Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật quản lý nhà nước đối với tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế quản lý nhà nước thực tiễn tại bộ thông tin và truyền thông (Trang 64 - 81)

sản công trong các doanh nghiệp nhà nước tại Bộ Thông tin và Truyền thông

Việc quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doanh nghiệp nhà nước tại Bộ Thông tin và Truyền thông tuân thủ hệ thống các quy định pháp lý chung do Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính ban hành. Có thể liệt kê những văn bản pháp lý chủ yếu điều chỉnh quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các DNNN nói chung và DNNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông nói riêng như sau:

- Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008;

- Luật doanh nghiệp 2014;

- Luật đầu tư 2014;

- Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

- Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

- Nghị định 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Ngoài ra hệ thống các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành để xây dựng khung pháp lý điều chỉnh việc quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các DNNN. Qua nghiên cứu hệ thống văn bản pháp lý nêu trên có thể rút ra một số nhận xét sau:

Kết quả đạt đƣợc:

Pháp luật về quản lý tài sản công trong các DNNN hiện nay đã tương đối đầy đủ, chế định hầu hết các vấn đề có liên quan; cơ bản khắc phục những lỗ hổng pháp luật sau khi toàn bộ DNNN chuyển sang hoạt động theo Luật DN; đáp ứng yêu cầu sắp xếp, tái cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN nói chung, hoạt động quản lý TSC nhà nước nói riêng. Cụ thể:

(1) Hệ thống quy định pháp lý về phân công, phân cấp trong quản lý TSC trong các DNNN

Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 đều có quy định về quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành khi thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước

(2) Hệ thống quy định về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại DNNN Việc ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất,

kinh doanh tại doanh nghiệp và văn bản liên quan đã góp phần cải thiện cơ chế quản lý của chủ sở hữu - nhà đầu tư nhà nước; vai trò giám sát, kiểm tra được tăng cường; phương thức quản lý vốn nhà nước tại các DN được đổi mới.

Trong lĩnh vực quản lý tài chính, Nghị định số 71/2013/NĐ-CP, Thông tư số 220/2013/TT-BTC và một số văn bản khác đã bảo đảm cho hoạt động

quản lý, đầu tư kinh doanh vốn nhà nước phù hợp hơn với vị trí, vai trò của DNNN trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo an toàn tài chính cho DN, hạn chế đầu tư ngoài ngành, khắc phục những bất cập của cơ chế phân phối lợi nhuận trước đây khi còn Luật DNNN 2003.

(3) Quy định pháp lý về cơ chế giám sát, kiểm tra TSC của DNNN

Giám sát, kiểm tra TSC của DNNN là một trong những những nội dung được chú trọng trong hệ thống pháp lý hiện nay để đảm bảo việc quản lý, sử dụng TSC cũng như hoạt động của các DNNN đạt hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí. Trên cơ sở Luật, Chính phủ quy định cụ thể trong Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Như vậy, cơ bản hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng TSNN đã đầy đủ, đồng bộ, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức, đơn vị, cá nhân chủ động thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quản lý, sử dụng TSC. Góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về TSC; dần đưa việc quản lý, sử dụng TSC đi vào nề nếp, kỷ cương, công khai và có hiệu quả. Pháp luật về tài sản công đối với DNNN góp phần quan trọng vào việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN và bảo đảm vai trò của kinh tế nhà nước. DNNN cơ bản thực hiện được vai trò là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước điều tiết kinh tế, ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Bất cập

Thứ nhất,hạn chế về kỹ thuật lập pháp, lập quy

Những quy định về quản lý, sử dụng tài sản công nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật có hiệu lực khác nhau. Hiện nay, văn bản pháp lý cao nhất trong quản lý TSC là Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (2008).

dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, không quy định về tài sản trong các DNNN. Tài sản công trong các DNNN chịu sự chi phối bởi nhiều văn bản pháp lý khác nhau (như đã liệt kê ở nội dung trên) dẫn đến những bất cập sau:

Mặc dù các nghị định và văn bản hướng dẫn nêu trên đều ghi rõ căn cứ ban hành từ Luật DN nhưng nhiều nội dung điều chỉnh chưa được quy định trong Luật hoặc quy định khác với Luật DN. Điển hình là nguyên tắc và mô hình tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu vốn nhà nước, quyền kinh doanh của DN, hoạt động của TĐ, TCT, áp dụng chế độ viên chức quản lý đối với các cán bộ quản lý, điều hành DN, khống chế tiền lương tối đa... Thậm chí, có ý kiến cho rằng, cần xem lại tính hợp hiến, hợp pháp của hệ thống văn bản này.

