phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phƣơng sửa đổi đã đƣợc Quốc hội khóa XIV thông qua với tỷ lệ nhất trí cao (89,23%) ngày 22/11/2019.
Với Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng, Luật tập trung sửa đổi một số điều nhƣ sau:
a. Đại biểu Hội đồng nhân dân cần có 01 quốc tịch Việt Nam
Đây là nội dung mới đƣợc bổ sung vào Điều 7 của Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng. Theo đó, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) phải đáp ứng điều kiện có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, tức là có thể là ngƣời mang nhiều quốc tịch nhƣng trong đó phải có quốc tịch Việt Nam.
b. Giảm số lượng đại biểu HĐND các cấp
- HĐND tỉnh:
+ Tỉnh miền núi, vùng cao có từ 500.000 dân trở xuống đƣợc bầu 50 đại biểu; từ 500.000 dân trở lên có tối đa 75 đại biểu (trƣớc là 85 đại biểu)
+ Tỉnh còn lại có từ 01 triệu dân trở xuống đƣợc bầu 50 đại biểu; từ 01 triệu dân trở lên đƣợc bầu không quá 85 đại biểu (trƣớc là 95 đại biểu)
- HĐND huyện:
+ Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ 40.000 dân trở xuống đƣợc bầu 35 đại biểu; trên 40.000 dân đƣợc bầu tối đa 35 đại biểu (trƣớc là 40 đại biểu)
+ Huyện còn lại có từ 80.000 dân trở xuống đƣợc bầu 30 đại biểu; trên 80.000 dân đƣợc bầu tối đa 35 đại biểu (trƣớc là 40 đại biểu).
- HĐND xã:
+ Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 2000 dân trở xuống đƣợc bầu 15 đại biểu.
+ Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên 2000 dân đến dƣới 3000 dân đƣợc bầu 19 đại biểu (trƣớc là 20 đại biểu)
+ Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có 3000 dân đƣợc bầu 21 đại biểu; có trên 3000 thì đƣợc bầu tối đa 30 đại biểu (trƣớc là 35 đại biểu)
+ Xã còn lại có từ 5000 dân trở xuống đƣợc bầu 25 đại biểu; có trên 5000 dân đƣợc bầu tối đa 30 đại biểu (trƣớc là 35 đại biểu).
c. Tăng số lượng Phó Chủ tịch của xã loại II
Luật sửa đổi cũng thay đổi cơ cấu tổ chức của UBND cấp xã. Trong đó, cho phép xã loại II đƣợc có tối đa 02 Phó Chủ tịch xã (trƣớc đây chỉ có 01 Phó Chủ tịch); Xã loại I vẫn có tối đa 02 Phó Chủ tịch xã và xã loại III vẫn chỉ có 01 Phó Chủ tịch xã nhƣ trƣớc đây.
d. Không còn khái niệm “họp bất thường”
Ở cả Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng, khái niệm “họp bất thƣờng” đã đƣợc sửa đổi thành “họ
ột xuất hoặc họp chuyên đề”. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VIỆC THI HÀNH LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG Ở ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN -
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN GIA LÂM, TP HÀ NỘI 2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm
Gia Lâm là một huyện ở ngoại thành nằm ở phía Đông Bắc thủ đô Hà Nội: phía Bắc giáp quận Long Biên, huyện Đông Anh, Tây Nam có địa giới là dòng sông Hồng, nơi bên kia bờ là nội thành và huyện Thanh Trì - Hà Nội, Đông Bắc và Đông tiếp giáp với 3 huyện Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành (huyện Bắc Ninh), Nam giáp huyện Văn Lâm và Văn Giang (huyện Hƣng Yên).
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ vị trí địa lý của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Trƣớc năm 2004, huyện có diện tích đất tự nhiên trên 175 km2
; có 35 xã, thị trấn với dân số trên 36 vạn ngƣời [5, tr7]. Năm 2004, thực hiện Nghị định 132/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận mới Long Biên, huyện Gia Lâm còn 20 xã và 02 thị trấn. Đến nay, dân số của Gia Lâm có trên 24 vạn ngƣời, 53.700 hộ gia đình, diện tích đất tự nhiên 114 km2
(bình quân 1800 ngƣời/km2), trong đó diện đất nông nghiệp là 67,21 km2 chiếm 58,99%, ngƣời lao động chiếm gần 65% lao động của huyện [22, tr8].
