Động lực và tạo động lực làm việc cho giảng viên ngàn hy tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO GIẢNG VIÊN TRƯỜNG đại học y dược đại học HUẾ (Trang 25 - 44)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Động lực và tạo động lực làm việc cho giảng viên ngàn hy tế

1.2.1. Giảng viên ngành y tế

1.2.1.1. Khái niệm

Giảng viên là nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở các trường cao đẳng hoặc đại học.

Theo Luật giáo dục Đại học quy định:

1. Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ qui định tại điểm e, khoản 1, điều 77 của Luật giáo dục.

2. Chức danh của giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư.

3. Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên làm giảng viên.

Khối ngành y tế: là một tập hợp các ngành khoa học ứng dụng áp dụng một hay nhiều phần của khoa học tự nhiên để xây dựng và phát triển kiến thức, phương pháp can thiệp hay công nghệ có ích trong việc chăm sóc sức khỏe lâm sàng và sức khỏe cộng đồng. Ngành y tế bao gồm nhiều ngành đào tạo về công tác phòng bệnh, khám chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho con người.

Khối ngành y tế gồm các ngành đào tạo chủ yếu sau:

+ Y học: giải phẫu, truyền nhiễm học, tế bào học, sinh lý học, miễn dịch học, bệnh lý học, gây mê, nhi khoa, sản khoa, nội khoa, thần kinh học, tâm thần học, phóng xạ học, nhãn khoa;

+ Y học cổ truyền;

+ Dịch vụ y tế: Y tế công cộng, vệ sinh, vật lý trị liệu, hồi sức, hình ảnh xét nghiệm, thay thế và ghép mới cơ quan nội tạng;

+ Bào chế, bảo quản và dược học; + Điều dưỡng, hộ sinh;

+ Răng - Hàm - Mặt: Nha khoa, vệ sinh, kỹ thuật viên thí nghiệm.

Giảng viên ngành y tế: Qua những khái niệm trên, ta có thể hiểu giảng viên trong khối ngành y tế là nhà giáo làm công tác giảng dạy các môn chuyên ngành thuộc khối ngành y tế, là người giữ vai trò đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực y tế. Là nhà sư phạm trong ngành y tế đòi hỏi người giảng viên phải có kiến thức chuyên sâu cả về lý thuyết lẫn thực hành.

1.2.1.2. Đặc điểm của Giảng viên khối ngành y tế

Giảng viên ngành y tế vừa phải tham gia giảng dạy lý thuyết trên giảng đường, vừa phải khám chữa bệnh trong các bệnh viện, từ đó trực tiếp giảng dạy sinh viên thực tế trên những buổi khám lâm sàng trên người bệnh nhân.

Bên cạnh đó, giảng viên ngành y tế còn phải tham gia thực hiện các công tác bắt buộc của bệnh viện như: Tham gia trực liên tục tại phòng khám, đi khám bắt buộc tại vùng sâu, vùng xa… Như vậy, có thể khẳng định khối lượng công việc của giảng viên ngành y tế vất vả và lớn hơn rất nhiều so với giảng viên các trường đại học khác.

1.2.2. Động lực làm việc của Giảng viên ngành y tế

1.2.2.1 Khái niệm

Như đã tìm hiểu ở trên, động lực là cái thúc đẩy hành động nhằm đạt được mục tiêu gắn liền với việc thoả mãn nhu cầu của chủ thể, là toàn bộ những điều kiện bên trong và bên ngoài có khả năng khơi dậy tính tích cực của chủ thể và định hướng cho hành động của chủ thể.

Chính vì vậy, động lực làm việc của giảng viên ngành y tế là sự thúc đẩy người giảng viên làm việc hăng say, giúp cho họ phát huy được trí tuệ và khả năng tiềm tàng bên trong xuất phát từ cái tâm yêu nghề, từ y đức cũng như thỏa mãn được các nhu cầu của mỗi cá nhân, từ đó vượt qua những thách thức khó khăn và

hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu, khám chữa bệnh một cách tốt nhất, góp phần đạt được mục tiêu, kế hoạch của cá nhân và mục tiêu kế hoạch phát triển lâu dài của mỗi đơn vị nói riêng và của ngành giáo dục, lĩnh vực Y tế nói chung.