Nhiều nội dung của các văn bản hiện hành chưa được bảo đảm bằng văn bản luật nên thiếu nền tảng tư tưởng và quan điểm chỉ đạo thống nhất, dẫn đến vừa chồng chéo, vừa thiếu nhất quán, thậm chí có mâu thuẫn, xung đột pháp luật. Có thể dễ dàng nhận thấy khi nghiên cứu, so sánh nội dung giữa các văn bản về quản lý tài chính; giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN...

Nhiều quy định chưa đảm bảo tính phù hợp, khả thi, minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, ổn định và hợp lý. Đây là nhược điểm đã tồn tại trong các văn bản về DNNN trước đây và chưa được khắc phục trong văn bản hiện hành. Điều này dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau, lúng túng, vướng mắc, tùy tiện trong vận dụng hoặc không thể triển khai được trong thực tế. Điển hình là: Phân công, phân cấp thực hiện trách nhiệm và quyền chủ sở hữu nhà nước chưa thật phù hợp với nguyên tắc tập trung, thống nhất của Luật DN; một số nội dung phân công, phân cấp còn thiếu hợp lý, hoặc chồng chéo, lúng túng trong thực hiện.

Thứ hai, hạn chế về nội dung các quy định pháp luật. Cụ thể:

Một là, hệ thống quy định pháp luật điều chỉnh về TSC trong các DNNN nói chung và DNNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông nói riêng, chưa chặt chẽ có nhiều kẽ hở dẫn đến thất thoát, lãng phí TSC. Thực tế, tình trạng sử dụng đất đai, tài sản nhà nước sai mục đích, sai tiêu chuẩn, định mức, chế độ, lãng phí vẫn còn xảy ra khá phổ biến ở các lĩnh vực Để chứng minh nhận định trên có thể thông qua việc đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về các tài sản công là đất đai cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thuê trong giai đoạn 2013 – 2015.

Biểu đồ 2.1: Tiền thuê đất Tập đoàn VNPT nộp vào ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2013- 2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Tiền thuê đất Tập đoàn VNPT nộp vào ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2013- 2015

120 100 80 60 40 20 0 Tiền thuê đất Năm 2013 80 Năm 2014 90

(Nguồn: Báo cáo tài chính của tập đoàn VNPT các năm 2013, 2014, 2015) Dựa

vào số liệu trên cho thấy, số tiền nhà nước thu được thông qua việc

cho Tập đoàn VNPT thuê đất tăng lên từng năm trong giai đoạn 2013 – 2015.

Năm 2013 nhà nước thu được 80 tỷ từ việc cho Tập đoàn VNPT thuê đất; năm 2014 là 90 tỷ, tăng 112,5% so với năm 2013; năm 2015 là 105 tỷ, tăng 116,6% so với năm 2014 và tăng 131,1% so với năm 2013.

Qua nghiên cứu các văn bản của cơ quan nhà nước ban hành quy định giá các loại đất cho thuê, đồng thời qua quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy giá thuê đất cơ quan nhà nước quy định thấp hơn so với giá cho thuê đất theo giá thị trường, từ nhận định này cho thấy tiền thuê đất nhà nước thu được từ việc cho Tập đoàn VNPT thuê đất theo khung giá nhà nước quy định sẽ thấp hơn tiền thuê đất nhà nước cho Tập đoàn VNPT thuê đất theo giá đất thị trường. Để chứng minh nhận định này, tác giả đi sâu vào nghiên cứu cụ thể khung giá đất theo quy định của cơ quan nhà nước với giá đất theo giá trị trường tại 02 thành phố Hải Phòng và thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2013 – 2015. Để lấy thông tin khảo sát thực tế, tác giả tiến hành xây dựng, phát phiếu khảo sát giá đất theo giá thị trường tại các địa điểm VPNT Hải Phòng và VNPT Đà Nẵng đặt trụ sở, chi nhánh, tổng đài, kho bãi…trong giai đoạn 2013 - 2015 và thu được kết quả như sau:

