những dấu ấn rất riêng. Trong qua trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, Đảng bộ và nhân dân huyện Gia Lâm đã xác định cho mình một tầm nhìn xa, tạo nên hành trang lớn trên con đƣờng phát triển vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2.2. Thực trạng về thi hành Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng đối với tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện Gia Lâm tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện Gia Lâm
2.2.1. Thi hành pháp luật về cơ cấu, tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện Gia Lâm Gia Lâm
HĐND huyện Gia Lâm gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở huyện Gia Lâm bầu ra.
Theo Điều 53 Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng, việc xác định tổng số đại biểu HĐND huyện Gia Lâm đƣợc quy định theo nguyên tắc sau đây:
Huyện Gia Lâm có khoảng 243.957 nhân khẩu đƣợc bầu 39 đại biểu. - Thƣờng trực HĐND huyện Gia Lâm gồm Chủ tịch HĐND, hai Phó
Chủ tịch HĐND và các Ủy viên là Trƣởng ban của HĐND.
- HĐND huyện Gia Lâm đƣợc thành lập hai ban là: Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội.
- Ban của HĐND huyện Gia Lâm gồm: 02 Trƣởng ban, 02 Phó Trƣởng ban và 8 Ủy viên.
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ cơ cấu, tổ chức của HĐND huyện Gia Lâm
Bầu Bầu Bầu (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Thƣờng trực HĐND huyện - Chủ tịch - 02 Phó Chủ tịch - Ủy viên Cử tri huyện
Hội đồng nhân dân huyện Thƣ ký kỳ họp
2.2.2. Thi hành pháp luật về hoạt động điều hành của Hội đồng nhân dân huyện Gia Lâm
2.2.2.1. Hoạt động ban hành Nghị quyết, Quyết định
Trong quá trình hoạt động, với cơ cấu Trƣởng các ban là Ủy viên Thƣờng trực HĐND huyện, các ban của HĐND huyện đã kết hợp giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND huyện theo lĩnh vực phụ trách, báo cáo thƣờng trực HĐND huyện. Có thể thấy, ban hành nghị quyết chính là việc thực hiện chức năng quyết định và xem xét các nghị quyết đó đƣợc thi hành nhƣ thế nào chính là việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND huyện Gia Lâm. Việc thực hiện chức năng giám sát ở đây có vai trò rất quan trọng, nó giúp cho chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thực hiện các vấn đề do HĐND đã quyết nghị, trong đó có các cơ chế, chính sách do HĐND huyện ban hành, đồng thời thông qua quá trình giám sát còn để xem xét các vấn đề HĐND đã quyết nghị, xem nội dung cơ chế, chính sách đã đƣợc quyết định đó có phù hợp với thực tiễn không, có đi vào cuộc sống không, từ đó xác định đƣợc hiệu lực, hiệu quả của nghị quyết do HĐND huyện ban hành, xác định tính đúng đắn trong quyết sách của HĐND huyện.
Nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND huyện Gia Lâm tổ chức 19 kỳ họp; ban hành 118 nghị quyết, trong đó có 65 nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội, 18 nghị quyết chuyên đề tài chính ngân sách, 21 nghị quyết chuyên đề văn hóa xã hội và 14 nghị quyết về bầu cử, tổ chức cán bộ. Đồng thời, tiến hành 215 cuộc giám sát, 230 cuộc tiếp xúc cử tri.
Bảng 2.2. Số lƣợng Nghị quyết do HĐND huyện Gia Lâm ban hành từ năm 2016 đến 6/2019
Năm 2016 2017 2018 6/2019
Nghị quyết chung về phát triển kinh
tế - xã hội 20 20 15 10
Nghị quyết chuyên đề tài chính -
ngân sách 5 1 10 2
Nghị quyết chuyên đề văn hóa - xã
hội 3 2 11 5
Nghị quyết về bầu cử, tổ chức cán
bộ 2 0 3 9
(Nguồn: Số liệu thống kê của Văn phòng HĐND huyện Gia Lâm) [49]
Tại kỳ họp thứ 16, các đại biểu HĐND huyện đã tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kết quả thực hiện nhiệm vụ nhiệm kỳ 2016 - 2021 của HĐND - UBND huyện; tổng kết việc thực hiện các nghị quyết của HĐND huyện về phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 - 2021. Đồng thời, làm rõ nguyên nhân dẫn tới một số Nghị quyết đã đƣợc ban hành nhƣng còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện; một số kỳ họp chƣa đảm bảo thời gian quy định, chất lƣợng kỳ họp chƣa cao; việc giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri tại một số cơ quan chuyên môn còn chƣa thỏa đáng. HĐND huyện đã tiến hành 75 cuộc giám sát tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, những vấn đề cử tri quan tâm.