1.2.2.2. Biểu hiện của Động lực làm việc của Giảng viên ngành y tế

Qua phân tích ở phần trên, ta có thể thấy biểu hiện của động lực của giảng viên ngành y tế biểu hiện qua các dấu hiệu sau đây:

Thứ nhất, sự hứng thú và yêu thích công việc của người giảng viên ngành y tế

Biểu hiện đầu tiên của động lực làm việc đối với giảng viên chính là sự hứng thú và yêu thích công việc. Khi người giảng viên có sự hứng thú và yêu thích trong công việc thì họ sẽ có thái độ làm việc vô cùng tích cực, có tính sáng tạo cao trong các công tác mà họ đảm nhiệm. Thái độ làm việc của giảng viên là tất cả những hành vi biểu hiện của giảng viên trong quá trình tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu và khám chữa bệnh. Nó là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến khả năng, năng suất và chất lượng hoàn thành công việc của người giảng viên, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, cả khách quan và chủ quan. Nhưng chủ yếu là:

- Mức độ chịu áp lực trong công việc:

Mức độ chịu áp lực trong công việc là yếu tố tác động không nhỏ đến sự hứng thú và yêu thích công việc của người giảng viên ngành y tế. Nếu người giảng viên có thể chịu được áp lực công việc lớn, thì chứng tỏ người giảng viên phải thực sự yêu thích và đam mê với công việc của mình.

- Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân:

Bên cạnh áp lực công việc, thì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân cũng là yếu tố tác động lớn đến sự hứng thú trong công việc của người giảng viên. Nếu không có sự cân bằng hợp lý thì sẽ ảnh hưởng xấu đến cảm xúc và tâm trạng của họ.

Cả hai yếu tố áp lực trong công việc và sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là những yếu tố tác động đến tâm lý và cảm xúc trong công việc của người giảng viên vô cùng to lớn. Nếu những yếu tố trên không được quan tâm đúng mức thì sẽ gây ra cảm giác chán nản trong công việc cho người giảng viên, từ đó công việc sẽ không thể hoàn thành với hiệu suất cao nhất, gây ra tâm lý lo lắng, hoang mang, không dám tiếp nhận công việc hoặc tiếp nhận công việc một cách miễn cưỡng, từ đó sự yêu thích công việc sẽ giảm sút nghiêm trọng.

Thứ hai, trách nhiệm của người giảng viên khối ngành y tế đối với công việc

Biểu hiện thứ hai của động lực làm việc đối với giảng viên ngành y tế chính là trách nhiệm của người giảng viên trong công việc. Trách nhiệm trong công việc là yếu tố then chốt tác động trực tiếp đến hiệu suất trong công việc của mỗi giảng viên. Biểu hiện này thể hiện qua các yếu tố sau:

- Tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc:

Điều này được thể hiện ở mỗi giảng viên khi được giao nhiệm vụ thì luôn phấn đấu hoàn thành với tinh thần cao nhất, vượt lên tất cả những khó khăn và thử thách một cách tự giác và không cần chịu bất cứ sự thúc ép nào. Bên cạnh đó, họ sẵn sàng làm thêm ngoài giờ để hoàn thành các công việc mà không đòi hỏi bất cứ quyền lợi từ phía nhà trường, đây là sự hi sinh của người giảng viên đối với công việc mà mình đảm nhận.

Tinh thần trách nhiệm trong công việc của người giảng viên còn thể hiện ở việc họ luôn có tinh thần phấn đấu, trau dồi kiến thức, không ngừng học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, qua đó nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học và khám chữa bệnh.

Bất cứ một lãnh đạo nào cũng đều mong muốn có được những nhân viên làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Một đơn vị muốn phát triển thì rất cần những người làm việc với trách nhiệm cao nhất. Chính vì vậy, tinh thần trách nhiệm trong công việc là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu, và cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá động lực làm việc của mỗi cá nhân trong đơn vị.

