Các yếu tố bảo đảm sự tham gia của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cán bộ đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh vào quản lý nhà nước tại tỉnh phú yên (Trang 37 - 41)

1.2 .Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước

1.5. Các yếu tố bảo đảm sự tham gia của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí

sản Hồ Chí Minh vào hoạt động quản lý nhà nước

Sự tham gia của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vào hoạt động quản lý nhà nước xuất phát từ thể chế chính trị Nhà nước Việt Nam. Điều 2 Hiến pháp (2013, sửa đổi) khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, Điều 6 Hiến pháp (2013, sửa đổi) “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”[22]. Điều

đó có nghĩa là nhân dân, trong đó có thanh niên có quyền tham gia xây dựng Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước và đề xuất với Nhà nước những vấn đề thuộc về quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tại điều 28, Hiến pháp (2013, sửa đổi) “1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã

hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước; 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”[22]. Điều đó cũng có nghĩa là với tư cách

là công dân, thanh niên có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. Thanh niên thực hiện và phát huy quyền dân chủ của mình thông qua 2 hình thức cơ bản là: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.

Luật Thanh niên 2005 (Điều 4) quy định về trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên: “1. Thanh niên là tương lai của đất

nước, là lực lượng xã hội hùng hậu, có tiềm năng to lớn, xung kích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đào tạo, bồi dưỡng và phát huy thanh niên là trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội; 2. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân, ý chí vươn lên phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh…” và (Điều 16) quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong

quản lý nhà nước và xã hội: “….; 2. Được ứng cử, đề cử vào Quốc hội và Hội

đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mà mình quan tâm; tham gia góp ý xây dựng các chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và các chính sách, pháp luật khác”[35].

Luật Cán bộ, Công chức 2008 (Điều 4) quy định:

1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; …; 3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.[37]. Như vậy, Bí thư Đoàn các Xã,

Phường, Thị trấn và người làm công tác Đoàn từ cấp huyện trở lên được gọi là Cán bộ (trừ những người làm việc trong các cơ quan của Đoàn theo dạng hợp đồng công việc) và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều 44) xác định: “Đoàn Thanh

niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên; là trường học xã hội chủ nghĩa; đại diện quyền lợi của thanh niên; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh”[18]

Căn cứ quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị

"Về việc ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ

quốc và các đoàn thể chính trị xã hội". Theo đó, các đoàn thể chính trị - xã

hội chủ trì giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mất quốc gia) đồng thời chủ trì phản biện xã hội đối với các văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể mình; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ giám sát đối với những nội dung có liên quan. Đối tượng giám sát là các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến cơ sở và cá nhân là các cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức, viên chức nhà nước.

Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khẳng định: “Đoàn Thanh niên

Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội”[20, tr2].

Từ những căn cứ, quy định trên đây khẳng định rằng sự tham gia của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vào hoạt động quản lý nhà nước là một thực tế khách quan và là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của Đoàn, đối với Cán bộ Đoàn thì đây là quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đó, sự tham gia của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và cán bộ Đoàn vào các hoạt động quản lý nhà nước được tiến hành thông qua các hoạt động cơ bản sau:

Tham gia vào việc thành lập các cơ quan nhà nước. Tham gia nghiên cứu, dự báo tình hình thanh niên.

Tham gia xây dựng và phản biện xã hội đối với các dự thảo chính sách, pháp luật; tham gia bàn bạc và quyết định các vấn đề liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên trong các cuộc họp, hội nghị của Chính phủ, HĐND,

UBND các cấp; Tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước. Vận động, hướng dẫn, tổ chức cho thanh niên xung kích thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước, phối hợp với các cấp, các ngành chăm lo giải quyết các kiến nghị, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thanh niên.

Thực hiện các hoạt động đối ngoại về mặt nhà nước trong lĩnh vực thanh niên.

Tiểu kết chương 1

Qua những phân tích, dẫn chứng, nêu các cơ sở lý luận về sự tham gia của cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vào hoạt động quản lý nhà nước có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:

Sự tham gia của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vào hoạt động quản lý Nhà nước là cần thiết và khách quan, phù hợp với thể chế chính trị cũng như đặc thù của hệ thống chính trị ở Việt Nam, dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định, được Hiến pháp, pháp luật Việt Nam quy định. Đây là nhiệm vụ quan trọng của Đoàn, góp phần tích cực chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên, thúc đẩy công tác thanh niên của Đảng và Nhà nước, khẳng định tính ưu việt của thể chế dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Xác định vị trí, vai trò của cán bộ Đoàn vừa là lực lượng cán bộ kế cận cho công tác xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tương lai, mặt khác là đại diện cho tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng trong đó có nhiệm vụ tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, đóng vai trò “Thủ lĩnh” thanh niên dẫn dắt các hoạt động phong trào, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lý tưởng sống cho thanh niên, thay mặt lực lượng thanh niên thực hiện quyền và nghĩa vụ tham gia các hoạt động quản lý nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng và góp phần xây dựng, phát triển đất nước. Chất lượng của sự tham gia của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vào hoạt động quản lý nhà nước phụ thuộc lớn vào chất lượng của cán bộ Đoàn.

Chương 2

THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VÀO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH PHÚ YÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cán bộ đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh vào quản lý nhà nước tại tỉnh phú yên (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)