Gia Lâm là nơi giao tiếp nhiều đƣờng giao thông lớn, đƣờng quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 5, đƣờng sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn - Lào Cai, có sông Hồng, sông Đuống, các nhà ga, bến xe, bến bãi, kho tàng, hệ thống thông tin vô tuyến, hữu tuyến... tạo mối giao lƣu kinh tế với phía Đông và phía Bắc đồng bằng Bắc Bộ; nằm trong vùng tam giác kinh tế động lực: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đây chính là động lực và là tiềm năng to lớn của Gia Lâm để phát triển kinh tế thƣơng mại, du lịch, dịch vụ giao thông, giao lƣu hàng hóa cả trong hiện tại và tƣơng lai.
Là huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong vùng châu thổ sông Hồng và sông Đuống, với 6.400 ha đất trong đê và 2.100 ha đất bãi, huyện Gia Lâm đƣợc chia làm ba khu vực chính là: Bắc Đuống, Nam Đuống và sông Hồng. Nhìn chung, địa bàn huyện Gia Lâm nằm trong địa hình của miền đồng bằng, tiếp giáp miền trung du độ cao thấp chênh lệch nhau không nhiều. Nhìn tổng quát, sông Đuống đƣợc coi là mạch máu của huyện.
Bảng 2.1. Cơ cấu ngành của huyện Gia Lâm theo báo cáo thống kê của UBND các xã, thị trấn
Lĩnh vực
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 6/2019
Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Nông nghiệp 162.4 4.2 356.1 8.05 320.5 6.8 125 5.4 Công nghiệp 1450 37 1530 34.6 1658 35.2 1153 49.8 Dịch vụ 2259 58 2536 57.3 2738 58.1 1036 44.8 Tổng 3871.4 100 4422.1 100 4716.5 100 2314 100
(Nguồn: Số liệu tác giả tự tổng hợp của Văn phòng UBND huyện Gia Lâm)
Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện liên tục phát triển và có mức tăng trƣởng cao, giá trị sản xuất tăng bình quân từ 13 - 14.1%/năm, trong đó công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng bình quân 17.5%/năm, thƣơng mại, dịch vụ tăng bình quân 15.1%/năm, nông nghiệp tăng 4%/năm. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 54.3 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thƣơng mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 53.5%, thƣơng mại - dịch vụ chiếm 23.4%, nông nghiệp còn 23.1%. Cụ thể, tăng trƣởng kinh tế trong 3 năm 2015 - 2017 tăng bình quân 11.25%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2017 đạt 41.2 triệu đồng/ngƣời, bằng 1.07 lần so với cả nƣớc. Trên địa bàn hiện có 7 cụm công nghiệp, làng nghề, trong đó có 4 cụm công nghiệp, làng nghề đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy đạt trên 99%. Hiện toàn huyện có 2.518 doanh nghiệp đang hoạt động và hơn 10.000 hộ sản xuất kinh doanh [9, tr21].
Cùng với phát triển kinh tế, Gia Lâm đặc biệt chăm lo tới lĩnh vực văn hóa, xã hội: Đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa", 55/127 thôn, làng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa trong đó có 12 thôn đạt tiêu chuẩn cấp thành phố, 86% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, chất lƣợng giáo dục ngày càng đƣợc nâng cao, nhiều năm liên tục là đơn vị dẫn đầu các huyện ngoại thành, đến nay đã xây dựng đƣợc nhiều trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đƣợc đặc biệt quan tâm, không để dịch bệnh xảy ra, luôn chú trọng công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trƣờng, đã xây dựng 19/22 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng xuống còn 15.9%, tỷ lệ sinh 16.1%. Ngoài ra, huyện cũng là đơn vị dẫn đầu thành phố trong việc thực hiện tốt chính sách ngƣời có công và chính sách xã hội.