- Sự gắn bó của giảng viên đối với cơ quan đơn vị:

Được hình thành dựa trên cơ sở những ước mơ khát khao, hi vọng của giảng viên trong công việc cũng như với đơn vị đang công tác. Trong một trường Đại học ngành y tế, nếu người giảng viên thấy được vai trò, vị thế, sự cống hiến, thăng tiến của mình được coi trọng và được đánh giá một cách công bằng thì họ cảm thấy yên tâm, phấn khởi, tin tưởng và muốn gắn bó tương lai lâu dài với đơn vị mà mình đang công tác.

Bên cạnh đó, đối với giảng viên ngoài mục đích làm việc để kiếm sống họ còn coi nhà trường như một chỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần. Nếu nhà trường tạo ra được một môi trường làm việc tốt, chan hòa, đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau… thì giảng viên sẽ có lòng tin, hy vọng, sự trung thành và sự gắn bó sâu sắc với nhà Trường.

Bên cạnh yếu tố vật chất và tinh thần, thì sự phát triển và danh tiếng của nhà trường cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu giảng viên cảm thấy nhà trường mà mình đang công tác đang phát triển tốt, họ sẽ có hi vọng vào tương lai, chính hi vọng này sẽ tiếp thêm động lực cho họ trong công tác. Danh tiếng của nhà trường cũng là yếu tố giúp người giảng viên muốn gắn bó với nhà trường, khi giảng viên được công tác trong một đơn vị có danh tiếng cao thì uy tín trong nghề nghiệp của họ cũng được khẳng định, giúp họ tự tin khi tiếp xúc với các đối tác bên ngoài, tạo điều kiện để họ tiếp cận với những nguồn học bổng ở nước ngoài, có thêm cơ hội để trao đổi kinh nghiệm và nâng cao tay nghề cho bản thân.

Khi người giảng viên quyết định gắn bó tương lai của mình với nhà trường, thì họ sẽ mang tất cả tài năng, tâm huyết của mình để cống hiến cho nhà trường. Từ đó sẽ giúp nhà trường đạt được tất cả các mục tiêu trong ngắn, trung và dài hạn đã đặt ra.

Như vậy, ta có thể kết luận, biểu hiện của động lực làm việc của giảng viên khối ngành y tế được biểu hiện qua hai mặt sau:

+ Sự hứng thú và yêu thích công việc của người giảng viên + Trách nhiệm của người giảng viên đối với công việc

Đây sẽ là nền tảng để tác giả nghiên cứu và trình bày rõ hơn ở Chương II.

1.2.3. Tạo động lực làm việc cho giảng viên ngành y tế

1.2.3.1. Khái niệm

Kế thừa những phân tích về khái niệm tạo động lực làm việc ở mục 1.1.3, ta có thể hiểu “Tạo động lực làm việc cho giảng viên ngành y tế chính là quá trình làm nảy sinh động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên này. Đó là việc áp dụng hệ thống các chính sách, biện pháp, cách ứng xử đối với các giảng viên, thúc đẩy họ cố gắng hơn trong công việc nhằm hoàn thành tốt công việc được giao”.

1.2.3.2. Tầm quan trọng của công tác tạo động lực làm việc cho giảng viên ngành y tế

Đối với các tổ chức

Vấn đề tạo động lực làm việc cho giảng viên ngành y tế hiện đang là mối quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo và quản lý. Khi vấn đề cơ sở hạ tầng và trang thiết bị trong các trường Đại học đào tạo khối ngành y tế ngày càng được nâng cao thì tăng năng suất và kích thích sự sáng sáng tạo, đam mê trong công việc vẫn là vấn đề bức xúc cần đầu tư giải quyết thích đáng để các trường đại học có thể phát triển nhanh và có hiệu quả. Tạo động lực làm việc cho giảng viên ngành y tế là tạo ra sự thôi thúc bên trong của con người của mỗi giảng viên đến với công tác giảng dạy, nghiên cứu và khám chữa bệnh cho bệnh nhân, sự thôi thúc đó được tạo ra dựa trên một tác động khách quan nào đó lên ý thức. Do đó, khi kích thích bất cứ hoạt động lao động nào, người ta phải chú ý đến các yếu tố tâm lý như mục đích công việc, nhu cầu, hứng thú, động cơ làm việc của mỗi giảng viên và hàng loạt các đặc điểm tâm lý cá nhân cũng như tập thể khác, từ đó mới có thể hình thành được các biện pháp kích thích hữu hiệu. Có thể tạo động lực làm việc bằng vật chất, bằng giao tiếp hoặc bằng cách thỏa mãn các nhu cầu khác của con người tạo ảnh hưởng đến hành vi, cụ thể là nó có thể định hướng, điều chỉnh hành vi của cá nhân. Tạo động lực làm việc có cho đội ngũ giảng viên có tác dụng:

