Thực trạng bộ máy quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế quản lý nhà nước thực tiễn tại bộ thông tin và truyền thông (Trang 59 - 64)

doanh nghiệp nhà nước tại Bộ Thông tin và Truyền thông

Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý các tài sản công trong các doanh nghiệp nhà nước là Cục Quản lý công sản thuộc Bộ Tài chính và Vụ Quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Đây có thể nói là cơ chế “ kép” cùng song song quản lý.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Cục Quản lý công sản thuộc Bộ Tài chính là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài sản nhà nước và trưng mua, trưng dụng tài sản; thực hiện quản lý về tài chính đối với đất đai và tài nguyên quốc gia; quản lý tài sản kết cấu hạ tầng; tài sản được xác lập sở hữu nhà nước; trực tiếp quản lý một số loại tài sản nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Cục quản lý công sản – Bộ Tài chính

CỤC QUẢN LÝ CÔNG SẢN

Văn Phòng Tài Phòng Tài Phòng Tài Phòng Tài phòng sản hành nguyên, sản kết cấu sản xác lập

Cục chính, sự đất hạ tầng sở hữu nhà

nghiệp nước

Về nhân sự, hiện nay cục Cục quản lý công sản có tổng sổ 46 biên chế, bao gồm 01 Cục trưởng, 04 Cục phó. Văn phòng Cục có 01 Chánh Văn phòng, 03 Phó Chánh Văn phòng,06 chuyên viên. Phòng Tài sản Hành chính sự nghiệp có 01 Trưởng, 02 Phó Trưởng phòng, 05 chuyên viên. Phòng Tài nguyên đất có 01 Trưởng phòng, 03 Phó Trưởng phòng, 04 chuyên viên. Phòng Tài sản kết cấu hạ tầng có 01 Trưởng phòng, 02 Phó Trưởng phòng, 04 chuyên viên. Phòng Tài sản xác lập sở hữu nhà nước có 01 Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng, 05 chuyên viên.

Như vậy, Cục Quản lý công sản thuộc Bộ Tài chính có vị trí, chức năng và vai trò hết sức quan trọng trong công tác tham mưu, quản lý nhà nước về

tài sản công, đất đai, tài nguyên, cơ sở hạ tầng để mọi tài sản công đều được minh bạch hóa, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, và đồng thời phòng chống, xử lý những hành vi gây lãng phí, thất thoát tài sản công của Nhà nước. Tuy nhiên với cơ cấu tổ chức nhân sự như trên để quản lý tài sản công trên phạm vi cả nước là quá rộng.

Trực tiếp quản lý các DNNN nói chung cũng như tài sản công trong các DNNN thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông là Vụ Quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

Vụ Quản lý doanh nghiệp là tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện một số quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp do Bộ quyết định thành lập hoặc được giao quản lý (sau đây gọi chung là doanh nghiệp thuộc Bộ); tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về doanh nghiệp và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thông tin, Truyền thông.

Thực hiện chức năng của mình, Vụ Quản lý doanh nghiệp có 16 nhiệm vụ, trong đó có một số nhiệm vụ liên quan đến tổ chức, hoạt động, sắp xếp, đổi mới, khuyến khích, hỗ trợ, định hướng phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ như:

- Chủ trì, phối hợp trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, định hướng phát triển doanh nghiệp và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân thuộc các thành phần kinh tế hoạt động

trong lĩnh vực thông tin, Truyền thông và hướng dẫn, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

- Tham mưu giúp Bộ trưởng trong việc hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với ngành, nghề kinh doanh, dịch vụ có điều kiện theo danh mục Chính phủ quy định và đề xuất xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền.

- Chủ trì, phối hợp tham mưu giúp Bộ thẩm định, tham gia ý kiến các dự án đầu tư của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện hoạt động hỗ trợ thông tin, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và

hợp tác quốc tế liên quan đến doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và Truyền thông.

- Chủ trì đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp.