Đặc biệt đến thời điểm này, so sánh với các tiêu chí thành lập quận, huyện Gia Lâm đã có 24/28 tiêu chí đạt và cơ bản đạt. Đối với các xã, thị trấn, so sánh với 16 tiêu chí thành lập phƣờng, đã có từ 8 - 13/16 tiêu chí đạt và cơ bản đạt. Để hoàn thiện các tiêu chí lên quận theo Đề án “Đầu tƣ xây dựng huyện Gia Lâm thành quận vào năm 2020”, huyện Gia Lâm xác định tiếp tục tập trung phát triển kinh tế; đẩy mạnh huy động các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng theo hƣớng đô thị; quan tâm đầu tƣ phát triển các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế; hoàn thiện các tiêu chí về phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống cơ sở hạ tầng. Phấn đấu đến năm 2020, huyện Gia Lâm và các xã, thị trấn thuộc huyện đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn của quận, phƣờng theo quy định.
Theo đó, các chỉ tiêu chủ yếu mà huyện Gia Lâm dự kiến đề ra đến năm 2020, quy mô dân số dự kiến đạt khoảng 383.000 ngƣời. Về phát triển kinh tế - xã hội, huyện phấn đấu tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 13.2%/năm. Hàng năm, hoàn thành vƣợt mức các chỉ tiêu thu ngân sách nhà nƣớc TP giao; cân đối thu chi ngân sách theo hƣớng thu nhiều hơn chi. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 59.6 triệu đồng/ngƣời/năm (cao hơn 1.15 lần mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của cả nƣớc). Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt trên 93.65%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60%; giải quyết việc làm bình
quân hàng năm đạt trên 7.900 lao động; tỷ lệ hộ nghèo còn dƣới 0.5%.
Về phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị, huyện Gia Lâm phấn đấu mật độ đƣờng giao thông đô thị đạt trên 10km/km2; hệ thống cung cấp nƣớc sạch đến 22 xã, thị trấn đạt 100%; tỷ lệ hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch tập trung đạt trên 87%; tỷ lệ trƣờng học đạt chuẩn quốc gia trên 94%; xây mới 1 trƣờng THPT công lập; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Bảo đảm 100% nƣớc thải của các cụm điểm công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt đƣợc thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trƣờng chất lƣợng; phân loại chất thải tại nguồn và 100% chất thải rắn sinh hoạt đƣợc thu gom, xử lý hợp vệ sinh. Phát triển diện tích không gian xanh đô thị, phấn đấu đạt chỉ tiêu 7.5m2/ngƣời. Các tiêu chí khác đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về tiêu chí cơ sở hạ tầng của quận.
Với bề dày về truyền thống lịch sử, mảnh đất, con ngƣời Gia Lâm có những dấu ấn rất riêng. Trong qua trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, Đảng bộ và nhân dân huyện Gia Lâm đã xác định cho mình một tầm nhìn xa, tạo nên hành trang lớn trên con đƣờng phát triển vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2.2. Thực trạng về thi hành Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng đối với tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện Gia Lâm tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện Gia Lâm
2.2.1. Thi hành pháp luật về cơ cấu, tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện Gia Lâm Gia Lâm
HĐND huyện Gia Lâm gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở huyện Gia Lâm bầu ra.
Theo Điều 53 Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng, việc xác định tổng số đại biểu HĐND huyện Gia Lâm đƣợc quy định theo nguyên tắc sau đây:
Huyện Gia Lâm có khoảng 243.957 nhân khẩu đƣợc bầu 39 đại biểu. - Thƣờng trực HĐND huyện Gia Lâm gồm Chủ tịch HĐND, hai Phó
Chủ tịch HĐND và các Ủy viên là Trƣởng ban của HĐND.
- HĐND huyện Gia Lâm đƣợc thành lập hai ban là: Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội.
- Ban của HĐND huyện Gia Lâm gồm: 02 Trƣởng ban, 02 Phó Trƣởng ban và 8 Ủy viên.
