Khái quát về Trường Đại họ cY Dược Đại học Huế và đội ngũ giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO GIẢNG VIÊN TRƯỜNG đại học y dược đại học HUẾ (Trang 44 - 52)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Khái quát về Trường Đại họ cY Dược Đại học Huế và đội ngũ giảng

2.1. Khái quát về Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế và đội ngũ giảng viên của trường của trường

2.1.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trường

2.1.1.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế

Qua gần 60 năm thành lập và phát triển, trải qua các giai đoạn biến động khác nhau nhưng các thế hệ thầy và trò của Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế đã có nhiều nỗ lực để khắc phục những khó khăn, lập nhiều thành tích đáng kể trong mọi lĩnh vực hoạt động, phấn đấu xây dựng Nhà trường trở thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học về y dược học có uy tín ở khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Có thể khái quát quá trình hình thành và phát triển của nhà trường như sau:

Giai đoạn từ năm 1957 đến 1975: Ngày 28/8/1957 Trường Đại học Y khoa Huế được chính thức ra đời cùng với sự thành lập Viện Đại học Huế. Lúc đó Trường mang tên là Khoa Y -Viện Đại học Huế, tuyển sinh chỉ là ngành bác sĩ đa khoa, thời gian đào tạo là 6 năm. Hằng năm cung cấp cán bộ y tế chủ yếu cho hầu hết các tỉnh của miền Trung và một số tỉnh miền Nam.

Giai đoạn từ năm 1975 đến 1994: Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Trường Đại học Y Khoa Huế tiếp tục nhiệm vụ đào tạo bác sĩ đa khoa trong bối cảnh đất nước thống nhất. Ngày 27/10/1976 Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Quyết định số 426-TTg thành lập Trường Đại học Y Khoa Huế trực thuộc Bộ Y tế, được giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế cho các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên, từ Quảng Bình đến Bình Thuận.

Năm 1979 thực hiện Thông tư số 779/TT-BYT của Bộ Y tế về việc thống nhất Trường Đại học Y khoa Huế với Bệnh viện Trung ương Huế thành Học Viện Y Huế, trực thuộc Bộ Y tế. Sau 10 năm hợp nhất, đến năm 1989 cả hai đơn vị lại được tách ra độc lập và trực thuộc Bộ y tế.

Trong giai đoạn này, Trường tiếp tục xây dựng và phát triển công tác đào tạo và NCKH, đạt nhiều thành quả tốt đẹp, được tặng thưởng nhiều bằng khen của Chính phủ.

Giai đoạn từ năm 1994 đến nay: Khi Đại học Huế được thành lập theo Nghị định 30-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/4/1994, Trường Đại học Y Khoa Huế trở thành 1 trong 6 trường thành viên của Đại học Huế. Cơ cấu tổ chức của Trường vào thời điểm năm 1996 gồm 4 phòng chức năng, 25 bộ môn trực thuộc, Trường triển khai đào tạo các ngành đại học gồm cả hai loại hình chính quy và chuyên tu. Ngày 26/3/2007 Trường Đại Học Y Khoa được đổi tên thành Trường Đại Học Y Dược thuộc Đại học Huế theo Quyết định số 334/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Để hoàn thành trọng trách của một trường đại học y dược, năm 2009, Nhà trường đã tuyên bố sứ mạng như sau: “Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực ngành Y-Dược ở trình độ đại học và sau đại học, nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành quả nghiên cứu vào đào tạo và khám chữa bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước”.