Tại Hải Phòng:

Để phản ánh đúng thực trạng chênh lệch về tiền thuê đất nhà nước thu được khi cho VNPT Hải Phòng thuê đất theo khung giá thành phố Hải Phòng quy định và theo giá thị trường, tác giả đã tiến hành phân tích báo cáo của Tập đoàn VNPT, đồng thời tiến hành khảo sát giá đất thị trường, từ đó thu được kết quả cụ thể, chi tiết như sau:

Bảng 2.7. Tổng hợp so sánh giá đất tương ứng với tiền thuê đất nhà nước thu về khi cho thuê theo khung giá thành phố Hải Phòng quy định và theo giá thị

trường

Đơn vị tính: VNĐ

STT Nội dung 2013 2014 2015

1 Tiền thuế đất theo 642.513.000 803.142.000 1.070.856.000 khung giá TP quy định

2 Tiền thuế đất theo giá 2.570.055.000 3.212.569.000 4.283.426.000 thị trường

Tỷ lệ tiền thuê đất theo

3 khung giá thành phố 1/4 ¼ 1/4

quy định / Tiền thuê đất theo giá thị trường

(Nguồn: Chi nhánh VNPT thành phố Hải Phòng và khảo sát thực tế)

Dựa vảo bảng số liệu tổng hợp cho thấy, số tiền nhà nước thu được từ việc cho chi nhánh VNPT Hải Phòng thuê đất theo khung giá thành phố Hải Phòng quy định tăng dần trong giai đoạn 2013 – 2015, cụ thể: Năm 2013, nhà nước thu được 642.513.000 đ từ việc cho chi nhánh VNPT Hải Phòng thuê đất; năm 2014 nhà nước thu được 803.142.000 đ, tăng 125% so với năm 2013; năm 2014 nhà nước thu được 1.070.856.000 đ từ việc cho chi nhánh VNPT Hải Phòng thuê đất, tăng 133,3% so với năm 2014 và tăng 166,6% so với năm 2013.

Tuy nhiên, dựa vào bảng số liệu khảo sát thực tế tại thành phố Hải Phòng cho thấy, tiền thuê đất nhà nước thu được theo giá thi trường cao hơn rất nhiều sơ với tiền thuê đất nhà nước thu được theo khung giá thành phố Hải Phòng ban hành, cụ thể: năm 2013, theo khung giá thành phố Hải Phòng ban

theo giá thị trường thì sẽ thu được 2.570.055.000 đ, tiền thuê đất theo giá thị trường cao gấp 4 lần so với tiền thuê đất theo khung giá thành phố Hải Phòng quy định; năm 2014, theo khung giá thành phố Hải Phòng quy định thì nhà nước thu được 803.142.000 đ từ việc cho chi nhánh VNPT Hải Phòng thuê đất, nhưng nếu cho thuê theo giá thị trường thì nhà nước sẽ thu được 3.212.569.000 đ, cao gấp 4 lần so với số tiền thu được từ việc cho thuê theo khung giá thành phố Hải Phòng quy định; năm 2015, nhà nước thu được 1.070.856.000 đ tiền thuê đất theo khung giá thành phố Hải Phòng quy định, nhưng nếu cho thuê theo khung giá thị trường thì nhà nước sẽ thu được 4.283.426.000 đ, cao gấp 4 lần so với số tiền thu được từ việc cho VNPT Hải Phòng thuê đất theo khung giá thành phố Hải Phòng quy định. Từ số liệu phân tích trên cho thấy, việc nhà nước cho chi nhánh VNPT Hải Phòng thuê đất theo khung giá thành phố quy định đã đóng góp phần nào vào việc tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tuy nhiên việc cho nhà nước cho VNPT thuê đất theo khung giá thành phố Hải Phòng quy định là rất thấp (theo kết quả khảo sát chung là thấp hơn 4 lần so với khung giá thị trường), như vậy đã làm giảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, kéo theo đó làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