Kết quả giám sát đƣợc phản ánh, xem xét, kiến nghị tại các phiên họp của thƣờng trực HĐND, các kỳ họp HĐND, trong các báo cáo giám sát, thẩm tra của thƣờng trực và các ban của HĐND huyện. Qua giám sát cho thấy:
- Các nghị quyết do HĐND huyện ban hành đã đƣợc UBND huyện, các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện. Đối với các nghị quyết đã cụ
thể hóa nội dung, UBND huyện đều có công văn chỉ đạo yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc, báo cáo kết quả thực hiện với UBND huyện. Đối với các nghị quyết có nội dung về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo… cần phải có văn bản cụ thể hóa trong chỉ đạo, hƣớng dẫn triển khai thực hiện, UBND huyện, các ban, ngành, đơn vị liên quan đều chủ động ban hành kế hoạch, hƣớng dẫn để triển khai thực hiện.
- Nội dung các nghị quyết do HĐND huyện ban hành bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, đúng thẩm quyền, minh bạch, có tính khả thi. Đặc biệt đối với các nghị quyết quy phạm pháp luật do HĐND huyện ban hành, cơ bản nội dung cơ chế, chính sách quy định tại nghị quyết đều thiết thực, phù hợp với điều kiện của huyện, đƣợc các cơ quan, tổ chức có liên quan, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện quan tâm, đồng lòng hƣởng ứng thực hiện.
- Qua việc giám sát thực tế, bằng việc lắng nghe, nắm bắt các ý kiến phản ánh từ cơ sở, thƣờng trực HĐND huyện, các ban, các tổ đại biểu và đại biểu HĐND huyện đã phát hiện kịp thời những vƣớng mắc, bất cập trong quá trình triển khai nghị quyết, từ đó xem xét, điều chỉnh đảm bảo phù hợp, linh hoạt để nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống.
Tuy nhiên qua giám sát cũng nhận thấy việc triển khai thực hiện nghị quyết do HĐND huyện ban hành còn bộc lộ một số hạn chế. Việc ban hành văn bản của UBND huyện để triển khai thực hiện một số nghị quyết còn chƣa kịp thời dẫn đến việc thực hiện một số cơ chế chính sách đã đƣợc ban hành tại nghị quyết của HĐND huyện còn chậm, chƣa thực sự hiệu quả.
Vì vậy, cần tiếp tục nâng cao chất lƣợng công tác tham mƣu ban hành các nghị quyết của HĐND huyện, trong đó có các nghị quyết quy phạm pháp luật. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các bƣớc xây dựng, ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật theo đúng trình tự, thủ tục quy định, trong đó đặc biệt chú trọng thực hiện khâu lấy ý kiến về đề nghị xây dựng nghị quyết và lấy ý kiến
đối với dự thảo nghị quyết. Khi chỉ đạo, giao nhiệm vụ xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND huyện, nếu cần thiết phải ban hành thêm văn bản hƣớng dẫn cụ thể hơn trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết kịp thời.
2.2.2.2. Hoạt động giám sát của HĐND huyện Gia Lâm
Bảng 2.3. Thống kê hoạt động giám sát, khảo sát, giải trình từ năm 2016 đến 6/2019
Năm Số đoàn giám sát Số kiến nghị
đoàn giám sát Số phiếu giải trình 2016 63 75 12 2017 78 112 24 2018 92 146 45 6/2019 47 79 23 Tổng 280 412 104
(Nguồn: Số liệu thống kê của Văn phòng HĐND huyện Gia Lâm) [49]
a. Hoạt động giám sát của thường trực HĐND
Việc kiện toàn thƣờng trực HĐND huyện với chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhƣ là một điều kiện đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động của HĐND, giúp cho HĐND có điều kiện hoạt động thực chất hơn. Đó là cơ sở pháp lý, chế định quan trọng để thƣờng trực HĐND thực hiện động giám sát giữa hai kỳ họp ở các cấp một cách mạnh mẽ. Những công việc chuẩn bị kỳ họp, điều hành kỳ họp của thƣờng trực HĐND đã góp phần quan trọng để hoạt động giám sát tại kỳ họp đi vào trọng tâm, thiết thực, tránh đƣợc tràn lan và nhờ vậy nâng cao chất lƣợng công tác giám sát.