Theo xu hướng đổi mới trong đào tạo đại học và nhu cầu của xã hội, vào cuối năm 2015, Sứ mạng của Trường tiếp tục được điều chỉnh, phù hợp theo định hướng phát triển: Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực ngành Y - Dược ở trình độ đại học và sau đại học, nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành quả nghiên cứu vào đào tạo và khám chữa bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; trở thành trường đại học theo định hướng nghiên cứu”.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế

Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế đang thực hiện theo mô hình 3 cấp: cấp Trường, cấp Khoa/Bộ môn/Trung tâm, cấp Bộ môn trực thuộc Khoa. Từ tháng 5/2014, Nhà trường thực hiện việc điều chỉnh, rà soát cơ cấu tổ chức và hoạt động theo Quy chế Tổ chức và hoạt động củ a Đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học

thành viên, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Đại học Huế, các trường đại học thành viên và các đơn vị trực thuộc. Trên cơ sở của Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Đại học Huế, các trường đại học thành viên và các đơn vị trực thuộc (ban hành kèm theo Quyết định số 1389/QĐ-ĐHH ngày 10 tháng 7 năm 2014) của Giám đốc Đại Học Huế, Trường đã xây dựng và ban hành đến các đơn vị Quy chế về Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Y Dược và các đơn vị trực thuộc.

Về cơ cấu tổ chức, đứng đầu cơ cấu tổ chức Trường có Hội đồng Trường, Ban chấp hành Đảng ủy trực tiếp lãnh đạo và định hướng thông qua các Nghị quyết. Ban Giám hiệu gồm Hiệu trưởng và 03 phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm cá nhân về quản lý, điều hành Trường. Giúp việc cho Ban Giám Hiệu có các đơn vị cấp Phòng, Trung Tâm, Viện. Bên cạnh đó Trường có các tổ chức chính trị - xã hội như Công đoàn, Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu giáo chức, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên. Trường có 08 Phòng, 02 Trung tâm, 02 Viện, 07 Khoa, 28 Bộ môn trực thuộc Trường, 29 Bộ môn trực thuộc Khoa. Ngoài ra Trường còn có Bệnh viện Trường (Bệnh viện hạng 1) với quy mô 600 giường vừa là cơ sở khám chữa bệnh, vừa là cơ sở thực hiện và ứng dụng những thành tựu nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên và thực hành cho sinh viên. Cơ cấu tổ chức của các Phòng chức năng, Khoa/Bộ môn, Trung tâm, Viện, Bệnh viện thuộc Trường được thể hiện trong Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường, phù hợp với các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Huế. Việc xây dựng cơ cấu tổ chức của Nhà trường đã được thực hiện đúng quy định nên đã phát huy được chức năng của hệ thống.

Sơ đồ Cơ cấu tổ chức hành chính của Nhà trường

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế cung cấp, tháng 12/2017)

SINH LÝ

CẤP CỨU ĐK

ĐẢNG ỦY

BAN GIÁM HIỆU

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC - ĐÀO TẠO

HỘI ĐỒNG

THI ĐUA - KHEN THƯỞNG

HỘI ĐỒNG KỶ LUẬT

HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG

BAN THANH TRA NHÂN DÂN

HỘI ĐỒNG TRƯỜNG CÔNG ĐOÀN

ĐOÀN TNCS HCM HỘI SINH VIÊN HỘI CỰU CHIẾN

BINH HỘI CỰU GIÁO

CHỨC Bệnh viện BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG/ TRUNG TÂM PHÒNG TC-HC PHÒNG ĐÀO TẠO ĐH PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH PHÒNG KHCN-HTQT PHÒNG KH-TC PHÒNG QT-CSVC PHÒNG KHẢO THÍ & ĐBCLGD

TT THÔNG TIN THƯ VIỆN

TỔ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHÒNG CÔNG TÁC SV TT Y HOC GIA ĐÌNH TỔ THANH TRA PHÁP CHẾ DƯỢC LÝ CĐHA DA LIỄU DI TRUYỀN YH GÂY MÊ -HS GIẢI PHẪU GPB-PY HUYẾT HỌC KÝ SINH TRÙNG LAO MẮT MD- SLB MÔ PHÔI NGOẠI NHI NỘI TÂM THẦN PT- TH PHCN SẢN SINH HÓA TRUYỀN NHIỄM UNG BƯỚU VI SINH Y HỌC GIA ĐÌNH Bộ môn TMH CƠ BẢN ĐIỀU DƯỠNG DƯỢC RHM Y TẾ CÔNG CỘNG KHOA Y HỌC VIỆN NC SK CĐ Y SINH HỌC PHÒNG KH-TH PHÒNG HC-QT P. VT-TTB P. TCCB P. TC-KT P.NCKH ĐT HTQT CĐT ĐƠN VỊ DSA ĐV. PT THẦN KINH ĐV. TÁN SỎI ĐV. VLTL - PHCN P. ĐIỀU DƯỠNG P. QL CL BV TỔ CNTT