Tạo sự gắn kết giữa đội ngũ giảng viên đối với nhà trường, giữ được những giảng viên giỏi, giảm được tỉ lệ nghỉ việc, thu hút được nhân tài, đặc biệt là những giảng viên trẻ, có kiến thức và tiềm năng phát triển tốt.

Tăng mức độ hài lòng, niềm tin, sự gắn bó và tận tụy của giảng viên trong nhà Trường.

Giảm thời gian, chi phí tuyển và đào tạo giảng viên mới. Tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động.

Là nền tảng tăng chất lượng giảng dạy, hiệu quả khám chữa bệnh cho bệnh nhân, mang lại lợi ích về chất lượng, danh tiếng cũng như nguồn thu cho nhà Trường.

Đối với giảng viên ngành y tế

Trước nhất, họ là những giảng viên, vì vậy nếu có động lực làm việc tốt, họ sẽ đem tất cả tâm huyết của mình để truyền tải kiến thức cho sinh viên, giúp sinh viên hiểu sâu về lý thuyết cũng như vững chắc trong tiếp cận kiến thức thực tế lâm sàng. Sinh viên Y Dược là những Bác sĩ, Dược sĩ… trong tương lai, là những người nắm sức khỏe và tính mạng con người trong tay. Chính vì vậy, nếu không có được một nền tảng kiến thức vững chắc thì sẽ gây ra tác hại lâu dài và nguy hiểm cho người bệnh, điều này đã được kiểm chứng trong thực tế. Ý thức được điều này, giảng viên của ngành y tế luôn trau dồi kiến thức lý thuyết lẫn thực tế lâm sàng tại Bệnh viện, đem những kinh nghiệm quý báu nhất của bản thân để truyền tải cho sinh viên của mình.

Thứ hai, họ sẽ có sự phấn đấu và niềm đam mê trong công tác nghiên cứu khoa học, người giảng viên luôn phải cập nhật những kiến thức mới nhất, sâu nhất nhằm bắt kịp với nền y học thế giới. Ngoài ra, cần nghiên cứu, phát kiến ra các cải tiến, sáng kiến hữu ích cho nền y học Việt Nam. Qua những kết quả của nghiên cứu khoa học, người giảng viên mới có thể cập nhật những kiến thức, kết quả nghiên cứu mới nhằm nâng cao chất lượng bài giảng cho sinh viên.

Thứ ba, ngoài công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, giảng viên ngành y tế còn là người thầy thuốc, họ còn hoàn thành nhiệm vụ khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Để làm được điều này, họ cần niềm đam mê, tận tụy cho nghề và sự hi sinh cho người bệnh. Nghề y vốn dĩ là một nghề khó khăn và nhiều thách thức, áp lực, vì vậy nếu thật sự không có một trái tim yêu nghề, một động lực to lớn thúc đẩy thì không thể đạt được hiệu quả cao nhất.

Con người luôn có những nhu cầu cần được thỏa mãn về cả hai mặt vật chất và tinh thần. Khi đội ngũ giảng viên ngành y tế cảm thấy những nhu cầu của mình được đáp ứng sẽ tạo tâm lý tốt thúc đẩy đội ngũ này làm việc hăng say hơn. Đối với những giảng viên ngành y tế không có động lực làm việc thì hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và khám chữa bệnh khó có thể đạt được kết quả như mong đợi bởi vì khi đó họ chỉ hoàn thành nhiệm vụ được giao mà không có sự sáng tạo hay nỗ lực

trong công việc, họ coi công việc như một nghĩa vụ phải thực hiện theo hợp đồng lao động mà thôi. Do đó nhà quản lý cần phải tạo được động lực thúc đẩy tính sáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO GIẢNG VIÊN TRƯỜNG đại học y dược đại học HUẾ (Trang 25 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)