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ cơ cấu, tổ chức của HĐND huyện Gia Lâm
Bầu Bầu Bầu (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Thƣờng trực HĐND huyện - Chủ tịch - 02 Phó Chủ tịch - Ủy viên Cử tri huyện
Hội đồng nhân dân huyện Thƣ ký kỳ họp
2.2.2. Thi hành pháp luật về hoạt động điều hành của Hội đồng nhân dân huyện Gia Lâm
2.2.2.1. Hoạt động ban hành Nghị quyết, Quyết định
Trong quá trình hoạt động, với cơ cấu Trƣởng các ban là Ủy viên Thƣờng trực HĐND huyện, các ban của HĐND huyện đã kết hợp giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND huyện theo lĩnh vực phụ trách, báo cáo thƣờng trực HĐND huyện. Có thể thấy, ban hành nghị quyết chính là việc thực hiện chức năng quyết định và xem xét các nghị quyết đó đƣợc thi hành nhƣ thế nào chính là việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND huyện Gia Lâm. Việc thực hiện chức năng giám sát ở đây có vai trò rất quan trọng, nó giúp cho chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thực hiện các vấn đề do HĐND đã quyết nghị, trong đó có các cơ chế, chính sách do HĐND huyện ban hành, đồng thời thông qua quá trình giám sát còn để xem xét các vấn đề HĐND đã quyết nghị, xem nội dung cơ chế, chính sách đã đƣợc quyết định đó có phù hợp với thực tiễn không, có đi vào cuộc sống không, từ đó xác định đƣợc hiệu lực, hiệu quả của nghị quyết do HĐND huyện ban hành, xác định tính đúng đắn trong quyết sách của HĐND huyện.
Nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND huyện Gia Lâm tổ chức 19 kỳ họp; ban hành 118 nghị quyết, trong đó có 65 nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội, 18 nghị quyết chuyên đề tài chính ngân sách, 21 nghị quyết chuyên đề văn hóa xã hội và 14 nghị quyết về bầu cử, tổ chức cán bộ. Đồng thời, tiến hành 215 cuộc giám sát, 230 cuộc tiếp xúc cử tri.
Bảng 2.2. Số lƣợng Nghị quyết do HĐND huyện Gia Lâm ban hành từ năm 2016 đến 6/2019
Năm 2016 2017 2018 6/2019
Nghị quyết chung về phát triển kinh
tế - xã hội 20 20 15 10
Nghị quyết chuyên đề tài chính -
ngân sách 5 1 10 2
Nghị quyết chuyên đề văn hóa - xã
hội 3 2 11 5
Nghị quyết về bầu cử, tổ chức cán
bộ 2 0 3 9
(Nguồn: Số liệu thống kê của Văn phòng HĐND huyện Gia Lâm) [49]
Tại kỳ họp thứ 16, các đại biểu HĐND huyện đã tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kết quả thực hiện nhiệm vụ nhiệm kỳ 2016 - 2021 của HĐND - UBND huyện; tổng kết việc thực hiện các nghị quyết của HĐND huyện về phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 - 2021. Đồng thời, làm rõ nguyên nhân dẫn tới một số Nghị quyết đã đƣợc ban hành nhƣng còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện; một số kỳ họp chƣa đảm bảo thời gian quy định, chất lƣợng kỳ họp chƣa cao; việc giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri tại một số cơ quan chuyên môn còn chƣa thỏa đáng. HĐND huyện đã tiến hành 75 cuộc giám sát tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, những vấn đề cử tri quan tâm.
Kết quả giám sát đƣợc phản ánh, xem xét, kiến nghị tại các phiên họp của thƣờng trực HĐND, các kỳ họp HĐND, trong các báo cáo giám sát, thẩm tra của thƣờng trực và các ban của HĐND huyện. Qua giám sát cho thấy:
- Các nghị quyết do HĐND huyện ban hành đã đƣợc UBND huyện, các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện. Đối với các nghị quyết đã cụ
thể hóa nội dung, UBND huyện đều có công văn chỉ đạo yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc, báo cáo kết quả thực hiện với UBND huyện. Đối với các nghị quyết có nội dung về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo… cần phải có văn bản cụ thể hóa trong chỉ đạo, hƣớng dẫn triển khai thực hiện,