TT. XẠ PHẨU BẰNG DAO GAMMA TT. SÀNG LỌC CĐ TRƯỚC & SƠ

SINH K. GIẢI PHẨU BỆNH K. KÝ SINH TRÙNG K. VI SINH K. SINH HÓA ĐV. HSCC ICU TT. TIM MẠCH K. UNG BƯỚU K. NHI K. PHỤ SẢN K. NGOẠI TH K. NỘI TH NỘI TIẾT

K. KHÁM BỆNH ĐV. XN TRUNG TÂM TT.NỘI TIẾT SS & ĐT VÔ SINH

TT. NỘI SOI TIÊU HÓA

K. NGOẠI CT LN K. NỘI TIM MẠCH

K. MẮT-TMH-RHM

K. KIỂM SOAT NHIỂM KHUẨN KHUẨN

K. HUYẾT HỌC TM

K. MIỄN DỊCH - SLB

2.1.2. Đội ngũ giảng viên Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế

Cho đến thời điểm 31/12/2017, số lượng cán bộ viên chức và người lao động cơ hữu của Trường và Bệnh viện là 1019 người, với số biên chế là 448, hợp đồng lao động là 571; tổng số giảng viên cơ hữu: 414 giảng viên. Với lực lượng giảng viên như trên, tính đến nay, Trường có một đội ngũ Giảng viên có trình độ sau đại học khá hùng hậu gồm: 08 Giáo sư; 51 PGS, 52 Tiến sĩ (chưa tính số GS, PGS là Tiến sĩ), 201 Thạc sĩ; 2 bác sĩ chuyên khoa II, 4 bác sĩ chuyên khoa I; trong đó có 02 Nhà giáo nhân dân, 15 Nhà giáo ưu tú và 01 Thầy thuốc nhân dân, 33 Thầy thuốc ưu tú, 59 Giảng viên cao cấp, 29 Giảng viên chính.

Bảng 2.1. Cơ cấu đội ngũ giảng viên Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế

STT Trình độ / học vị Số lượng

Phân loại theo giới

tính

Phân loại theo tuổi (người)

Nam Nữ < 30 30-40 41-50 51-60 > 60 1 Giáo sư 8 8 0 0 0 0 2 6 2 Phó Giáo sư 51 37 14 0 5 11 25 10 3 Tiến sĩ 52 31 21 0 22 14 13 03 4 Thạc sĩ 201 96 105 65 95 10 29 02 5 Chuyên khoa 2 2 0 2 0 0 1 1 0 6 Chuyên khoa 1 4 2 2 0 1 2 1 0 7 Đại học 96 41 55 85 09 01 01 0 TỔNG CỘNG 414 215 199 150 132 39 72 21

(Nguồn: Thống kê của Phòng Tổ chức hành chính, Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế, tính đến tháng 12/2017)

Giảng viên của Trường có độ tuổi trung bình là 37 tuổi, với người trẻ nhất là 22 tuổi và người cao tuổi nhất là 66 tuổi. Qua số liệu trên, có thể thấy độ tuổi trung bình của đội ngũ giảng viên là tương đối trẻ, có năng lực và sức khỏe, đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài của nhà Trường. Tuy vậy, có sự chênh lệch và mất cân đối giữa giảng viên trẻ và đội ngũ giảng viên có thâm niên công tác cao, điều này ảnh hưởng đến công tác hướng dẫn, truyền thụ kinh nghiệm và kiến thức làm việc cho lớp giảng viên trẻ sau này.

