPT: 156 BĐ: 161

47 Quảng Ninh BĐ: 159 26/11/3013 49.086,32 31.292,43 VNPT: 158 48 Bình Dƣơng BĐ: 168 28/11/2013 50.839,13 57.542,68 VNPT: 169 BĐ: 49 Ninh Bình BĐ: 97 23/03/2012 23.634,85 28.420,06 VNPT: 170 VT: 28/11/2013 BĐ: 50 Yên Bái BĐ: 171 28/11/2013 39.323,38 30.029,42 VNPT: 217 VT: 23/12/2011 51 Đăk Nông BĐ: 172 28/11/2013 19.298,50 21.741,10 VNPT: 173 52 Cà Mau BĐ: 174 28/11/2013 53.479,78 101.384,16 VNPT: 175 53 Bình Định BĐ: 176 28/11/2013 54.999,37 19.130,34 VNPT: 177 54 Sơn La BĐ: 178 28/11/2013 36.651,40 20.253,50

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế quản lý nhà nước thực tiễn tại bộ thông tin và truyền thông (Trang 92 - 119)