Đầu nhiệm kỳ 2016 - 2021, thƣờng trực HĐND huyện đã có đột phá giám sát một số chuyên đề, dƣ luận nhân dân quan tâm và cử tri có nhiều ý kiến. Báo cáo giám sát của thƣờng trực HĐND trình bày tại kỳ họp đã đƣợc đánh giá rất cao, tạo bƣớc ngoặt trong hoạt động của HĐND, tạo niềm tin của cử tri và nhân dân. Sau đó, thƣờng trực HĐND tập trung đi sâu giám sát
những kiến nghị của cử tri, hƣớng mọi hoạt động đến với ngƣời dân, quan tâm đến những kiến nghị nhiều lần nhƣng chƣa đƣợc giải quyết. Kết quả giám sát buộc các đơn vị liên quan khẩn trƣơng khắc phục và báo cáo HĐND huyện. Thƣờng trực HĐND cũng tích cực xem xét các văn bản pháp luật của UBND cùng cấp; tham gia nhiều ý kiến chất lƣợng để kịp thời đề nghị điều chỉnh hoàn thiện trƣớc lúc ban hành. Trong suốt nhiệm kỳ, hoạt động giám sát của thƣờng trực HĐND huyện tập trung xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các xã, thị trấn, yêu cầu bố trí trụ sở tiếp dân thuận tiện, khang trang. Theo đó, quy định có Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND trực tiếp tiếp dân để giải quyết các yêu cầu của nhân dân. Đại diện thƣờng trực HĐND thƣờng xuyên tham dự với tƣ cách giám sát UBND và các cơ quan chuyên môn.
Hàng năm, HĐND huyện Gia Lâm trung bình tổ chức từ 30 đến 40 cuộc kiểm tra, giám sát. Ở từng cuộc kiểm tra, giám sát, thƣờng trực HĐND đều tỏ chính kiến hoặc kiến nghị với cơ quan chức năng bằng văn bản về kết quả thực hiện, những tồn tại vƣớng mắc và biện pháp giải quyết về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực mà cơ quan đơn vị, hay cá nhân đảm nhiệm. Công tác tiếp dân, đôn đốc, trả lời kiến nghị và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đƣợc thƣờng trực HĐND huyện Gia Lâm đƣa dần vào nề nếp. Đồng thời, có những ý kiến khách quan đƣợc nhân dân đồng thuận, tin tƣởng. Từ đó, tình trạng khiếu nại đông ngƣời, thời gian kéo dài đã giảm rõ rệt.
Có thể khẳng định, những chế định hoạt động giám sát đã đƣợc thƣờng trực HĐND huyện thực hiện đầy đủ. Hiệu lực giám sát của thƣờng trực HĐND không những đã đƣợc thể hiện trong các báo cáo giám sát, bằng những kết luận thuyết phục buộc các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát phải nghiêm túc thực hiện, mà quan trọng hơn, thƣờng trực HĐND huyện đã gƣơng mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động của HĐND, lan tỏa mạnh mẽ, tác động tích cực đến các chủ thể giám sát khác và các cấp HĐND, tạo điều kiện có tính quyết định giúp HĐND thực hiện tốt hơn chức năng quan trọng giữa hai kỳ họp.
Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu đòi hỏi về phát huy dân chủ, không ít việc vẫn chƣa đƣợc tập trung giải quyết hoặc giải quyết còn chậm trễ, làm giảm hiệu lực của chính quyền, lòng tin của nhân dân. Việc thành lập đoàn giám sát theo quy định chƣa nhiều, có lý do chƣa lựa chọn đƣợc nội dung xác đáng, song có lý do về điều kiện thời gian hoạt động của đại biểu vẫn còn hạn hẹp, trình độ của đại biểu chƣa đồng đều và đáp ứng nhu cầu.
b. Hoạt động giám sát của các ban HĐND
Hoạt động giám sát của các ban có một vị trí, vai trò rất quan trọng đảm bảo cho HĐND thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân, thực hiện nguyên tắc quyền lực Nhà nƣớc thuộc về Nhân dân, của Nhân dân và do Nhân dân.