Biểu đồ 2.1. Phân bổ đội ngũ giảng viên Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế theo độ tuổi

(Nguồn: Thống kê của Phòng Tổ chức hành chính, Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế, tính đến tháng 12/2017)

Công tác tuyển dụng giảng viên và viên chức hợp đồng Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế được thực hiện theo quy định về tuyển dụng của Đại học Huế và theo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của nhà trường, được tiến hành có kế hoạch, quy trình rõ ràng, công khai. Kế hoạch tuyển dụng được xây dựng hàng năm theo đề nghị từ các đơn vị. Chỉ tiêu và tiêu chí tuyển dụng được công khai bằng nhiều hình thức khác nhau. Trung bình hàng năm nhà trường tuyển dụng khoảng 50 cán bộ (trong đó 80% là giảng viên) thay thế số cán bộ nghỉ hưu và bổ sung đội ngũ cho các Khoa, Bộ môn mới thành lập.

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ trình độ học vấn của giảng viên Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế

(Nguồn: Thống kê của Phòng Tổ chức hành chính, Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế, tính đến tháng 12/2017)

Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ sau đại học trên tổng số giảng viên cơ hữu của nhà trường chiếm 76,81%, đây là tỷ lệ khá cao so với mặt bằng chung, điều này đã thể hiện công tác đào tạo, phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên của nhà Trường được thực hiện bài bản và đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội hiện nay. Giảng viên của nhà trường được biên chế theo các Khoa/Bộ môn chuyên môn, được cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn được phân công ngay khi còn là giảng viên trẻ, khi giảng viên đã đạt được trình độ và bằng cấp nhất định thì được phân công giảng dạy đúng chuyên môn của mình. Các bộ môn thuộc Khoa cơ bản (Toán, Vật lý, Hóa, Tin học) và Y học cơ sở (11 bộ môn, như Giải phẫu, Sinh lý, Sinh hóa, Vi sinh…) cũng như tại các bộ môn lâm sàng (19 bộ môn như Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Mắt…) các giảng viên cũng được đào tạo chuyên ngành sâu và được phân công giảng dạy đúng chuyên ngành.

Về kỹ năng tin học, 100% số giảng viên cơ hữu có trình độ A, trình độ B là 57%, trình độ trên C và đại học (kỹ sư) tin học là 6 người. Tất cả đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ đều biết sử dụng tin học vào công tác giảng dạy (soạn bài giảng, trình chiếu PowerPoint, truy cập Internet). Tuy nhiên, số giảng viên thực sự thành thạo tin học để có thể sử dụng các phần mềm chuyên dụng chưa cao. Giảng viên có trình độ ngoại ngữ đạt chứng chỉ B chiếm 80%, chứng chỉ C trở lên chiếm 40%. Số giảng viên có trình độ trên C, đại học ngoại ngữ hoặc đã và đang du học, thực tập nước ngoài trong thời gian từ 6 tháng trở lên có khả năng ngoại ngữ để có thể làm việc trực tiếp với người nước ngoài chiếm tỷ lệ 20%. Nhà trường có thế mạnh về công tác hợp tác quốc tế, có nhiều dự án về nâng cao năng lực được hỗ trợ bởi các tổ chức nước ngoài, các lớp học liên kết đào tạo với nước ngoài… vì vậy đã nâng cao năng lực cho cán bộ về chuyên môn và ngoại ngữ. Số giảng viên có trình độ ngoại ngữ và tin học đáp ứng được yêu cầu, đạt trên 90%.

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ phân bổ giới tính của giảng viên Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế

(Nguồn: Thống kê của Phòng Tổ chức hành chính, Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế, tính đến tháng 12/2017)

Hiện nay, tỷ lệ phân bổ giới tính trong đội ngũ giảng viên là tương đối cân bằng, điều này tạo điều kiện tốt cho việc bố trí công việc, thực hiện kế hoạch phát

triển đội ngũ. Sự cân bằng giới tính trong đội ngũ giảng viên giúp nhà trường ổn định và dễ dàng hơn trong công tác tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ vào các vị trí lãnh đạo trong tương lai.

2.2. Thực trạng động lực làm việc của viên chức là giảng viên của Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO GIẢNG VIÊN TRƯỜNG đại học y dược đại học HUẾ (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)