Tại Đà Nẵng:

Qua quá trình phân tích báo cáo tài chính của VNPT Đà Nẵng giai đoạn 2013 – 2015, cùng với việc khảo sát thực tế, tác giả thu được kết quả về tiền thuê đất nhà nước thu được theo khung giá thành phố Đà Nẵng quy định và kết quả khảo sát về tiền thuê đất nhà nước thu được nếu cho VNPT Đà Nẵng thuê đất theo giá thị trường trong giai đoạn 2013 – 2015, cụ thể như sau:

Bảng 2.8. Tổng hợp so sánh giá đất tương ứng với tiền thuê đất nhà nước thu về khi cho thuê theo khung giá thành phố Đà Nẵng quy định và theo giá thị

trường

Đơn vị tính: VNĐ

STT Nội dung 2013 2014 2015

Tiền thuế đất theo

1 khung giá TP quy 617.940.000 772.426.000 1.030.169.000 định

2 Tiền thuế đất theo giá 2.472.407.000 3.090.509.000 4.120.679.000 thị trường

Tỷ lệ tiền thuê đất theo khung giá thành

3 phố quy định / Tiền 1/4 ¼ 1/4

thuê đất theo giá thị trường

(Nguồn: Chi nhánh VNPT thành phố Đà Nẵng và khảo sát thực tế) Dựa vào kết quả phân tích báo cáo tài chính của VNPT Đà Nẵng, trong giai đoạn 2013 – 2015 nhà nước cho VNPT Đà Nẵng thuê đất theo khung giá thành phố Đà Nẵng quy định và thu được số tiền như sau: năm 2013 thu được 617.940.000 đ; năm 2014 thu được 772.426.000 đ, tăng 125% so với năm 2013; năm 2015 thu được 1.030.169.000 đ, tăng 133,4% so với năm 2014 và tăng 166,7% so với năm 2013.

Qua kết quả khảo sát thực tiễn giá thuê đất tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo giá thị trường trong giai đoạn 2013 – 2015, tác giả thu được kết quả là tiền thuê đất nhà nước thu được khi cho VNPT Đà Nẵng thuê theo khung giá thành phố quy định thấp hơn rất nhiều so với tiền

thị trường. Kết luận này được chứng minh qua số liệu kết quả khảo sát thực tế như sau: năm 2013 nhà nước thu được 617.940.000 đ khi cho VNPT Đà Nẵng thuê đất theo khung giá thành phố Đà Nẵng quy định, nhưng nếu nhà nước cho VNPT Đà Nẵng thuê đất theo khung giá thị trường thì sẽ thu được 2.472.407.000 đ, cao gấp 4 lần số tiền nhà nước thu được khi cho VNPT Đà Nẵng thuê đất theo khung giá thành phố Đà Nẵng quy định; năm 2014 nhà nước thu được 772.426.000 đ khi cho VNPT Đà Nẵng thuê đất theo khung giá thành phố Đà Nẵng quy định, và nhà nước sẽ thu được 3.090.509.000 đ nếu cho VNPT Đà Nẵng thuê đất theo giá thị trường, số tiền này cao gấp 4 lần số tiền hiện tại nhà nước thu được khi cho VNPT Đà Nẵng thuê đất theo khung giá thành phố Đà Nẵng quy định; năm 2015 nhà nước thu được 1.030.169.000 đ khi cho VNPT Đà Nẵng thuê đất theo khung giá thành phố Đà Nẵng quy định, và nếu cho VNPT Đà Nẵng thuê đất theo giá thị trường thì nhà nước sẽ thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế quản lý nhà nước thực tiễn tại bộ thông tin và truyền thông (Trang 64 - 81)