Hoạt động thẩm tra, giám sát của các ban đƣợc thƣờng trực HĐND phân công cụ thể bảo đảm khoa học, đúng lĩnh vực. Mỗi Ban chủ động thu thập thông tin, tổ chức giám sát, khảo sát bằng nhiều hình thức để nắm tình hình thực tế về những vấn đề liên quan đến nội dung thẩm tra. Theo đó, hoạt động thẩm tra của ban thể hiện đƣợc chính kiến và nêu rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, trên cơ sở đó giúp đại biểu HĐND có thêm thông tin để thảo luận và quyết định. Nhiều ý kiến phát biểu, thảo luận một cách nghiêm túc, dân chủ và thiết thực. Việc khảo sát, giám sát các ban không chỉ phát hiện ra các sai sót mà còn đƣa ra đƣợc các kiến nghị, đề xuất, những giải pháp khắc phục, giúp các đối tƣợng bị giám sát kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc. Các đại biểu đã vận dụng đƣờng lối, chính sách, pháp luật Nhà nƣớc, hoàn cảnh thực tế ở địa phƣơng để phân tích đánh giá các bản báo cáo một cách khách quan, khoa học, có căn cứ cụ thể. Từ đó đã giúp cho HĐND ban hành những nghị quyết phù hợp với chủ trƣơng chính sách, pháp luật Nhà nƣớc và sát với thực tế địa phƣơng, làm cho hoạt động của HĐND có nhiều chuyển biến tích cực, tạo đƣợc niềm tin cho cử tri và nhân dân. Đồng thời qua đó
cũng giúp cho các cơ quan lập báo cáo nâng cao tinh thần trách nhiệm trƣớc HĐND. Có thể nói, hoạt động giám sát của ban đã mang lại nhiều kết quả, bƣớc đầu đã khắc phục tính “hình thức” trong hoạt động của HĐND nói chung và hoạt động giám sát nói riêng.
Tuy nhiên do hoạt động của thành viên các ban đều kiêm nhiệm nên quỹ thời gian rất hạn chế, một khó khăn nữa là thiếu đại biểu có trình độ chuyên sâu trên tất cả các lĩnh vực theo chức năng của ban nên hoạt động giám sát chƣa đi vào thực chất, đôi khi vẫn hình thức nhất là ở lĩnh vực thực hiện ngân sách, quản lý trật tự xây dựng đô thị… Đặc biệt là việc tổ chức thẩm định nội dung các văn bản, báo cáo của UBND, các cơ quan chuyên môn của UBND còn thụ động việc tổ chức đoàn giám sát độc lập của ban theo thẩm quyền còn rất hạn chế, hầu nhƣ đều do thƣờng trực HĐND tổ chức và chủ trì.
c. Hoạt động giám sát của đại biểu HĐND
Tại kỳ họp, trên cơ sở tình hình thực tế gắn với việc nghiên cứu các tài liệu liên quan tới kỳ họp đƣợc gửi trƣớc, các đại biểu tập trung pháp biểu, phân tích kỹ việc đề ra chỉ tiêu cũng nhƣ giải pháp đẩy mạnh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội; chất vấn thực thi quyền hạn trên các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền nhằm tăng cƣờng kỷ cƣơng pháp chế XHCN thể hiện chức năng giám sát của mình theo pháp luật quy định và tƣ cách của ngƣời đại biểu nhân dân.
Thực tế thời gian qua có một số xã đã tổ chức cho tổ đại biểu HĐND phối hợp giám sát cùng thƣờng trực HĐND nơi địa bàn ứng cử, qua đó đã phát hiện, kiến nghị giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc ngay từ cơ sở. Hoạt động giám sát của đại biểu HĐND, tổ đại biểu HĐND chủ yếu xoay quanh 4 vấn đề:
- Chất vấn của đại biểu HĐND,
- Giám sát văn bản quy phạm pháp luật,
- Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. Nhƣng so với yêu cầu thực tế thì vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế, có nguyên nhân vì trình độ năng lực của đại biểu còn hạn chế do đảm bảo yêu