- Đề xuất, kiến nghị chính sách đối với doanh nghiệp sau khi thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa.

- Phối hợp Vụ Tổ chức cán bộ tham mưu giúp Bộ trưởng phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập công ty con 100% vốn nhà nước; chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác; Điều lệ tổ chức và hoạt động, của các doanh nghiệp;

- Tham mưu giúp Bộ trưởng phê duyệt chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của các doanh nghiệp đầu tư vào doanh nghiệp khác; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết.

Hiện nay Vụ Doanh nghiệp của Bộ Thông tin và Truyền thông có 9 người, trong đó 1 Vụ trưởng, 02 Vụ phó và 06 nhân viên. Theo đúng quy định của pháp luật, Vụ không tổ chức thành các phòng mà Vụ trưởng và các thành viên sẽ trực tiếp tiến hành các hoạt động tham mưu quản lý nhà nước. Với số lượng người như trên vừa thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng trong quản lý nhà nước đối với các DNNN của Bộ cũng như tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về doanh nghiệp và các loại hình kinh tế tập thể,

tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thông tin, Truyền thông về tất cả các nội dung hoạt động, có thể nói là quá lớn.

Từ thực trạng mô hình bộ máy quản lý nhà nước đối với tài sản công của các DNNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông có thể rút ra một số nhận xét sau:

Một là, hiện nay việc quản lý TSC tại các DNNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông nói riêng và DNNN ở Việt Nam nói chung rất phân tán và do nhiều đầu mối đảm nhận. Bộ Thông tin và Truyền thông là bộ chủ quản, đại diện phần vốn của chủ sở hữu là Nhà nước.Tuy nhiên bản thân bộ, ngành được giao làm đại diện chủ sở hữu nhà nước cũng không được toàn quyền quyết định những vấn đề trong phạm vi quyền chủ sở hữu; các quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước bị phân tán ở nhiều cấp trung gian nhưng quan hệ phối hợp giữa các cơ quan còn nhiều vấn đề khó thống nhất. Việc quản lý tài sản công lại thuộc chức năng quản lý của Bộ Tài chính. Ngoài ra, việc lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công lại thuộc thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Hai là, Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện đồng thời cả ba chức năng: quản lý nhà nước về kinh tế, chủ quản cấp trên đối với doanh nghiệp và đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Hiện tại chúng ta chưa có một cơ quan chuyên trách quản lý toàn bộ vốn của Nhà nước. Cách quản lý này cũng có những ưu điểm nhất định của mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa nhưng thực tế những năm qua cho thấy cũng đã phát sinh rất nhiều nhược điểm. Cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nước đối với tài sản đầu tư vào kinh doanh tại doanh nghiệp vẫn chưa tách bạch rõ ràng giữa quản lý của chủ sở hữu với quản lý của Nhà nước với tư cách là cơ quan công quyền quản lý chung đối với các loại hình doanh nghiệp. Đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước, chưa có một đầu mối thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước. Tình trạng các bộ, ngành vẫn được giao làm chủ sở hữu

phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp vẫn là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc quyết định các vấn đề quan trọng về nhân sự, kế hoạch kinh doanh, dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước đều phải trông chờ vào sự quyết định của cơ quan chủ quản khiến cho hoạt động của doanh nghiệp trở nên trì trệ, không kịp thời theo yêu cầu của thị trường.

Ba là, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có một số quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp do Bộ quyết định thành lập; vừa thực hiện quản lý nhà nước về doanh nghiệp và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thông tin, Truyền thông. Việc thực hiện đồng thời hai chức năng trên với đội ngũ nhân sự hiện này của Bộ là “quá tải” về chuyên môn dẫn đền hiệu quả quản lý bị giảm sút, đặc biệt là hoạt động kiểm tra, giám sát chưa được chú trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế quản lý nhà nước thực tiễn tại bộ thông tin và truyền thông (Trang 59 - 64)